Ưu nhược điểm của kỹ thuật nuôi ngan nhốt

Theo kỹ thuật nuôi ngan nhốt ta cần đầu tư về cơ sở nhiều hơn. Tuy vậy thì lại dư ra nhiều thời gian hơn, quản lý đàn ngan dễ. Vẫn còn những yếu tố thiệt hơn mà người nuôi ngan cần xem xét và cân nhắc trước khi quyết định đầu tư mô hình này.

Nội dung

Hai cách nuôi ngan

Để nuôi ngan thành công rất đơn giản ở đây thì trước tiên chúng ta đề cao vẫn là con giống. Nó chính là gốc rễ của thành công, nếu bà con chọn con giống chưa đẹp, đều, kém chất lượng. Thì chắc chắn quá trình nuôi sẽ vất vả và khổ sở.

Cách úm cũng rất đơn giản, tận dụng các nền có sẵn như chuồng lợn. Đầu tư ban đầu hầu như không phải làm gì hết, đa phần là nuôi lợn chưa thành công nên chuyển sang nuôi ngan, nuôi vịt.

Có hai cách là nuôi thả, cũng nhiều nơi làm mô hình này. Nhưng nuôi ngan thả có một nhược điểm lớn là khi mà gặp tình huống có bệnh. Bởi vì nó lây lan trong môi trường rất nhiều, ví dụ các bạn nuôi ở ao tù thì rất dễ mắc bệnh. Ngan nó nhạy cảm, vịt thì khỏe hơn, đó là nhược điểm lớn.

Còn tất nhiên ưu điểm thì bà con có nguồn nguyên liệu có sẵn. Ví dụ như thức ăn thóc, ngô, có thể xay ra cũng tốt, tận dụng khoảng không sẵn có để nuôi.

ky thuat nuoi ngan nhot

Cách thứ hai bà con có thể nuôi như dạng công nghiệp. Tức là tận dụng chuồng trại hoặc dựng mới, thuê một người làm sàn thật chuyên nghiệp. Ở đây chọn chất liệu nhựa hoặc là thép cao cấp nhưng đầu tư cái đấy sẽ tốn nhiều.

Ưu điểm của kỹ thuật nuôi ngan nhốt

Lợi điểm lớn của kỹ thuật nuôi ngan nhốt là sàn nó rất là sạch. Và nó có sức kháng bệnh tốt.

Một yếu tố lớn để các bạn nuôi ngan thành công nữa là nước. Có những bác cẩn thận đến mức dùng nước người uống để cho quá trình úm ngan. Như vậy các thuốc úm cũng đơn giản, thêm nữa cũng ít có bệnh đường ruột trên ngan. Đó cũng là một kinh nghiệm úm ngan hay.

Nuôi ngan nhốt trên sàn nhựa hiệu quả không?

Chia sẻ vấn đề nuôi ngan nhốt cụ thể sàn nhựa, đối với chuồng làm nói chung đều nuôi tốt ngan hay vịt. Chi phí tính tất cả cho chuồng một trăm mét vuông sẽ rơi vào hai mươi hai triệu.

Sau quá trình áp dụng kỹ thuật nuôi ngan nhốt chắc chắn người nuôi gặp vấn đề như sau. Đầu tiên là lợi điểm khi nuôi sàn này sẽ được xịt rửa rất sạch sẽ. Không gian cũng thoáng hơn và chẳng hề có hiện tượng bẩn hay nồm chuồng.

Tuy nhiên cũng có bất lợi mà bà con gặp phải. Đó là nếu như nuôi vịt rơi vào khoảng bốn mươi lăm hôm thì không ảnh hưởng gì nhiều nếu mà nuôi vịt thịt.

ky thuat nuoi ngan nhot

Nhưng mà nếu như nuôi ngan rơi vào bảy mươi lăm tới chín mươi hôm. Mà ta nuôi trên sàn này hoặc là bà con nuôi ngan đẻ theo kỹ thuật nuôi ngan nhốt. Thì thực sự mà nói có điểm chưa được hiệu quả.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi Gà Tây hiệu quả cho lợi nhuận cao

Chưa được hiệu quả ở đây ta có thể thấy đối với ngan mình nuôi thời gian lâu. Thì chia sẻ với bà con là sàn này rất trơn, cực kì trơn. Đó là sàn nhựa trắng mua với giá ba mươi sáu ngàn một cân.

Sàn trơn khi mà nuôi ngan trên đó trong một thời gian dài thì chúng sẽ bị xoạc hết chân. Hiện tượng rụng lông xảy ra trên con ngan là lớn.

Nhược điểm của nuôi ngan sàn nhựa

Thứ hai là nhựa khi mua có độ bóng và có những gai nhọn li ti mà mắt mình không thấy được. Lâu ngày vịt cạ bị chầy sướt, chảy máu gây viêm nhiễm rụng lông ức, khó khắc phục. Chứ làm sàn theo kỹ thuật nuôi ngan nhốt khắc phục được hai lỗi trên thì vẫn nuôi ổn.

Đối với những con ngan nuôi dài ngày hoặc là ngan đẻ nuôi nhốt trên sàn nhựa này thì đừng nên. Vì sàn trơn như thế làm cho chúng bị bại chân, xoạc chân tỉ lệ nhiều. Và thứ hai nữa tỉ lệ rụng lông trên ngan cao. Và như vậy cần tính toán làm sàn kỹ thuật nuôi ngan nhốt sao cho hợp lý để tránh thiệt hại lớn.

Các khắc phục

Một hướng khác ta có thể nghĩ tới ngay cho kỹ thuật nuôi ngan nhốt đó là chuyển sang sàn sắt. Ưu điểm của sàn này cũng cọ rất sạch và nhanh. Cộng với sàn chuồng làm cao so với mặt đất hơn bảy mươi phân nên sau rửa được khô.

Đối với sàn sắt này chắc nên người đi lại dễ dàng hơn. Và con ngan vịt của ta cũng đi đứng thoải mái, không bị trơn. Chính vì vậy ngan sẽ khỏe mạnh hơn, đi lại được tốt hơn.

Diện tích hẹp ngan ăn cám công nghiệp 100%  ít vận đông nằm nhiều. Dẫn đến ngan bị rụng lông bụng và chân vòng kiềng. Khắc phục tạo cho ngan có sân chơi bể tắm nước đủ sâu để cho ngan có thể hụp lặn được. Và cho ngan nằm nghỉ ngơi ở nơi nền cứng có rơm khô lót nền.

Tiếp theo giảm bớt 30% thức ăn cùng kỳ cho ngan trong vòng 15 ngày. Sau đó cho ăn lại bình thường đảm bảo làm được như vậy thì 15 ngày kế tiếp ngan lại đẹp.

Với những chuồng nhựa thế thì chúng ta chỉ nên úm ngan vịt rơi vào tầm một tháng. Sau đó chuyển sang chuồng mới.

Còn đối với con vịt thịt thì chúng ta vẫn nuôi được. Do thời gian nuôi của chúng ngắn rơi vào bốn mươi lăm đến năm mươi hôm thôi.

Nói chung nuôi trên sàn nhựa cũng được, nhưng phải chịu khó. Thứ nhất lấy giấy nhám chà cho mất độ bóng của nhựa để ngan có độ ma sát.

Nhược điểm nuôi ngan nhốt sàn sắt

Trước hết đó là về chi phí làm thì chắc chắn đắt mà bà con cũng biết. Sắt thép các năm gần đây càng đắt, bền nhưng lại đắt. Với chuồng một trăm năm mươi mét vuông, nếu cả sàn và xương thì sẽ hết hai trăm ba cho một mét.

Xem thêm  Bí quyết chăn nuôi con LE LE để trở thành "triệu phú"

Thứ hai đó là vấn đề di chuyển ở trên sàn, trước hết là người chăm sóc kiểm soát con vật ở trên này. Với sàn sắt này thì đi lại quá thoải mái luôn, có thể đi cả xe rùa lên cũng được. Đối với ngan thì di chuyển cũng tương đối thuận lợi vì sàn phẳng.

ky thuat nuoi ngan nhot

Nhưng chắc chắn cảm giác cũng không được thoải mái, chúng không dám chạy nhảy nhiều. Như vậy thì sẽ có vấn đề về vận động mà với ngan thì càng nuôi lâu thì càng có vấn đề. Ví dụ như là hai chân nó cứ choãi ra thì cũng hỏng. Do vậy mô hình thích hợp hơn với nuôi ngắn ngày.

Nếu làm rối thì bàn chân của ngan cũng rất dễ bị xước. Khi chúng đi vào những chỗ đầu que sắt nhô ra. Càng ngày càng rộng ra và cuối cùng thành một cái tật ở lòng bàn chân. Ở con vịt thì cũng có nhưng do chỉ dưới năm mươi hôm là mình đã xuất rồi nên không thể hiện rõ rệt.

Khi mà ngan đực nuôi đến chín mươi hôm thì chắc chắn sẽ có vấn đề vận động. Thứ nhất đó là choãi chân và thứ hai đó là tật ở bàn chân.

Lưu ý kích thước lưới sàn

Với kích cỡ ô là hai phân rưỡi vuông thì con ngan hay vịt chưa đến hai tuần hay nằm. Chúng đưa chân xuống lỗ bị kẹp không đứng dậy được. Không để ý được là mất tương đối con. Do vậy cũng chỉ nên cho ra sàn khi đã đủ lớn, tầm ba tuần tuổi trở ra.

Với sàn nhựa lỗ một cm vuông hai sàn sắt hai cm vuông thì lại không ảnh hưởng. Nhưng kích thước hai phân rưỡi là tiêu chuẩn rồi. Do đó các bạn cần để ý vấn đề này ở kỹ thuật nuôi ngan nhốt.

Và đương nhiên với kích thước sàn sắt này thì đừng úm vì ngan con sẽ bị lọt chân. Thêm nữa lúc nhỏ chân nó mêm nên bị thương và bị đau nhiều. Nên là nếu có úm thì bà con phải mua thêm lưới cước xanh và trấu nữa trải lên để cho mềm mại.

ky thuat nuoi ngan nhot

Về vấn đề vệ sinh thì không cứ đâu, nói là nuôi sàn sạch nhưng bà con cứ lười không chịu khó hàng ngày. Không làm định kì nó sẽ rất bẩn và mùi.

Có một giải pháp đó là trữ nước ở dưới cùng với chế phẩm sinh học, thêm nữa cũng mát. Để được bảy tới mười ngày thì mới cần thay nước. Sàn này cũng sạch nhanh, ít mùi, ít bám phân.

Về việc quản lý chăm sóc tất nhiên dễ hơn nuôi ở dưới đất, nuôi thả rồi. Nuôi ngan trên sàn nhốt tại chuồng cố định rồi dành cho bà con nuôi quy mô công nghiệp.

Tức là chăn nuôi suốt ngày suốt tháng. Sắm thêm bộ đổ cám tự động hay téc nước uống tự động sẽ nhàn hơn rất nhiều.

Xem thêm  Nuôi gà đá hay cần tuân thủ những nguyên tắc này

Cách khắc phục

Ta cũng nên làm thêm những tấm chắn để cho việc phân chia đàn ngan, làm vacxin được thuận tiện hơn.

Về bản chất thì con vịt con ngan vẫn cần có đất và nước, càng nhiều nước càng tốt. Và được đứng ở trên đất lại càng tốt, sẽ làm con vật phát triển tự nhiên.

Kỹ thuật nuôi ngan nhốt sẽ cho bà con theo kiểu làm công nghiệp. Chuyên nghiệp hơn, kiểm soát được toàn bộ quy trình. Thiết kế chuồng làm sao để nhận được nhiều sáng, làm hệ thống bể tắm ba tầng cho ngan. Thì lông của chúng mới không bị xỉn màu.

Và cũng khó thể tránh khỏi do ngan phải nuôi dài ngày nên chúng bị bại chân, xoạc chân. Nếu cho uống canxi, thuốc này nọ cũng chẳng thể khỏi được đâu. Chỉ có cách bắt riêng cho ra đất một thời gian sẽ tự hồi.

Kỹ thuật nuôi ngan nhốt có nước bơi lội

Nuôi nhốt ngan trên ao

Trong việc ta nuôi các con thủy cầm hiện nay ta rất tránh thả thoải mái ra hồ ao. Hay nuôi nhốt trên sông, chạy ngoài ruộng cũng rất dễ gây ô nhiễm lớn. Và việc lây lan dịch bệnh là khó tránh khỏi.

Các chuyên gia khuyến cáo nuôi ngan tại trên ao hay trên đồng ruộng có kiểm soát. Nếu như ở trên ao thì ta có làm trên bờ. Hay là làm sàn trên ao cho ở trên, phân của nó sẽ là bổ sung cho .

Và quá trình bơi lội như vậy nó đạp nước, tăng cho cá hô hấp. Tuy nhiên tránh thả trên ao cá giống vì ngan nó sẽ ăn mất. Chọn những ao cá lớn chúng ta chăn và phải có dải phân cách.

Để cách bờ khoảng một mét để ngan khỏi phá bờ, mật độ để thả mỗi một con khoảng bốn tới năm mét vuông. Chúng ta thả như vậy sẽ tốt.

Nuôi nhốt trên đồng ruộng

Cái thứ hai là nuôi nhốt trên đồng ruộng nhưng mà có khoanh vùng để ta quản lý. Và việc nhốt như vậy thì nó tận dụng nguồn ở ngoài đồng dành cho ngan là rất nhiều để chúng mò được.

Nguồn phân lại tốt cho lúa sau này chúng ta trồng, mật độ thả là tám tới mười mét vuông một con. Việc nhốt ở đồng cũng có cái hay là chúng sục bùn, làm sạch cỏ, nhặt hết cỏ cho mình. Rồi nó an hết cả sâu, bọ, côn trùng, thậm chí là đoàn ngan, vịt đi như vậy đuổi được cả chuột.

Không thả ngan vào chỗ mà mới cấy hay sắp trổ, mà nên thả vào lúc mà ruộng đang con gái rất tốt. Điều đó giúp cho bà con ta tạo ra vùng quản lý. Và nuôi ngan vào đó tránh được ô nhiễm, tránh được lây lan bệnh tật.

Với kỹ thuật nuôi ngan nhốt sẽ rất sướng, mình nuôi quản lý chúng rất nhàn. Sẽ không mất nhiều công sức để chăm và kiểm soát bệnh tật đơn giản hơn nuôi thả rất nhiều.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận