Kĩ thuật trồng mít thái siêu sớm đạt năng suất cao

Mít thái siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan. Nó thuộc họ dâu tằm (Moraceae) và được du nhập vào các tỉnh phía Nam một số năm gần đây. Nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn cũng như người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm nổi bật.

Chính vì vậy hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu thêm về loại mít thái siêu sớm này nha!

Nội dung

Giới thiệu chung về cây mít thái siêu sớm

Mít thái hay còn gọi là mít siêu quả hoặc mít siêu sớm. Vì chỉ trồng 1 năm là cây cho quả . Cây cho ra quả quanh năm nhưng nhiều quả nhất là vào mùa hè.

Mít Thái là những quả to, mỗi quả nặng từ 7 – 20 kg thậm chí có những quả trên 20 kg. Tính bình quân mỗi cây mít thái cho khoảng 100 kg/năm.

 Mít Thái có nhiều loại như da xanh, da vàng. Là loại cây ăn quả dễ trồng, nhanh lớn, sai quả, múi dầy, hạt bé, vỏ nhẵn . Thịt quả vàng đậm, ít xơ, ráo nước, vị ngọt đậm và thơm dịu.

cây mít thái siêu sớm
Ảnh: cây mít thái siêu sớm

Dinh dưỡng mít đem lại

Cung cấp năng lượng:

Mít chứa nhiều carbohydrates (chiếm 92% nguồn dinh dưỡng), đường fructose. Giúp cung cấp năng lượng tích cực cho bạn mỗi ngày.

Ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp:

Trong mít chứa rất nhiều đồng, chất dinh dưỡng giúp cơ thể điều hòa và ổn định các hormon tuyến giáp. Từ đó phòng ngừa bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Sức đề khoáng của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn thường xuyên bổ sung một lượng nhỏ mít vào trong bữa ăn hàng ngày. Vì trong mít có chứa vitamin C, đường glucose, ftrutose,..

Giảm huyết áp: 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng kali trong mít cao giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Hệ tiêu hóa cải thiện:

Chất xơ và nước có trong mít có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị táo bón. Mít giúp đại tràng loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ lượng mít quá nhiều trong một ngày sẽ cảm thấy khó chịu.

Thị giác tăng cường

Các bệnh về mắt như thoái thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,.. sẽ ít bị mắc hơn. Nếu ta ăn mít thường xuyên. Vì trong quả chứa những hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và phenols.

Chữa bệnh thiếu máu:

Trong mít rất giàu vitamin A, C, E, K,B6, axit folic. Ngoài ra cũng chứa mangan, magiê, đồng và sắt rất cần thiết cho sự tổng hợp của các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu. Từ đó, nó giúp chữa trị và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Các món ăn được sơ chế từ mít thái siêu sớm

Mít được ăn tươi khi chín, có vị rất ngọt. Mít được trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng. Món ăn này được người dân Huế rất yêu thích.

Xem thêm  Cách trồng dâu tây từ hạt ''hiệu quả nhất''

Qủa mít non được dùng để nấu canh, kho cá, làm gỏi và xào với thịt. Xơ mít có thể làm dưa muối. Có thể dùng cả xơ mít chín hoặc xơ mít quả xanh.

Một món được rất yêu thích vào dịp tết. Đó là mứt mít. Ngày nay người ta còn chế biến nhiều món ngon từ mít nào là chè mít, kem mít, sữa chua mít, xôi mít…

mứt mít
Ảnh: mứt mít

Cách trồng mít thái siêu sớm đạt năng suất cao

1. Chọn giống cây

Chúng ta nên sử dụng cách ghép cây mít để đem lại năng suất cao. Vì nhân giống bằng hạt làm sẽ tốn nhiều thời gian, quả bé và múi mít không được ngọt và dày. Thậm chi có thể bị lẫn với các giống mít khác.

Nên chọn những cây dòng F1, khỏe mạnh, cứng cáp, không mắc bệnh. Bộ rễ lớn, phát triển mạnh. Lá xanh đậm và to thì năng suất và chất lượng mới tốt.

2. Thời vụ và khoảng cách giữa các cây

Thời vụ trồng: Mít có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng cây vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Khoảng thời gian đó là lúc cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Khoảng cách trồng:

Bạn có thể trồng cây mít Thái với mật độ dày trong khoảng vài năm đầu. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ bớt cây. Để đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

cây mít Thái siêu sớm lúc nhỏ
Ảnh: cây mít Thái siêu sớm lúc nhỏ

3. Cách trồng cây mít Thái siêu sớm

Đào một hố sâu và to hơn bầu cây một chút. Dùng dao, kéo cắt bỏ túi nilon bọc rễ cây và có thể cắt bỏ rễ cây không cần thiết. Đặt bầu vào lỗ đã đào và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ. Tiếp theo, ta vun đất lại, nên nhẹ tay để tránh làm vỡ bầu và đứt rễ.

Nếu đất không được ẩm ướt nên tưới nước ngay cho cây, dùng rơm, rạ, cỏ rác… bao xung quanh cây để giữ ẩm. Nếu cây cao, không có khả năng đứng vững thì nên ta nên dùng cọc để giúp cây đỡ bị đổ.

4.Tưới nước cho cây

Những ngày đầu sau khi trồng nên tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, ta có thể tưới 4-5 ngày/lần. Khi cây đã sinh trưởng và phát triển chỉ cần tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng khô hạn.

5. Bón phân:

Cách bón phân: Xới đất xung quanh gốc cây, rắc phân lên chỗ vừa cuốc, lấp đất và tưới nước. Cây mít Thái nên dùng nhiều phân hữu cơ hơn phân vô cơ.

Đối với những cây mới trồng khoảng tầm 1 năm: mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng. Bổ sung thêm đạm urê 1% cho cây giúp cây lớn nhanh hơn.

Xem thêm  Hướng dẫn cụ thể nhất để trồng nho thân gỗ hiệu quả

Khi cây tầm 2 – 3 năm: Chia 4 lần bón phân: sau khi đã thu hoạch, bắt đầu ra hoa, quả được 1 tháng, quả gần được thu hoạch. Mỗi cây nên bón 1,5 kg vôi bột. Điều này giúp cùi mít vàng hơn. Bổ sung thêm phân chuồng, ure, lân, kali, NPK,…

Cây từ 4 năm tuổi trở lên: Lượng phân tăng so với năm trước vì lúc này cây cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong lúc ra quả nên bổ sung kali sulphate giúp màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn. Nên bón mỗi gốc cây khoảng 400-500 g.

4. Tỉa cành, tỉa quả:

Tỉa cành:

Tỉa những cành bị sâu giúp cây thông thoáng, hạn chế lây lan bệnh khắp toàn cây. Nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ.

Tiến hành tỉa cành khi cây cao hơn 1m, tỉa cành tạo tán cho cây khoảng 2-3 lần/năm. Không nên để cây quá cao, nó khiến ta thu hoạch khó khăn. Sau khi thu hoạch thì ta cũng nên tỉa cành. Mình sẽ trình bày cách tỉa cành như sau:

+ Nên bỏ các cành gần mặt đất khoảng từ 40 cm trở xuống.

+ Giữ lại cành cách gốc khoảng 40 cm trở lên, để lại những cành vươn đều ra xung quanh. Cành cách cành khoảng 40 – 50 cm.

Tỉa trái:

Tỉa bớt quả nhỏ, bị bệnh, hình dạng xấu. Nếu cây cho ra quá nhiều quả thì nên bỏ bớt để quả để các quả được đều nhau và chất lượng tốt hơn. Cây tầm 1 tuổi nên chỉ để 1-2 quả một cành. Những cây từ năm thứ 2 trở lên thì có thể nhiều hơn.

cây mít Thái siêu sớm ra quả
Ảnh: cây mít Thái siêu sớm ra quả

5. Các bệnh hại mít Thái: 

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Biểu hiện: gốc cây có nhiều vết loét, mủ trong cây rỉ ra có màu nâu. Khi sờ có cảm giác mềm mềm giống thạch. Vỏ gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt, lá vàng, rụng và cây có thể bị chết.

Cách phòng bệnh: nên trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước, không bị ngập úng. Công tác thủy lợi được đảm bảo. Nếu bệnh này quá nặng nên dùng thuốc hóa học để sử lí triệt để.

Bệnh thối nhũn

Biểu hiện:Trên thân và gốc cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và khả năng lây lan nhanh. Bệnh này khiến cho gốc bị teo, màu sắc lá cây phân bố không đều. Cây mít bị vàng lá trên ngọn, rụng lá.

Cách phòng bệnh: Sử dụng phân hoai mục, phân từ lá cây, cỏ khô. Luôn để cây thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Có thể xử lý bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như Iprodione Difenoconazole , ,..

6. Sâu hại cây

Có rất nhiều loài sâu gây hại trên mít. Chúng hút nhựa lá non làm lá quăn queo, cây chậm lớn, hình dạng quả khác thường. Ngoài ra, còn làm giảm khả năng quang hợp của cây. Thậm chí cây có thể chết.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng quýt đường cho quả thơm ngọt năng suất cao

Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu những loại sâu bệnh hại mít và cách chữa trị nhé!

Sâu đục thân, đục cành

Là hiện tượng sâu đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Khiến cây mất hết chất dinh dưỡng, quả còi cọc.

Biện pháp: Phun thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau vào giai đoạn ra lá non, quả non như Chlorantraniliprole , Abamectin,..

Ruồi đục quả 

Biểu hiện: Ruồi đẻ trứng, sinh sản và phát triển vào quả già làm cho quả bị thối nhũn.

Biện pháp: Nên dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Hoặc bọc trái hay xịt thuốc có các hoạt chất diệt ruồi như thuốc VIZUBON-D,. không nên để quả chín lâu sẽ thu hút ruồi đến đục quả. Dọn dẹp vườn sạch sẽ, thoáng mát.

Rầy, rệp

Cải tạo đất, phơi khô để diệt sạch mầm bệnh. Trồng ở nơi cao ráo, thoáng mát để rầy, rệp tránh tấn công ở phần gốc và rễ. Không trồng cây gần với các cây bị rầy, rệt.Dùng các loại thuốc hóa học có các hoạt chất sau đây để trị rầy rệp : FenobucarbMethidathion ,…

7. Phòng ngừa hiện tượng xơ đen:

Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, hình dạng xấu , giảm chất lượng và độ ngọt của quả làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra. Thường xuất hiện vào mùa mưa đặc biệt là tháng 6, tháng 7.

Biểu hiện: xơ và thịt mít bị đen, da không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường.

Cách phòng ngừa: Khi cây ra hoa ta cần bổ sung một lượng canxi cho mít bằng cách bón hay phun. Tỉa bỏ bớt cành cây, mua thuốc trị vi khuẩn vào cuống và quả.

8. Thu hoạch:

Mít Thái cho quả quanh năm nhưng vụ chính là vào tháng 6, tháng 7 dương lịch.

Thu quả chín khi đã ngửi thấy mùi thơm khoảng tử 3 đến 4 tháng sau khi ra hoa. Qủa mít già, các mắt nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt. Mủ lỏng và trong, gõ kêu bồm bộp.

mít Thái siêu sớm chín
Ảnh: mít Thái siêu sớm chín

Mít Thái tự chín ở nhiệt độ bình thường. Không nên tẩm hóa chất vào quả mít để chín nhanh hơn. Nó sẽ không được ngon và ngọt khi để chín cây. Ở điều kiện bình thường mít có thể để được 7 – 10 ngày.

mít Thái bổ miếng
Ảnh: Mít thái bổ miếng

Trên đây là những kiến thức mà mình đã chia sẻ với các bạn về cây mít Thái siêu sớm. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình!!

Theo: Thu Hà

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

One Response

  1. Thu Hà
    18 Tháng Chín, 2020

Thêm bình luận