Cây nắp ấm đã truyền cảm hứng cho các nhà thực vật học kể từ khi chúng được người châu Âu phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Với màu sắc rực rỡ và những chiếc bẫy được tạo ra một cách công phu, chúng có khả năng dẫn dụ côn trùng cực tốt.
Hơn thế nữa, có thể nhiều người chưa biết rằng ngoài tác dụng bắt côn trùng. Nắp ấm còn có nhiều ứng dụng trong y học với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về loài cây đa công dụng này nhé.
Nội dung
Giới thiệu về cây nắp ấm
Cây nắp ấm là cây cảnh, thường bao gồm hệ thống rễ nông và có thân leo. Tuy nhiên, nắp ấm không phải thành viên của họ hoa hồng leo. Thường dài vài mét và lên đến 15 m hoặc hơn, và đường kính vào khoảng 1 cm hoặc nhỏ hơn.
Từ thân mọc ra những chiếc lá hình kiếm mọc xen kẽ. Phần kéo dài của gân giữa (gân), ở một số loài hỗ trợ leo, nhô ra khỏi đầu lá. Phần cuối của tua tạo thành một cái bẫy hình cầu hoặc hình ống.
Bẫy chứa chất lỏng do cây tự sản xuất, có thể là nước hoặc siro, và được sử dụng để làm con mồi chết đuối. Chất lỏng nhớt trong bẫy đặc biệt hiệu quả trong việc bắt côn trùng có cánh.
Phần dưới của bẫy chứa các tuyến hút chất dinh dưỡng từ con mồi bị bắt. Dọc theo phần trên bên trong của cái bẫy là một lớp phủ bóng mượt như sáp khiến việc thoát khỏi con mồi gần như không thể.
Hoa mọc thành chùm với hoa đực và hoa cái mọc trên các cây riêng biệt. Chúng được thụ phấn bởi côn trùng, các tác nhân chính là ruồi, bướm đêm, ong bắp cày và bướm.
Mùi của chúng có thể từ ngọt đến mốc hoặc giống nấm. Hạt giống thường được tạo ra trong một quả nang bốn cạnh có thể chứa 50–500 hạt phân bố theo gió.
Hầu hết các giống nắp ấm được tìm thấy ở Đông Nam Á, đặc biệt là Borneo, Sumatra và Philippines. Chúng có đặc tính thích nghi rất cao, vì thế mà có thể trải dài từ núi cao đến những khu rừng ẩm ướt ở vùng đất thấp.
Phân loại nắp ấm
Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 160 loài nắp ấm khác nhau. Từ kích thước thân, cấu tạo lá và màu sắc của bẫy cũng như của hoa. Người ta thường lầm tưởng rằng bộ phận bẫy của nắp ấm là hoa của loài cây này nhưng thực tế không phải
Nhưng chủ yếu người ta phân loại nắp ấm dựa trên hình dạng và màu sắc khác nhau của bẫy – bộ phận tạo nên đặc trưng cho cái tên “nắp ấm”.
Bài viết này, nuoitrong.vn đem đến một số loài phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở các vườn ươm thông thường.
Nắp ấm lùn
Đúng như tên gọi, loài nắp ấm này khá lùn. Có bẫy rộng và được bao phủ bởi lớp lông nâu mờ. Nó đặc biệt thích nghi với môi trường có độ ẩm cao, một đặc điểm thường được truyền cho con lai của nó.
Nắp ấm đỏ
Với những chiếc “ấm” có miệng màu đỏ trên nền lá xanh lục với bao hoa lớn màu đỏ rực. Nắp ấm đỏ có nhiều loại (bao gồm cả dạng lá lượn sóng nổi tiếng). Đây là một loại cây hấp dẫn đặc biệt thích nghi với các điều kiện ấm hơn.
Nắp ấm ventricosa
Đây là loại cây biến đổi gen. Bẫy thường có eo hẹp còn phía bụng thì phình to. Nắp bình màu xanh lục nhạt lốm đốm những vệt đỏ. Loài nắp ấm này khá nhỏ gọn, lý tưởng để trồng trên bệ cửa sổ.
Nắp ấm sanguinea
Thân cây thường có màu đỏ tía sẫm nhưng có nhiều dạng, các bình bẫy trên loài này có thể dài tới 30cm. Loại cây này có thể được trồng dễ dàng tại nhà hay trong các vườn ươm
Nắp ấm dạng chùm
Một giống cây trồng phổ biến hay gặp ở hồ cạn. Nó có những chiếc bẫy nhỏ, màu đỏ tươi trên những chiếc lá xanh bóng. Khi trưởng thành, chúng có thể phát triển rất rậm rạp.
Công dụng của cây nắp ấm
Lá và rễ của cây nắp ấm thường được sử dụng làm thuốc.
Cây nắp ấm có chứa tannin và các hóa chất khác được cho là có thể giúp hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Nắp ấm đã được nghiên cứu rằng có tác dụng với các bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiết niệu.
Ngoài ra lá của loại cây này còn được sử dụng như một loại cao đắp để chữa bệnh đậu mùa; giúp ngăn ngừa hình thành sẹo sau khi khỏi bệnh.
Chiết xuất cây nắp ấm (cụ thể là Sarapin) được đưa ra dưới dạng thuốc tiêm. Người ta sử dụng thuốc tiêm chứa Sarapin để giảm đau ở lưng, cổ và các vị trí khác trên cơ thể.
Cách chăm sóc nắp ấm tại nhà
Đất trồng
Có nhiều hỗn hợp xốp, độ phì nhiêu thấp có thể sử dụng để trồng nắp ấm. Chúng chứa sợi cây dương xỉ, vỏ cây linh sam băm nhỏ, rêu than bùn và đá sỏi nhỏ.
Giá thể phải thoát nước tốt và đủ thoáng để không khí đến rễ. Sự kết hợp của các thành phần trên cũng hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Ánh nắng
Cây nắp ấm nói chung ưa những nơi có nhiều ánh sáng nhưng không nhiều ánh nắng trực tiếp. Ánh sáng quá yếu cũng khiến cho cây không thể phát triển bình thường.
Thân cây mỏng, khẳng khiu hoặc màu sắc kém là dấu hiệu của ánh sáng quá yếu. Nếu ánh nắng quá mạnh, cây sẽ xuất hiện vết cháy nắng dưới dạng các vùng đỏ hoặc chết ở phần sinh trưởng phía trên, phía đối diện với mặt trời hoặc ánh sáng.
Nước
Cây nắp ấm không dễ chết do thiếu nước. Tuy nhiên, chúng phát triển mạnh mẽ nhất khi được trồng trong môi trường ẩm ướt và được tưới nước thường xuyên.
Sử dụng nguồn nước không ô nhiễm nước như nước máy, nước mưa… Nếu nước sạch có chứa clo ở mức độ thấp, bạn vẫn có thể tưới cho cây.
Độ ẩm
Khi cây nắp ấm ở trong môi trường quá ẩm ướt, các bẫy con mồi thường tiêu biến. Hãy đảm bảo đất trồng cây nắp ấm thông thoáng để rễ cây không bị úng nước và cây sẽ chậm phát triển.
Nhiệt độ
Hầu hết các loại nắp ấm phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20-30 độ C. Các loài sống ở vùng cao như nắp ấm tím và những loài khác thích ưa mát mẻ, khoảng 15-25 độ C.
Các loại đất ở vùng thấp có điều kiện ấm hơn và thường dễ trồng nắp ấm hơn.
Chậu trồng
Thay chậu nếu giá thể bị hỏng, cây khô quá nhanh hoặc kích thước cây cho thấy chậu lớn hơn. Không sử dụng chậu đất sét vì muối có xu hướng tích tụ trong đó và làm cây dễ bị mất nước.
Rễ cây nắp ấm thường có màu hơi đen và mịn. Tưới nước đầy đủ sau khi thay chậu. Bạn không nên bón phân cho nắp ấm. Vì chúng không phải loại cây cần quá nhiều chất dinh dưỡng để sống.
Nguồn thức ăn
Nếu bạn đang trồng cây ở nơi nó không thể bắt côn trùng trong thời gian dài. Bạn có thể thêm một số côn trùng nhỏ không thường xuyên xuất hiện như ruồi, gián hoặc một vài côn trùng rất nhỏ vào bẫy cho cây trưởng thành.
Điều này thường không cần thiết nếu như bạn biết một mẹo nhỏ sau đây. Cho1/8 thìa cà phê phân bón Miracid vào một lít nước. Sau đó thêm dung dịch này vào bẫy cho đến khi chúng đầy 3/4 “ấm”.
Trồng nắp ấm cần chú ý gì?
Sau khi cây bắt đầu phát triển các bẫy bắt con mồi, thêm một ít nước vào bẫy, khoảng 1 đến 2 cm. Trong quá trình di chuyển cây trồng, chất lỏng thường có trong bẫy sẽ bị đổ ra ngoài. Và đôi khi sẽ làm những bẫy này sẽ bị khô và chết. Hãy chú ý bổ sung nước để bẫy của cây nắp ấm không bị quá khô nhé!
Các bẫy và lá cây chết tự nhiên khi cây phát triển và chúng nên được cắt bỏ để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Vì nhiều loại nắp ấm là cây thân leo. Bạn nên cắt tỉa thường xuyên để khuyến khích các chồi phụ của cây mọc đầy đủ hơn.
Các dây leo của nắp ấm cũng có thể mọc leo lên cọc. Hoặc không, bạn có thể trồng cây lên một thùng chứa trên cao như giỏ để dây leo có thể mọc rủ xuống. Điểu đó sẽ giúp các dây leo phát triển ra các chồi cơ bản mới. Cây nắp ẩm của bạn trông sẽ tròn và đẹp hơn.
Tốt nhất là không nên cắt tỉa quá 30% tán lá của cây cùng một lúc. Nếu cây không làm bẫy được, hãy tăng độ ẩm cho đất.
Một số người trồng phun sương cho cây bằng nước tinh khiết nhưng nuoitrong.vn khuyên bạn không nên điều này. Vì nó có thể gia tăng nguy cơ cây mắc bệnh đốm lá hoặc bệnh tật.
Tránh nhỏ nước lạnh lên lá cây nắp ấm. Nếu trong điều kiện bên ngoài xuống dưới 12 độ C, bạn hãy đem chúng vào trong nhà. Cây nắp ấm có thể sống trong nhiều năm nếu nhận được sự chăm sóc thích hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm
Dịch chiết từ cây nắp ấm không an toàn khi được tiêm vào những vùng bị đau và sưng (viêm) bởi người không có chuyên môn. Thuốc tiêm từ loài thực vật này có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm cảm giác nóng hoặc nặng.
Ngoài ra nếu tiêm không đúng liều cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Chưa có đủ thông tin xác thực để biết liệu cây nắp ấm có an toàn khi được dùng bằng đường uống hay không. Kể cả về những những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng loại cây này.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu về tác dụng của cây nắp ấm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hãy giữ an toàn bằng cách tránh sử dụng chúng.
Hi vọng với những thông tin mà nuoitrong.vn cung cấp, bạn đã có thể bỏ túi cho mình một loại cây cảnh không chỉ hữu ích mà còn có thể đem lại lợi ích sức khỏe. Cây nắp ấm sẽ là một lựa chọn khá độc đáo để trang trí cho ngôi nhà nhỏ của bạn.
Theo: Minh Ngọc.