Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận “cực khủng”

Vịt là loài thủy cầm có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Hiện nay đang có rất nhiều loài vịt được nuôi dưỡng. Đặc biệt phương thức nuôi vịt đẻ trứng đang rất được chú trọng. Kỹ thuật nuôi và mẹo chăm sóc để thu được lợi nhuận cao sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!

Mặc dù vịt là loài thủy cầm nhưng vẫn có thể nuôi theo phương thức nuôi khô hoàn toàn, không cần nước bơi lội. Với phương thức này, người nuôi có thể giảm được chi phí chăn nuôi mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng, vẫn đảm bảo được năng suất.

Đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm hoành hành, phương thức nuôi dưỡng trên cạn là thích hợp và đảm bảo an toàn nhất.

Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Nội dung

Kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng

Chuồng trại

Bước đầu cần chuẩn bị chuồng trại trước khi đưa vịt về nuôi. Chuồng trại nuôi vịt nên làm đơn giản, không cần kiên cố. Nhưng phải được làm ở nơi cao ráo, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Tránh những nơi ồn ào, gần đường giao thông do âm thanh mạnh có thể khiến vịt sinh sản bị xô đàn vào buổi tối. dập trứng hoặc trứng vịt bị đẻ non. Ngoài ra, các bạn cần tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp vào chuồng do điều này có thể khiến trứng bị hỏng. 

Sau khi đã xác định được vị trí xây chuồng nuôi, cần thiết kế chuồng sao cho hợp lý nhất. Giữa các chuồng nên được ngăn cách bằng rào có độ thông thoáng tốt.

Mái chuồng bà con nên làm theo kiểu hai mái. Mái cần có độ thông thoáng ở giữa để chuồng không bí hơi. Ngoài ra, đối với chăn nuôi vịt sinh sản các bạn nên thiết kế chứa mái hiên chuồng khoảng 1 mét để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa hắt vào chuồng.

Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Sân chơi

Khi nuôi vịt nhốt trong chuồng có sân chơi, cần thiết kế diện tích sân chơi rộng hơn chuồng nuôi. Sân chơi được láng phẳng bằng xi măng hoặc gạch để thuận tiện cho việc dọn rửa, làm vệ sinh. 

Máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống để ngoài sân chơi để tránh bị ướt chuồng. Lưu ý mùa hè máng uống phải được che nắng để tránh nước bị nóng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vịt.

Khi làm sân chơi cần chú ý không được xây dốc. Nếu không khi vịt đến mùa sinh sản chúng sẽ khó giao phối với nhau. Ngoài ra, sân chơi cần có độ thoát nước tốt để tránh trời mưa gây ngập úng ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi.

Ổ đẻ

Khi chăn nuôi vịt sinh sản, các bạn cần thiết kế ổ đẻ cho vịt trong chuồng nuôi. Mỗi ô chuồng nên đặt khoảng 4-5 ổ đẻ. Tùy điều kiện mà các bạn có thể thiết kế ổ đẻ cho vịt bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, sắt, tre, thúng,…

Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Lưu ý hàng ngày ta cần bổ sung thêm chất độn vào ổ đẻ (thường là trấu, rơm rạ). Bổ sung chất độn càng dày càng tốt nhằm tạo độ êm cho trứng tránh dập, vỡ. 

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi Gà Tây hiệu quả cho lợi nhuận cao

Thiết bị chuồng trại

Đối với trang thiết bị chuồng nuôi, ta cần chuẩn bị cót để quây úm, máng ăn, máng uống, bóng đèn, trục sưởi. Ngoài ra, khi úm ở chuồng nền cần chuẩn bị chất độn chuồng (trấu, mùn cưa,…) 

Về máng ăn, các bạn có thể dùng các loại máng được làm bằng tôn hoặc nhựa có bán sẵn trên thị trường. Máng ăn trong giai đoạn đầu của vịt con nên sử dụng máng ăn có thành thấp. Khi vịt được 8 tuần tuổi, chúng ta có thể sử dụng loại máng có kích thước dài 2 mét, rộng 25cm, cao khoảng 12cm.

Thức ăn và nước uống

Đối với chăn nuôi vịt, các bạn có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như gạo, thóc, ngô, đỗ tương, cá, cua, ốc,… Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có sẽ giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Vịt là loài thủy cầm cần rất nhiều nước uống. Do vậy, khi nuôi vịt theo phương thức nuôi nhốt trên cạn, các bạn cần thường xuyên bổ sung nước uống cho vịt.

Bản tính của loài vịt là thường xuyên vẩy nước lên thân để tắm khô, Vì vậy, lượng nước phải tăng 2-3 lần so với lượng nước uống của vịt. Nước sử dụng cho vịt phải đảm bảo luôn sạch sẽ và mát mẻ.

Nhu cầu nước uống của vịt:

  • Tuần tuổi thứ nhất không cho vịt uống nước lạnh < 10 độ C
  • Tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho vịt uống nước < 6 độ C
  • Hạn chế cho vịt uống nước > 25 độ C
  • Vịt 1-7 ngày tuổi: 120ml/con/ngày
  • Vịt 8-14 ngày tuổi: 200ml/con/ngày
  • Vịt 15-28 ngày tuổi: 350ml/con/ngày

Cách chọn giống

Trong quá trình chăn nuôi vịt sinh sản, có 3 giai đoạn chọn giống:

Giai đoạn vịt con từ 1-56 ngày tuổi:

Cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tươi tốt, đầu to, mắt tinh nhanh và đúng chủng loại vịt mình nuôi. Sau đó tiến hành ghép tỉ lệ đực cái (1 đực với khoảng 5-6 cái). Nếu số lượng vịt đực lớn hơn nên loại bớt đực hoặc bổ sung thêm vịt cái.

Sau 56 ngày vịt chuyển sang giai đoạn hậu bị, ta lại tiến hành chọn giống. Và sẽ chọn giống lần cuối khi vịt chuyển sang giai đoạn sinh sản.

Giai đoạn hậu bị từ 57 ngày – 22 tuần tuổi:

Khi chăn nuôi vịt với mục đích đẻ trứng, ta cần chọn lọc kĩ càng. Vì vậy, sau khi vịt được khoảng 2 tháng tuổi, các bạn cần chọn lọc thêm lần nữa để đưa vịt sang giai đoạn hậu bị. Những con không đạt tiêu chuẩn về ngoại hình và khối lượng cần loại bỏ ngay (chân cong, lưng gù, nhẹ cân,…)

Giai đoạn sinh sản từ 23- 75 tuần tuổi:

Trước khi vịt đẻ 2 tuần, ta cần tiến hành chọn lọc thêm lần cuối để đảm bảo độ đồng đều của đàn vịt. Ví dụ về tiêu chuẩn lựa chọn giống trong giai đoạn này: vịt đực đầu to, có lông móc cong.

Chăm sóc vịt như thế nào là hợp lý nhất?

Trong 7 ngày tuổi đầu tiên

Vịt nuôi cần được ủ ấm dưới trục sưởi trên nền chuồng hoặc trên sàn lưới. Nuôi vịt trên sàn lưới có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh sạch sẽ.

Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Mắt lưới có kích thước khoảng 18mm và bằng vật liệu cứng. Vịt con sau khi nở, các bạn cần cho ăn uống càng sớm càng tốt. Nếu cho ăn muộn vịt sẽ bị khô chân, cứng hàm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe lâu dài của vịt.

Xem thêm  Bệnh E.coli ở gà- Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất!

Đặc biệt ở giai đoạn này cần chú ý đến nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ thích hợp nhất khi vịt từ 1-3 ngày tuổi là 28-32 độ C. Từ ngày tuổi thứ 4 trở đi, mỗi ngày giảm dần 1 độ C cho tới khi đạt 25 độ là vừa.

Để biết được nhiệt độ trong quây úm có phù hợp không, các bạn hãy quan sát trạng thái của vịt trong quây úm. Cụ thể như sau:

  • Nếu vịt tản đều khắp quây úm thì nhiệt độ là phù hợp.
  • Nếu vịt nằm xa đèn sưởi và há mỏ chứng tỏ nhiệt độ trông quây quá nóng.
  • Nếu nhận thấy hiện tượng vịt nằm chồng lên nhau, điều này chứng tỏ nhiệt độ trong quây úm hơi thấp, vịt con đang bị lạnh.
  • Nếu vịt nằm dồn về một góc thì đang có gió lùa vào quây úm.
  • Cần khắc phục các tình trạng thừa hay thiếu nhiệt độ ngay lập tức để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vịt. 

Giai đoạn hậu bị

Giai đoạn này vịt phát triển dưới điều kiện khí hậu tự nhiên không đòi hỏi chăm sóc quá khắt khe nhưng các bạn cần lưu ý khi nhiệt độ xuống thấp vào trời mưa. Vì giai đoạn này vịt thay lông rất mẫn cảm với điều kiện như vậy.

Đặc biệt trong giai đoạn trước khi vịt đẻ 5 tuần, bạn cần phải đảm bảo thời gian chiếu sáng 12 giờ/ ngày. Sau đó tăng dần giờ chiếu sáng để được tổng thời gian trong khoảng 16-18 giờ.

Trong giai đoạn này để đảm bảo cho vịt có độ đồng đều cao, bạn cần phải kiểm tra định kỳ khối lượng cân nặng của vịt để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Những con quá to hoặc quá nhỏ so với tiêu chuẩn giống (khoảng 1,8-2kg), bạn cần nhốt riêng và cho ăn riêng.

Cần đảm bảo được độ đồng đều về khối lượng trong đàn. Như vậy năng suất sinh sản của chúng mới đạt được hiệu quả cao.

Giai đoạn sinh sản

Thời gian chiếu sáng cho đàn đẻ phải đảm bảo từ 16-18 giờ/ngày. Nếu không đạt, năng suất trứng sẽ bị giảm làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu người nuôi.

Giai đoạn này phải hạn chế các tác động mạnh của nhiệt độ, âm thanh và những tác động bất thường khác đến đàn sinh sản để tránh hiện tượng đẻ non và đẻ trứng hai lòng.

Cho vịt ăn đúng cách

Điều khác biệt với nuôi vịt thịt, nuôi vịt đẻ trứng cần cho lượng thức ăn phù hợp từ khi vịt mới 1 ngày tuổi và cần điều chỉnh khối lượng cơ thể sau 4 tuần tuổi. Việc điều chỉnh khối lượng cơ thể theo đúng tiêu chuẩn là yếu tố quyết định đảm bảo vịt đẻ có sản lượng trứng cao.

Xem thêm  Ưu nhược điểm của kỹ thuật nuôi ngan nhốt

Cho ăn như sau: 4 bữa mỗi ngày trong vòng 4 tuần đầu tiên. Tiếp theo, đến cho đến tuần thứ 8 cho vịt ăn 2 bữa mỗi ngày. Sau đó, giảm xuống ăn 1 bữa mỗi ngày đủ tiêu chuẩn ăn của vịt. Với cách cho ăn này, vịt trong chuồng nuôi sẽ có trọng lượng đều nhau hơn.

Kỹ thuật dựng đẻ

Đây là khâu quan trọng nhất trong giai đoạn vịt sinh sản. Trước khi vịt đẻ 2 tuần, bạn cần tăng khẩu phần thức ăn lên 10% một ngày.

Khi vịt đẻ trứng đầu tiên tăng lên 15% một ngày. Khi đàn đẻ được 5%, ta lại tăng lên  5gam/con/ngày. Đến 7 ngày sau, bạn hãy cho vịt ăn tự do theo nhu cầu ăn ban ngày. 

Cách chọn trứng giống

Vịt đẻ tập trung vào thời gian 3-5 giờ hàng ngày. Vì vậy, ta cần tiến hành nhặt trứng ngay từ sáng sớm. Nếu trứng bẩn cần rửa sạch và chọn lọc trứng đạt tiêu chuẩn ấp để đưa vào bảo quản.

Trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống: dạng hình elip, 1 đầu to 1 đầu nhỏ. Vỏ trứng mịn, không sần sùi và không mỏng vỏ. Màu sắc đạt chuẩn, không có vết gợn trên mặt vỏ trứng và không bị dập hay rạn nứt.

Công tác thú y

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại, sân chơi sạch sẽ để đảm bảo không chứa các nguồn lây, vịt không bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh. Chất độn chuồng cần phải được khô ráo, sạch sẽ. Trong suốt quá trình nuôi, bạn không cần thay chất độn chuồng mà chỉ cần bổ sung chất độn hàng ngày. Đặc biệt là vị trí ổ đẻ. 

Phòng bệnh

Phòng bệnh là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi. Mặc dù vịt cũng như le le, là loài thủy cầm có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoài cảnh, có sức chống chọi cao với bệnh tật, tuy nhiên vẫn có một số bệnh mà vịt thường xuyên mắc phải. Sau đây là lịch tiêm phòng cho vịt

Từ 1- 3 ngày tuổi: Phòng chống nhiễm trùng rốn cho vịt. Phòng các loại bệnh đường ruột và chống stress bằng kháng sinh chuyên dụng cho vịt… Đồng thời bổ sung các loại vitamin.

Từ 7-10 ngày tuổi: Phòng vắc xin viêm gan siêu vi trùng. Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt lần 1

Từ 15-18 ngày tuổi: Phòng vắc xin H5N1 lần 1

Từ 28-46 ngày tuổi: Phòng bệnh E-coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt. Tiêm phòng vắc xin H5N1 lần 2, vắc xin viêm gan siêu vi trùng lần 2. 

Từ 56-60 ngày tuổi: Đây là thời điểm vịt đã lớn trưởng thành tuy nhiên ta vẫn cần tiến hành tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt nhắc lại lần 2

Nuôi vịt đẻ siêu trứng đòi hỏi bạn cần phải lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Sau khi đã nắm rõ được những thông tin cơ bản và những kinh nghiệm chăn nuôi cụ thể, bạn hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận cao với hướng đi này. Chúc các bạn thành công!

Theo: Ngọc Lan

4/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận