Lan Trần Mộng – Kinh nghiệm trồng từ những chuyên gia

Lan Trần Mộng là một loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ và cao quý. Không chỉ thế chúng còn mang hương thơm dịu nhẹ và được rất nhiều đại gia săn đón. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về loại hoa này và cách trồng nhé.

Nội dung

Tổng quan về lan Trần Mộng

Nguồn gốc

Lan Trần Mộng thuộc địa lan nói chung, có danh pháp khoa học là Cymbidium lowianum. Chúng phân bố ở các khu vực phía Bắc nước ta nơi có khí hậu mát mẻ như Lai Châu, Lào Cai.

Theo dân gian, vua Trần Anh Tông đã có một đêm mộng thấy một loài hoa rất đẹp, lạ và hương thơm rất dễ chịu. Trùng hợp là ngay sáng hôm sau có người tiến vua một loài lan y hệt trong giấc mơ. Cũng vì lẽ đó mà loài lan này mang tên lan Trần Mộng.

Thực vật

Giống như lan vảy rồng, lan hồ điệp, lan Trần Mộng cũng là loài lan biểu sinh. Chúng sống phụ sinh hoặc có thể sống trên cạn. Lá chúng thuôn dài, hẹp và có đầu nhọn. Hoa nở thành chùm. Các chùm hoa vươn lên và hơi rủ xuống.

Lan Trần Mộng nở hoa từ cuối mùa đông tới đầu xuân. Hoa nở khá bền từ 15 tới 30 ngày. Mỗi chùm hoa có thể dài tới 90 cm và có nhiều bông hoa. Sắc hoa thường có màu từ xanh lá nhạt tới hơi nâu nhạt. Chúng cũng mang hương thơm rất dễ chịu.

Hoa lan

Cách trồng lan Trần Mộng

Lan Trần Mộng có thể nói là một trong những loài lan khó trồng nhất. Chúng đòi hỏi những yêu cầu về khí hậu, ánh sáng cũng như chăm sóc khá là kĩ lưỡng.

Điều kiện trồng lan

Ánh sáng

Lan Trần Mộng ưa thích ánh sáng gián tiếp. Vì vậy vị trí lý tưởng để trồng lan là dưới bóng của các cây lớn. Điều này không chỉ cung cấp ánh sáng gián tiếp cho lan mà còn bảo vệ lan trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, nếu trong bóng râm hoàn toàn cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Do đó nếu bạn trồng cây trong nhà bạn nên đặt cây ở khu vực có cửa sổ hoặc ban công hướng phía Đông hoặc phía Tây trong bán kính khoảng 60 cm. Điều này giúp cây lấy được ánh sáng lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Khí hậu và độ ẩm

Lan trần mộng ưa thích khí hậu mát mẻ. Đặc biệt là thời điểm ra hoa, nếu khí hậu quá nóng hay quá lạnh lan đều không ra hoa. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của lan Trần Mộng là từ 20 oC tới 30oC.

Lan cũng rất cần độ ẩm để phát triển. Quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Quá khô có thể khiến cây vàng lá, không phát triển trong khi quá ẩm sẽ khiến cây thối rễ và thậm chí chết.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng và chăm sóc nhất chi mai sau Tết

Chuẩn bị giá thể

Ngoài tự nhiên lan Trần Mộng được tìm thấy chủ yếu là mọc dưới đất. Do đó khi trồng chúng sẽ ưu thích việc trồng tại chậu hơn là các giá thể gỗ. Lan phát triển khá tốn diện tích. Lá của chúng khá giòn, dễ bị gãy dập do đó nên bạn nên chọn vị trí rộng rãi để đặt chậu.

Yêu cầu chung của tất cả các chậu hay giá thể trồng lan là thoát nước tốt. Kích cỡ chậu tùy thuộc vào kích thước của lan. Tuy nhiên bạn nên chọn các chậu đủ rộng để cây có thể phát triển trong khoảng hai năm và không nên rộng hơn.

Chậu lan Trần Mộng

Các chuyên gia trồng lan khuyên rằng bạn nên chọn các chậu có chiều sâu chậu tương đối hoặc kê chậu lên cao một chút. Bởi vì lá và hoa lan Trần Mộng khi phát triển khá dài có xu hướng rủ xuống

Chất nền để trồng lan cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên một hỗn hợp đất quá chặt trong chậu có thể gây thối rễ lan. Hỗn hợp gồm đất, than, xơ dừa, đá trân châu và than củi hay được sử dụng để trồng lan. Xơ dừa nên được xử lý bằng cách ngâm qua nước trước vài tiếng để tránh các mầm bệnh.

Ngoài ra bạn có thể trồng loài lan này tại đất không nhưng phải đảm bảo độ thoát nước tốt cho lan. Dân chơi lan lâu năm hay dùng loại đất xú (loại đất giao thoa giữa đất thịt và đất sét) để trồng lan Trần Mộng.

Nhân giống và trồng lan

Tách cây giống

Giống như lan Đai Châu, lan Trần Mộng cũng được nhân giống chủ yếu từ việc tách cây mẹ hoặc cây giống từ rừng. Đối với cây giống từ rừng hay các vườn ươm bạn nên treo ngược cây lên trong một ngày. Điều này giúp chúng thích nghi với khí hậu và giữ ẩm tốt hơn.

Đối với việc nhân giống từ cây mẹ, tốt nhất nên chọn cây mẹ khỏe mạnh không sâu bệnh để tiến hành tách giống. Việc tách giống cũng nên tiến hành vào mùa xuân khi cây kết thúc đợt hoa và chuẩn bị cho một sự phát triển mới.

Cây giống lan Trần Mộng

Cây mẹ sau khi lấy ra khỏi chậu nên được gỡ bỏ bớt đất, sau đó tách lan thành từng nhóm nhỏ. Lưu ý không nên tách chúng thành các khóm quá nhỏ. Việc tách quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng sau này.

Các cây con khi tách ra nên được tỉa bớt rễ già, hỏng, làm sạch và làm khô nhanh vết cắt. Bạn có thể dùng thanh sắt hơ nóng để làm khô nhanh vết cắt. Sau đó tại vết cắt rễ bạn nên thêm vôi để sát trùng, tránh cây nhiễm vi sinh vật, nấm hay bị hỏng, thối rễ sau này.

Xem thêm  Cách chăm sóc Lan Hoàng Thảo Kèn ''hiệu quả nhất''

Trồng cây con

Bạn nên trồng cây con vào chậu mới sao cho phần gốc cây ngang với mặt chậu. Chúng phát triển cũng không cần lớp đá hay lớp than củi dưới đáy chậu mà có thể dùng luôn hỗn hợp chất nền phía trên.

Phần rễ lan nên được giữa ngay dưới vành chậu. Lấp đầy chậu bằng hỗn hợp chất nền đã được làm ẩm. Nên cố định cây tại giai đoạn đầu trước khi lan thực sự mọc rễ mới để tránh cây di chuyển khi gió hoặc di chuyển chậu. Bạn có thể dùng cọc cắm vào chậu để cố định cây.

Cây con cần một chế độ chăm sóc kĩ lưỡng hơn. Độ ẩm nên được duy trì thường xuyên. Bạn cũng nên để chúng trong bóng râm nhiều hơn và dần dần đưa chúng ra ngoài ánh sáng khi chúng mọc thêm rễ mới và phát triển.

Chăm sóc lan Trần Mộng

Tưới nước

Tần suất tưới được vào mùa hè là khoảng hai lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối. Điều này giúp chúng khô thoáng giữa các lần tưới. Tần suất có thể giảm xuống vào mùa thu và mùa đông hay khi trời mưa hoặc độ ẩm trong không khí cao.

Nước dư thừa phải được chảy tự do ra khỏi chậu khi tưới. Không nên tưới chút một mà mỗi lần nên tưới cho đến khi có nước chảy ra khỏi chậu. Điều này giúp loại bỏ các muối khoáng tích tụ trong đất.

Một mẹo nhỏ để xác định thời điểm cần tưới là lớp chất nền khoảng 4cm từ mặt đã khô. Bạn nên kiểm tra lan thường xuyên để xác định đúng thời điểm cần cung cấp thêm nước cho cây.

Bón phân

Nhiều loại phân có thể bón cho lan Trần Mộng như phân hòa tan, phân bón qua lá, phân hữu cơ, phân bón tan chậm. Với mỗi loại phân thường có chế độ bón khác nhau tùy thuộc vào khí hậu cũng như giai đoạn phát triển của lan.

Phân bón hòa tan trong nước thường được sử dụng hai tuần một lần trong mùa sinh trưởng hoặc theo hướng dẫn trên nhãn. Phân bón tan chậm thường được sử dụng khoảng một lần trong mùa sinh trưởng. Đối với phân bón hữu cơ như phân bò hay phân dê hãy làm theo các hướng dẫn trên nhãn.

Giai đoạn cây ra hoa

Những chùm lan thường khá dài và nhiều hoa do đó nên hỗ trợ cây lúc hoa nở. Nhiều người thích cắm cọc vào cây để đỡ bớt cho chùm hoa. Nhưng nhiều người thì thích hoa tự nhiên hơn. Điều này không quan trọng nó tùy thuộc vào sở thích mỗi người.

Chậu hoa

Sâu bệnh hại lan Trần Mộng

Lan Trần Mộng là loại địa lan phát triển khá lớn với phần gốc thường to nên chúng cũng gặp phải nhiều vấn đề về sâu bệnh hơn các loại lan thông thường.

Nấm

Rhizoctonia là một loại nấm được tìm thấy trong nhiều hỗn hợp trồng lan và chúng rất dễ thâm nhập vào cây thông qua rễ hoặc thân ở đất từ đó gây hại cho cây. 

Xem thêm  Cách chăm sóc Lan Đai Châu và tuyệt chiêu giúp cây ra hoa

Tuy nhiên bạn có thể phòng trừ và kiểm soát bằng một số biện pháp đơn giản. Trước hết, không tưới quá nhiều nước nếu tất cả các lá từ dưới lên đều bị héo hãy loại bỏ lan để tránh lây lan sang các cây khác.

Ngoài ra loại bỏ hết chất nền cũ thay chất nền mới, rửa sạch chậu với một ít thuốc tẩy pha loãng cũng góp phần loại trừ loài nấm này. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc diệt nấm theo hướng dẫn trên nhãn của các loại thuốc này.

Bọ nhện

Bọ nhện là những sinh vật nhỏ, 8 chân, giống như nhện sinh sôi trong điều kiện nóng khô. Chúng ăn các bộ phận ở gốc cây và dưới lá làm cho cây có màu vàng và héo. Chúng cũng khiến cây hỏng lá thậm chí chết. Đặc biệt chúng sinh trưởng rất nhanh chóng.

Nhổ cỏ thường xuyên và duy trì độ ẩm tránh không khí khô là một trong các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Các xử lý giống cũng nên được tuân thủ để tránh loài sâu bệnh này. Khi cây nhiễm bệnh tốt nhất bạn nên loại bỏ chúng.

Ngoài ra cũng có các thuốc trừ loại rệp này được bán trên thị trường. Bạn có thể mua và phun vào lan. Quan trọng nhất vẫn là sự chú ý của bạn đặc biệt là mặt dưới lá nơi chúng trú ngụ để phát hiện và xử trí kịp thời.

Thối gốc lan

Bệnh này rất hay gặp ở lan Trần Mộng đặc biệt là những người mới trồng chưa có nhiều kinh nghiệm. Luôn duy trì độ ẩm vừa phải và phần gốc luôn được thông thoáng khỏi mặt đất được xem là các biện pháp hữu hiệu để phòng trừ.

Hơn nữa, bạn cũng nên mua những giống cây tốt tại nơi uy tín và trồng tại những giá thể và chất nền không nhiễm mầm bệnh. Các cây bị bệnh tốt nhất nên được loại bỏ nhanh chóng khỏi khu vực trồng lan.

Côn trùng có vảy

Các loại côn trùng có vảy đặc biệt như rệp sáp có thể gặp khi trồng lan Trần Mọng. Chúng hút nhựa cây khiến cây yếu và rụng lá thậm chí chết.

Một khi bị nhiễm bệnh khá khó kiểm soát do đó bạn nên phòng trừ chúng cây từ đầu. Khi cây bị nhiễm bệnh tốt nhất nên được cách ly khỏi những cây khác để tránh lây lan.

Lan Trần Mộng không quá khó trồng nhưng vẫn yêu cầu người chơi lan cần biết một số những đặc tính nhất định của lan. Nuoitrong.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận