Tết này gia đình quý vị có chưng nhất chi mai không ạ? Cây này vừa đẹp lại vừa dễ chăm nhưng không phải ai cũng biết. Đừng vội vứt bỏ hay đem cho mà hãy làm theo các bước đơn giản của nuoitrong. Sau đây là chi tiết trồng và chăm sóc nhất chi mai sau Tết giới thiệu đến quý vị.
Nội dung
Trồng và chăm sóc nhất chi mai sau Tết
Cây mai trắng sau khi chơi tết mà chưa cắt tỉa thu cành tới tháng hai âm cây sẽ cho ra thêm một lần hoa nữa. Tuy nhiên mọi người cần thu tàn của cây trước rằm tháng giêng. Bởi vì nếu mà để cây ra hoa hết đợt thứ hai rồi mới thu tàn. Thì khả năng cao là cây sẽ không kịp tết năm sau.
Đối với cây mai trắng nếu để ở nhà trưng tết thì mình sẽ mang cây ra. Để nơi có mái che, bóng mát, không để cho nắng rọi thẳng tới cây. Khoảng năm đến bảy ngày cho cây từ từ quen với thời tiết bên ngoài.
Cắt tỉa, thu cành
Ở bước tiếp theo để trồng và chăm sóc nhất chi mai sau Tết ta đi cắt tỉa thu cành.
Khi đã mang ra nơi có bóng mát rồi, ta tiến hành lặt bỏ hết hoa. Chỉ để lại lá thôi, toàn bộ hoa nụ là mình bỏ hết. Để lá lại cho cây quen với ánh sáng, bỏ toàn bộ không để lại bông hoa nào nữa.
Còn nếu như để cây ngoài sân, dưới mái hiên thì thực hiện cắt tỉa luôn. Nếu cây chưa có dáng thế sẵn, cần phải nuôi tay cành dài thêm. Thì để lại những chi cành mà mọi người có ý định tạo thế.
Nếu đã có thế rồi thì sẽ đơn giản hơn, cứ mạnh dạn cắt sâu vào. Mình đừng có tiếc, tại vì mình cắt sâu vào thì cây nó mới bật chồi đâm chồi mạnh được. Ví dụ như từ chân cành con lên chỉ để lại khoảng bảy đến mười cm thôi. Hay áng chừng dộ dài một ngón tay út.
Lưu ý khi cắt tỉa
Phần lá trên thân cành còn lại thì ta cố gắng giữ lại, để nguyên. Cho cây quang hợp, cùng với đó là mình sẽ cắt đi những cành nhánh thừa, không hợp lý.
Cây mai trắng sau khi nở hoa một vài ngày cũng sẽ đâm ra các chồi lá. Vì vậy việc phục hồi cây mai trắng sau tết nó sẽ nhanh hơn mai vàng, đào.
Vì đặc tính của cây mai trắng nó sẽ nở hoa trên cành mới. Cho nên có giữ lại toàn bộ cành cũ, thì trên những cành cũ năm sau cũng sẽ không ra được hoa. Nên là sau khi cắt tỉa rồi thì trong năm cây sẽ lại ra các chi cành. Và hồi phục lại dáng thế cũ của cây.
Mỗi chi cành được cắt nó sẽ lại dâm ra các cành mới nên mọi người đảm bảo yên tâm cắt. Ví dụ trên những đầu cành có lá non chẳng hạn, tuy nhiên nó cao quá thì mình vẫn cắt bỏ đi. Để cành ngắn thì nó sẽ đâm ra mạnh hơn.
Thay đất
Sau khi cắt tỉa thu cành thì sẽ thực hiện thay đất cho cây mai. Nếu mà cây mai mọi người mua ở chợ về chơi tết thì nên thay đất, cắt đầu rễ cho cây. Bởi vì đôi khi nhà vườn cho cây lên chậu sẽ lèn đất vào chưa đủ. Hay lèn đất quá chặt, và có thể chậu chưa đủ độ thoát nước.
Thì như vậy sẽ ảnh hưởng đến độ lớn cây năm sau. Thì theo lý thuyết chính quy là không được đụng tới bộ rễ của cây khi mà cây đang có lá non. Tuy nhiên để mà an toàn nhất thì mọi người có thể đợi đợt lá non thứ hai của cây già đi. Thì khi đó mình mới thay đất.
Khi đổi đất thì đâu tiên là dùng xén hoặc bay sấn đất vòng quanh chậu. Làm vậy để cho bầu cây nhất chi mai được tách ra dễ hơn. Vì sau một khoảng tưới nước thì rất dễ dính vào thành chậu nên khó nhấc bầu ra ngoài.
Nếu mà cảm giác khô quá thì trước khi nhấc cây ra mọi người sẽ tưới nước ẩm cho chậu. Để tránh lúc nhấc cây ra bị vỡ bầu đất.
Thì khi này rễ cám của cây sẽ lộ ra rất nhiều. Mọi người sẽ gỡ khoảng một phần ba đến một nửa bầu đất ra. Sau đó mình sẽ thực hiện bấm các đầu rễ của cây. Khi mà lên chậu cho cây thì nhà vườn cũng đã bấm các đầu sễ to sẵn, cây đâm những rễ non từ đó.
Cách cắt rễ
Đối với đầu rễ mà cây đang ra rễ non thì không cần bấm. Còn những đầu mà bị dập thì mình sẽ bấm đi. Sau khi gỡ bỏ một nửa lượng đất ra thì rễ chùm, rễ cám sẽ lộ ra. Mình sẽ dùng kéo cắt hết các đầu rễ đi.
Để giúp cho nhất chi mai đâm ra các rễ mới, với nhiều rễ cám hút chất cây lớn mạnh hơn. Nếu như mọi người mà không cắt thì cây sẽ toàn các rễ già. Hút được ít chất thì cây sẽ chậm phát triển.
Mọi người đừng có sợ là cắt rễ sẽ ảnh hưởng đến cây hay là chết cây. Không cắt thì cây mới chậm phát triển đó ạ. Cũng không biết được là dưới chậu đất như thế nào, nhà vườn cho những gì.
Nên là để an toàn, ta nhấc cây nhất chi mai ra để kiểm tra, đổi lại chất trồng. Ví dụ như mà toàn đất thịt dính, khi mình tưới nhiều thì bị nén chặt lại gây úng.
Chuẩn bị chất trồng
Để trồng và chăm sóc nhất chi mai sau tết về chất trồng lại ta chuẩn bị như sau:
50 % đất thịt tơi xốp cộng với ba mươi phần trăm vỏ trấu hoặc xỉ than.
Nếu không có xơ dừa thì mọi người sẽ trộn sáu mươi phần trăm đất thịt tơi xốp và bốn mươi phần trăm vỏ trấu hoặc là xỉ than cũng được.
Lưu ý đặc biệt là mọi người không trộn phân bón vào chất trồng nhé. Bất kể loại phân bón gì, kể cả là hữu cơ hay là vô cơ. Bởi vì cây mới cắt các đầu rễ, nếu mà tiếp xúc với phân bón. Thì các đâu rễ sẽ bị thối, dẫn đến suy cây, chết cây.
Chậu trồng cây có thể lấy lại chậu cũ sau khi đã cọ sạch. Hoặc là chậu khác thì phải có cỡ tương đối hoặc hơn chậu cũ.
Trồng lại nhất chi mai
Dưới đáy thì ta sẽ để một lượt xỉ than, cát hoặc là các miếng gạch vỡ, xốp. Để cho thoáng đáy, không bị úng.
Nên dùng xốp thì chậu sẽ đỡ bị nặng, khi mình di chuyển thì sẽ dễ dàng hơn. Sau đó thì ta rải một lớp chất trồng mới trộn lên trên lớp xốp ở đáy. Rải kín lớp xốp đó rồi ta sẽ đặt gốc nhất chi mai vào.
Lưu ý là sau cho các đầu rễ cách rìa chậu ít nhất ba đến năm cm. Để sau này khi mà rễ cám mới mọc ra thì sẽ không bị chạm vào thành chậu. Bởi vì khi rễ chạm vào mà mùa hè thời tiết nắng nóng rễ chạm vào sẽ bị cháy.
Xong rồi thì ta đổ chất trồng vào thành chậu. Khi mà đổ thì mọi người lấy tay cũng được, đâm dâm vào cho đất trôi xuống kín xung quanh. Để cho trong chậu không còn bọng khí, không còn lỗ hổng.
Để khi rễ cám đâm ra gặp chất trồng mới phát triển được. Nếu đâm ra mà gặp không khí thì nó sẽ chững lại, kém phát triển. Vừa đâm ta vừa nến chặt chất trồng để cây có thể đứng vững.
Đổi đất thì ta yên tâm được là trong năm tới chất trồng của mình sẽ tốt, thông thoáng. Sau cắt tỉa, thu cành, đổi đất cho cây mai trắng. Thì mình sẽ để cây ở nơi mát, ít có ánh nắng rọi vào.
Cách kích rễ nhất chi mai
Có thể lấy vôi nước quét lên gốc, lên thân cây nhất chi mai. Hoặc có thể là lấy nước điếu trong điếu cày để xịt lên thân cây. Có tác dụng diệt nấm bệnh, rệp sáp cho cây, giúp cây khỏi bị chảy nhựa.
Bệnh chảy nhựa ở cây mai trắng rất nguy hiểm. Cùng với đó là mình sẽ tưới kích rễ cho cây, định kỳ bày hôm một lần. Tưới độ ba bốn lần xịt lên thân cành lá, tưới vào gốc để giúp cây mai nhanh đâm chồi, ra rễ mạnh.
Những loại kích mà nhiều người trồng mai trắng hay dùng là atonik, comcat, n3m. Pha theo đúng chỉ dẫn, vào thời điểm đầu năm thì hay dùng comcat. Vì ngoài tác dụng khích thích cho cây còn giúp điều hòa sinh trưởng, giải độc hữu cơ cho cây.
Ví dụ như vào cuối năm cây mai trắng được phun thuốc kích quá tay để kịp nở đúng tết. Thì vào đầu năm mình dùng comcat sẽ giúp cây ổn định và phục hồi nhanh hơn.
Sau cắt tỉa, cây mai trắng đã có sẵn những đợt lá non đâm ra cùng lúc với hoa rồi. Khoảng gần một tháng kể từ cắt tỉa. Tức là khoảng đầu đến giữa tháng hai âm thì cây cũng sẽ tiếp tục đâm ra các chồi non.
Lưu ý trong lúc từ khi ra tết đến lúc cây đầy đủ lá thì mình sẽ hạn chế tưới quá nhiều. Vì lúc này cây ít lá, hai nữa là thời tiết cung không quá nắng khô. Nên lượng nước tiêu hao cũng sẽ ít.
Xử lý nhất chi mai chảy nhựa, xì mủ
Khi cây mai trắng bắt đầu có nhiều lá thì mình sẽ điều chỉnh nước để đủ với nhu cầu của cây. Cách tốt nhất là dùng tay kiểm tra chất trồng.
Vấn đề nan giải nhất của cây nhất chi mai đó là bệnh chảy mủ. Nó tương tự như bệnh xì mủ ở cây đào. Thì thuốc đặc trị cho bệnh này hiện chưa có, lý do chính của bệnh chảy nhựa này là do thừa nước, ngập úng.
Vì vậy mình phải luôn giữ cho chất trồng đủ ẩm nhưng đừng để cây mai trắng bị úng. Vì cây mà bị chảy nhựa nặng thì khá là khó cứu chữa. Cách chỉ có tốt nhất là chất trồng trong chậu phải tơi xốp, thông thoáng.
Chậu phải chảy tốt để mình có lỡ tay tưới nhiều mất một chút hay gặp mưa thì cũng không sao. Hoặc đối với cây nhất chi mai trồng ra ngoài đất. Thì mình cần trồng trên luống cao.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi là do đất ẩm quá làm một loại nấm làm cây chảy nhựa. Để phòng và chống bạn nên có loại thuốc Agri-fos 400. Đây là loại thuốc sinh học, lưu dẫn 2 chiều, tạo kháng thể chủ động cho cây. Pha theo chỉ dẫn, phun và tưới gốc.
Phòng bệnh cho nhất chi mai
Khi đợt lá non đầu tiên bắt đầu ra thì mọi người sẽ xịt thuốc phòng bệnh cho cây nhất chi mai. Mình có thể dùng antracol chứa kẽm vi lượng, giúp bảo vệ lá mai xanh hơn, cứng dày hơn. Cùng với đó là tác dụng phòng ngừa sâu bệnh, nhện đỏ.
Và các bệnh về lá như rỉ sét, thán thư, cháy lá,… giống trên hoa hồng.
Antracol thì mình cũng phun sáng sớm hoặc chiều mát lên lá định kỳ bảy hôm một bận. Từ khi có lá non đến lúc chuyển sang màu xanh thẫm hơn một chút. Chuyển lịch phun thưa hơn, sau khi phun thì lần tưới tiếp theo mình vẫn phun nước lên lá như bình thường để rửa.
Nếu phun định kỳ antracol này thì cây mai sẽ rất khỏe và ít bệnh. Thực ra thì cây nhất chi mai theo chúng tôi thấy cũng ít sâu bệnh. Vì vậy việc có phun altracol không thì mọi người có thể cân nhắc.
Bón phân gì cho nhất chi mai
Đến lúc mà đợt lá non đầu tiên của cây đã cứng hơn thì mình sẽ đưa cây ngoài nắng. Bắt đầu xịt phân bón lá với hàm lượng đạm cao cho cây mai trắng. Thực ra thì cây này nó sẽ ưa nước giải ủ lên và pha loãng.
Nhu vậy sẽ tốt hơn là dùng phân vô cơ, cây mai trắng sẽ được bền hơn. Ví dụ như mà bí quá thì mới dùng loại phân npk 30 – 10 – 10.
Lưu ý thời điểm đầu năm mới đổi chậu cắt rễ, chưa tưới phân bón vào gốc cây nhất chi mai. Còn nếu sau tết mà mọi người chưa đụng chạm gì đến bộ rễ của cây mai trắng. Thì đến khi choạt lá non đầu chuyển sang già thì có thể bón phân hữu cơ vào gốc.
Lần bón gốc đầu tiên cho cây nhất chi mai thì sẽ bón bằng một nửa bình thường các tháng trong năm.
Cuối tháng ba âm khi choạt lá thứ hai cứng thì sẽ thực hiện cắt tỉa cành mai trắng lần một. Một năm cắt hai ba lần tùy vào độ phát triển nhanh chậm của cây.
Về cơ bản việc trồng và chăm sóc nhất chi mai sau tết sẽ như vừa trình bày như trên. Đảm bảo đến năm tới sẽ có chậu hoa tết như ý muốn.
Theo: Thủy Tiên