Nuôi gà đá hay cần tuân thủ những nguyên tắc này

Gà đá, gà chọi vẫn có rất nhiều người đam mê ở nước ta. Sự say mê đó chảy trong máu từ người trẻ cho tới các cụ già. Vậy thì nuôi gà đá có nguyên tắc gì cần tuân thủ, những sai lầm hay mắc phải. Kinh nghiệm quý giá chia sẻ từ nhà nuôi gà đá chúng tôi đã tổng hợp lại tại bài viết dưới đây.

Nội dung

Ba nguyên tắc nuôi gà đá

Muốn nuôi gà đá tốt, khỏe thì chúng ta cần phải làm như thế nào?

Chia sẻ một số nguyên tắc mà ta cần tuân thủ. Khi mà muốn chăm sóc chiến kê của chúng ta tốt, đạt thể lực thì cần tuân thủ như thế nào.

Có Ba nguyên tắc chung mà bất kể ai nuôi gà đá cần tuân theo nêu ra. Về chế độ ăn, chế độ ngủ nghỉ, chế độ phơi nắng. Làm tốt ba vấn đề đó thì con gà của chúng ta mới khỏe mạnh được.

Chế độ ăn

Đi vào phân tích kỹ vấn đề ăn uống, để một con gà thể lực tốt nó sẽ cần ăn các loại gì? Một con gà chiến tốt thì ta cứ sử dụng thóc. Ở đây một là anh em nên ngâm từ tám tới mười giờ, sau một đêm. Hai nữa là anh em lười ngâm có thể đãi sạch vỏ trấu đi sau đó để khô thù có thể cho ăn ngay được.

Còn về rau, mồi, quả thì cần bồi bổ những loại gì? Về protein thì chúng ta cân nhắc đến có mồi, ở đây thịt ưu tiên thịt nạc hoặc là gân. Thịt lợn cũng cho nhưng mà trường hợp gà của ta hơi gầy mới bổ sung. Còn béo quá rồi thì đừng nên cho thịt heo.

Thứ ba nữa là lươn, rắn, trứng cút lộn, dế anh em cũng cho thêm được. Các đồ đấy đều đầy đủ protein cho được gà chiến của chúng ta. Anh em chú ý thay đổi xen kẽ để cho con gà đỡ ngấy.

Còn về thực phẩm chất xơ, vitamin nuôi gà đá thì chúng ta có những loại nào?

Thứ nhất là cà chua, giá đỗ, bắp cải, cà rốt,… đan xen mỗi hôm. Riêng các loại đó anh em hoàn toàn yên tâm về thành phần đầy đủ.

Chế độ ngủ nghỉ

Sang nguyên tắc thứ hai là về chế độ ngủ nghỉ khi nuôi gà đá. Ta vẫn thường hay nghe câu mất ăn không bằng mất ngủ. Nuôi gà đá cũng vậy, tức là ngủ quan trọng, khi mà nó mất ngủ thì sẽ yếu. Ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề hoạt động, ăn uống của con gà.

Thành ra là chế độ ngủ nghỉ phải khắt khe, kĩ càng với con gà đá. Vậy cho ngủ thế nào để đảm bảo được một giấc ngủ ngon cho con gà.

Ta cho vào trong bồ tre hoặc các thùng lớn đục lỗ cho gà nằm trong đấy. Buổi tối anh em cứ làm đơn giản rồi để ngóc ngách nào cũng được. Giữa chân cầu thang,… đại khái là khuất gió một tí là ổn. Con gà sẽ ấm áp, tránh gió, có một giấc ngủ ngon, tránh muỗi nữa là con gà nó khỏe.

Xem thêm  Cách nuôi chim cút tại nhà đơn giản và đạt năng suất cao.

Chế độ phơi nắng

Nguyên tắc về chế độ phới nắng như thế nào?

Anh em ta hiểu rằng khi mà nuôi gà đá ánh nắng là vấn đề quan trọng. Con gà mà không có nắng là thiếu sót cực kì lớn. Khi anh em để con gà phơi nắng thì sẽ đem lại tác dụng gì?

Thứ nhất nó hấp thụ đầy đủ vitamin D, thứ hai hỗ trợ mượt lông. Thứ ba đuổi bọ mạt mà nó bu vào người gây khó chịu. Và đặc biệt giúp cho gà đá nâng tính chịu đựng cao khi được phơi đầy đủ, kỹ càng.

Thời lượng phơi nắng cho gà đá bao nhiêu là đủ?

Phân tích luôn cho anh em, nếu mùa hè thì muốn phơi nắng gà rất dễ dàng. Độ bảy tám giờ sáng đã rất lớn rồi có thể phơi được. Còn với tiết đông thì mười một giờ mới lên được, bắt buộc chúng ta phải phơi giờ đấy.

nuoi ga da

Cho gà phơi nắng bao lâu

Khi mà có ánh nắng thì chúng ta cần phải tranh thủ ngay để làm tăng sức chịu đựng con gà lên. Còn về thời lượng như thế nào?

Nếu môi trường bình thường, lúc nào mà anh em phơi con gà chúng ta cảm giác nó thờ nhiều rồi thì anh em chúng ta bắt vào.

Hoặc nếu anh em muốn thực hiện chế độ để nó tăng sức lên. Thì anh em chúng ta phải ép buộc nó phơi nắng đến khi nào cánh sã, mồm há chân siêu vẹo. Đại khái nó chịu hết nổi rồi thì mới bắt vào.

Cứ cách ngày rồi liên tiếp làm vậy con gà đá của ta tăng sức chịu đựng cực kì tốt. Chẳng hề sợ mất gân khi phơi. Con nào mà vào nghệ đồng thời phơi nắng mới ảnh hưởng đến gân gối. Còn mà phơi nắng dưới nhiệt độ cao thì nó chỉ mệt thôi, anh em hoàn toàn yên tâm.

Ba nguyên tắc cơ bản mà chúng ta cần phải nắm chắc khi nuôi gà đá. Ăn uống, ngủ nghỉ, phơi nắng hay kết hợp ba nguyên tố này thật chắc chắn. Để anh em chăm sóc đưa chiến kê thi đấu một cách tốt hơn, đảm bảo sức khỏe hơn.

Gà đá bị chậm tiêu

nuoi ga da

Quá trình nuôi gà đá thì việc thêm mồi thiết thực mà chúng ta vẫn hay làm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp lại khiến cho con gà của chúng ta chậm tiêu. Nên bày anh em cách khi thêm mồi cho gà nó sẽ tránh trường hợp chậm tiêu.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG siêu cấp cho lợi nhuận "cực khủng"

Vài vấn đề anh em cần lưu ý đơn giản như thế này, chẳng quá siêu sao. Chỉ cần khi thêm mồi để cho gà đá tiêu hết tất cả thức còn lưu tại diều. Sau mới thêm mồi chiến kê sẽ ít gặp chậm tiêu. Bởi mồi khó tiêu hơn các thứ cho gà thường ngày nên cần đợi cho gà tiêu hết các thứ còn trước đi.

Còn nếu thêm mồi mà diều còn thóc no thì mồi đấy nằm tại diều gà lâu hơn. Và thời gian lâu sẽ sinh ra loại chất ức chế dẫn đến khó tiêu, chậm tiêu. Cho nên chỉ cần anh em bổ sung mồi vào buổi trưa là tốt nhất.

Sáng cho ăn xong rồi thì đến tầm mười hai giờ cho mồi với chút rau xanh. Cộng với thời điểm đó gà đói, vận động tiêu hóa rất nhanh. Không bao giờ gặp các vấn đề về khó tiêu chậm tiêu.

Thức ăn cho gà đá

Lượng thức ăn một ngày cho gà đá là bao nhiêu?

Như anh em đã biết khi ta nuôi gà đá thì gà tơ ta có thể cho thức, mồi thỏa thích. Bởi vì gà lúc đó là ta thả rông. Còn gà đã sang chế độ để vần cho vô nhốt để ép rồi. Thì bắt buộc chúng ta phải ép vào chế độ khắt khe hơn.

nuoi ga da

Tuy nhiên khắt khe đó phải đủ chất, liều lượng thế nào cho gà chiến có thể khỏe mạnh. Đủ về mặt cơ bắp để có thể đủ lên chiến đấu. Kinh nghiệm chia sẻ bên dưới đỡ được phần nào cho anh em.

Một con số chuẩn đưa ra khi mà chúng ta cho ăn thóc một ngày một con gà tầm hai ký bảy tới ba ký mốt. Dao động trong khoảng đó thì anh em có thể cho ăn 125-130 gam thóc chia 2 bữa. Vào thời điểm bảy giờ và bốn giờ.

Anh em đong một lần đầu rồi đánh dấu vạch lại, các bữa sau cứ vạch đó mà ta đong.

Dọn mồng, dọn tích cho gà đá

Vài anh em nuôi gà đá thích dọn mồng, dọn tích cho con gà trong đẹp. Để nói về vấn đề này đều cho cái lợi, cái hại.

Dọn giúp giảm diện tích tiếp xúc bên ngoài, đặc biệt là các chỗ này không mọc lông được. Ban đêm muỗi, mắt cắn ở chỗ này rất nhiều. Thứ hai nó giúp giảm được vài gam cân nặng nhưng hai cái lợi này không quá đáng kể.

Chỉ những anh em mới chơi mới thích dọn còn lão làng rồi họ chỉ dọn rất nhẹ. Chỉ chỗ nào che khuất tầm nhìn thì mới dọn. Nên lời khuyên cho anh em nuôi gà đá là đừng nên dọn, cần dọn như thế nào cho hợp lý.

Dọn tích anh em có thể dọn thoải mái tại vì nó hơi lòng thòng, cản trở nhiều thứ. Anh em cũng dọn vừa phải, đừng có cắt sát vào trong. Anh em khéo dọn vừa phải, bo cho nuột, khéo tay dọn còn không ra máu.

ga choi

Những sai lầm khi vần gà đá

Lỗi thứ nhất là anh em mới chơi vần con gà còn non tháng, chưa khô lông vẫn còn lông máu. Gà tầm bảy tháng chưa đủ tuổi đánh nhau, chưa căng hẳn mà anh em mang ra vần. Thì chưa thể hiện hết được khả năng của nó, bị con gà khác đánh đau dễ chạy.

Xem thêm  Gà H'mông - Kỹ thuật nuôi đúng chuẩn thu "lợi nhuận cao"

Khi đánh để bị dập lông ở cổ, vỉa cánh thì về sau cũng hại con gà. Để khắc phục lỗi này thì anh em chỉ có thể để con gà khô lông, tầm chín tháng. Thấy nó xung căng mới vần. Kiểm tra bằng cách thả cho chạy lồng, nếu nó chạy lồng tít, hừng hực muốn đánh mới mang ra mở vỏ được.

Hai anh em vần con gà lệch trạng quá, lại có hai trường hợp, một là vần với con hơn mình ba bốn thành. Hơn cao, cân, tuổi, cựa thì nó đánh con gà mình rất hay bị hỏng hoặc rất lâu hồi.

Hoặc vần với con gà thấp hơn mình quá thì dễ bị lầm tưởng là con gà mình giỏi.

Gà đá bị hụt sức

ga rung

Lỗi thứ ba anh em vần con gà non quá sâu hồ, xác định vần chỉ một hai hồ thôi. Nhưng hiếu thắng quá vần thêm ba bốn hồ. Gà có thể không chạy đâu nhưng bị đánh hỏng xương, đau về chữa rất lâu.

Nên khi vần gà anh em đừng đặt nặng thắng thua quá. Vần tới khi cảm thấy gà mình đau là thôi.

Lỗi thứ tư là anh em mua gà miền chưa kịp thít nghi đã cho ra vần. Phải nuôi thêm tầm hai tuần cho gà xung trở lại thì mới vào việc được.

Lỗi thứ năm là vần gà xong chưa để chúng nghỉ đủ. Cần xem xét tùy vào tình trạng con gà mà để nghỉ nhiều hay ít. Cũng đừng để nghỉ quá dài bị bết chân, hoặc gà tới kì vần bận quá hay chưa có gà vần. Biện pháp khắc phục bằng cách chạy lồng tầm tiếng rưỡi.

Vần gà mới ốm dậy ở bên trong chưa khỏe hẳn đem vào vần chạy sớm. Anh em có thể kiểm tra kĩ bằng cách để nó chạy lồng. Coi thái độ rất xung thì mới đủ sức, chứ chỉ chạy vài vòng, nhởn nha. Nghĩa là thái độ chưa muốn đánh hẳn thì mang ra vần cũng không tốt.

Mong rằng kinh nghiệm nuôi gà đá chúng tôi chia sẻ phía trên giúp anh em mới tập chơi tránh được các sai sót không đáng. Anh em nào đang chơi gà rừng hay gà kiểng cũng có thể tham khảo chơi thêm.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận