Tình hình giống vịt cỏ hiện nay

Vịt là vật nuôi thân quen khắp vùng quê, xuất hiện từ lâu đó là giống vịt cỏ với kích thước vừa phải. Thời gian chăm cũng không quá dài lại nấu được nhiều món ngon. Một vài điều thú vị với vịt cỏ mời các bạn xem nhé.

Nội dung

Nhận biết vịt cỏ

Với thân hình không quá lớn, cũng không phải là dòng chuyên đẻ trứng. Vậy thì tại sao chúng lại vẫn được nhiều người dân chọn nuôi cùng với với vịt xiêm, vịt siêu trứng.

Đó là do vịt cỏ thịt chắc, thơm, không quá nhiều mỡ. Bên cạnh đó là sức chống chịu bệnh tốt nên về bãi chăn thả hết sức đơn giản. Cộng thêm với việc tận dụng các bãi ngoài tự nhiên nên dễ gặp kiểu các đàn vịt chạy đồng.

Các vùng có nhiều lúa nước sau thu hoạch, một số vùng ven suối, ao lớn. Người chăn vịt cỏ còn thu cả trứng nữa tuy nhiên khá ít. Bởi hiện tại đã có nhiều dòng khác cho trứng nhiều hơn, một ngày nhặt vài ngàn quả trứng là chuyện bình thường.

Dựa vào màu lông từ trắng đến đen, pha mà người ta phân loại vịt cỏ. Tuy nhiên các loại tương đối nhau về kích thước, sự phát triển.

vit co

Điển hình vịt cỏ có đầu và cổ nhỏ, trán không dốc, mình dài vừa phải. Tuy vậy thì những người có kinh nghiệm gặp nhiều mới nhận biết được vịt cỏ.

Như đã nhắc tới phía trên thì vịt cỏ có trọng lượng nhỏ, cụ thể chúng không nặng quá một cân rưỡi. Cộng với đặc điểm đôi chân dài nữa nên chúng tương đối nhanh nhẹn. Kiếm ăn tốt và khỏe nên thường được nuôi thả thành bầy lớn.

Cân nặng nhỏ, phần xương cũng nhỏ nên vịt cỏ vẫn giữ được nhiều thịt. Do chúng nhanh nhẹn vân động nhiều nên rất chắc và thơm.

vit co

Nuôi vịt cỏ

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt cần dựa theo điều kiện quỹ đất đang có từng hộ. Hay tận dụng các bãi chăn thả. Và đặc biệt nhu cầu thị trường địa phương đó nhằm lựa giống vịt, hướng nuôi phù hợp.

Nếu đã nhắm được nuôi vịt cỏ rồi, có một số mô hình cơ bản để các bạn chọn dưới đây:

+ Nuôi vịt nhốt

Yêu cầu:

Chuồng ở mức đơn giản hay khu lán có mái che, lều bạt, sàn lát tre, gỗ cao tách khỏi mặt đất.

Quan trọng phải có khu bể để vị tắm, nếu nhà có sẵn ao thì càng tốt.

+ Nuôi vịt chuồng sàn

Yêu cầu:

Vốn đầu tư xây dựng chuồng lớn chuồng lớn

Có thể chuyển đổi sang nuôi ngan, nuôi gà

Mắt lưới sàn chuồng phải nhỏ để tránh làm hỏng chân vịt

nuoi vit chuong san

+ Nuôi vịt chăn thả

Tận dụng được những bãi ruộng lớn sau thu hoạch, một số vùng gần sông. Tuy nhiên cần quản lý tốt để tránh bệnh dịch.

nuoi vit tha dong

+ Nuôi vịt đệm lót sinh học

Thực tế phương pháp này đã ứng dụng nuôi lợn, nuôi gà nhiều. Vịt cỏ mô hình này sẽ đáp ứng được yêu cầu an toàn về mặt sinh học.

Xem thêm  Các giống gà mới ở Việt Nam nên biết

+ Nuôi vịt chuồng lạnh

Phương thức bền vững, hiện đại đang dần phổ biến. Bởi còn mới với nuôi vịt chỉ có ít, phần nhiều là hộ nuôi lớn. Cần có nhiều vốn, yêu cầu kĩ thuật cao, đã phổ biến nuôi heo, gà.

Các mô hình đều trải qua công tác úm vịt và lên lịch vacxin hợp lý. Nhằm đảm bảo vịt khỏe và tỉ lệ hao hụt thấp nhất.

nuoi vit chuong lanh

Sự thật vịt cỏ Vân Đình

Nguồn gốc vịt cỏ ở Vân Đình từ thời xa xưa là nghề truyền thống cháo vịt. Sinh ra khi một số hộ nông dân nuôi vịt cỏ thả đồng. Mỗi năm hai mùa tháng năm và tháng mười theo mùa lúa, từ đó gọi với tên vịt cỏ.

Mà con vịt cỏ ngon nhất, to nhất cũng chỉ một cân tư, thường thường chỉ cân mốt cân hai một con, đấy mới đúng vịt cỏ.

Qua quá trình theo nhu cầu tiêu dùng thì số lượng vịt cỏ không thể đáp ứng nổi. Vì một năm chỉ có hai vụ, sáu tháng mới được một lứa vịt.

Nhu cầu người tiêu dùng bây giờ đòi hỏi cao nên người ta nhập thêm cả vịt super của Thái. Phối với vịt cỏ để ra vịt tiêu chuẩn hai tháng rưỡi một lứa. Thì một con vịt chỉ ra tầm hai cân rưỡi là được chuẩn vịt ngon.

Có những khu trồng lúa chuyên môn để nuôi vịt, vịt cỏ dân dã Vân Đình ăn lúa như vậy. Vịt ngon và chắc hơn, thớ nhỏ, thứ hai vịt nạc, thứ ba bì mỏng dính, không bao giờ có mùi hôi.

Sau úm vịt cỏ độ mười hôm, vịt bơi được thì thả xuống đồng. Vịt sẽ tự mò cua mò ốc ăn cỏ tự nhiên.

vit co

Nói về vịt cỏ chuẩn đầu phải nhỏ, thêm nữa phần cánh nó phải dài. Lông cánh cũng rất dài, đầy đủ, màu lông của nó cũng khác hẳn với vịt cánh trắng, có tới hai ba màu. Một năm có hai vụ, khi ta đuổi đồng mới gọi là vịt cỏ.

Giá vịt cỏ Vân Đình

Vịt cỏ hàng bán tuy nặng cân ba mà tiền nó gần gấp đôi vịt cánh trắng. Ví dụ một con cánh trắng trăm bảy, với vịt cỏ ngon phải ba trăm rưỡi.

Ngày nay do sự tăng trưởng mạnh mẽ mà năng suất giống vịt cỏ truyền thống chẳng còn đủ được nhu cầu thực khách ngày tăng mạnh.

Vịt cỏ đã dần được các nhà hàng thay thế bằng một phiên bản năng suất hơn. Tính đến nay cũng đã chừng hai mươi năm.

Xem thêm  Các giống gà mới ở Việt Nam nên biết

Theo tìm hiểu thì khu vực Vân Đình hiện không còn nhiều vịt cỏ nữa. Thay vào đó với điều kiện hiện tại thì tại đây đã chuyển dần sang các dòng vịt khác cho năng suất hơn. Ví dụ như vịt bầu cánh trắng cân nặng trên hai kg, thời gian ngắn hai tháng rưỡi.

Cách chế biến vịt cỏ ngon

Nếu được hợp đồng với chủ vịt là tốt nhất, hàng chuẩn từ hai cân hai đến hai cân tư. Lúc đó vừa đúng ngày, vịt đẫy. Bắt vịt vào mùa nóng muốn bảo đảm con vịt ngon, ít bị kêu làm hao vịt. Thì sàn mình phải bơm nước, kể cả trói chân cứ để đấy. Khi mát rồi thì vịt nó không kêu, không hao.

Nhúng nước chuẩn vịt nhặt như lông gà, độ nước tầm 75, nhúng xong rồi ủ ở trong đấy. Khi vặt thử được rồi mới vớt ra làm. Làm chuẩn sẽ căng bóng, chân lông hầu như chẳng bị sùi, chân lông mà sứt chứng tỏ vịt béo.

Phanh vịt xong mình lấy dao dần vào hết thớ khi ướp thấm gia vị vào. Thêm nữa mau chín, xương bả vai phải bỏ ra. Nếu không biết cứ nướng đến khi cái xương đó chín thì vịt sẽ bị khô.

Vịt cỏ vừa đúng tầm chín khi chặt ra nó sẽ chảy nước ở thớt. Được ở mức đó thì xương bả vai vẫn còn đỏ, nhiều khách thấy sợ. Nên là ta cần loại bỏ phần xương này đi trước khi nướng.

Trước thành phẩm vịt nướng thì mình cần hành khô, sả, mì chính, mắm mặn, dầu hào.

Dầu hào là quét lên da vịt đến lúc chín thì nó ra màu đẹp. Chứ thật ra nó chẳng lên vị để vịt ngon hơn.

Các gia vị kia mình tẩm vừa phải, sau đó đảo để cho ngấm, tẩm cho từng con một thì mới đều được. Khi đã ngấm rồi thì để mười lăm phút sau bắt đầu nướng.

Nuôi vịt an toàn sinh học

Nuôi vịt trên ruộng lúa đem về kết quả nâng cao nguồn thu với cùng diện tích. Giảm phân hóa học thay bởi nguồn phân vịt. Bên cạnh đó vịt cùng cá còn ăn các côn trùng hại để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng lúa gạo. Xin giới thiệu tới nhà nông hình thức canh tác kết hợp này.

Canh tác xen kẽ

Hiện nay để hướng tới phát triển bền vững thì việc canh tác xen kẽ hợp lý. Nhằm tăng thu nhập trên một diện tích đất là rất cần thiết. Trước đây gần như người dân chỉ độc canh cây lúa, chưa quen xen con vịt trên cùng đồng ruộng.

Hiện cách làm nhiều nơi chỉ thả vịt khi đã hết mùa lúa nhằm tận dụng những gì còn sót lại. Như thế thời gian, số lứa chỉ được ít. Bên cạnh đó cần cắt cử người theo dõi và dồn đàn, tiềm ẩn nguy cơ dễ phát sinh dịch bệnh.

Xem thêm  Câu chuyện về con gà nòi Bến Tre trứ danh

Đối với cách thả vịt trên ruộng lúa kiểu an toàn sinh học. Sẽ đảm bảo về mặt phòng dịch, giảm rủi do cho đàn.

Áp dụng thả vịt trên ruộng, yêu cầu phải rà thưa theo hàng. Nếu vịt siêu thịt thì khoảng cách giữa hai hàng phải rộng và đều. Để vịt dễ dàng đi tới mọi khu vực ruộng mà không làm đổ lúa.

Khi vịt thoải mái di chuyển tự do tại đồng ruộng đồng thời giúp ích rất tốt cho lúa sinh trưởng. Cùng thói quen ăn xong là tắm, rửa lông. Bởi thả tự nhiên nên vịt có khuynh hướng uống nước tại đồng luôn.

Nên môi trường nước cần phải sạch, tránh có mầm bệnh. Đặc biệt là hạn chế tối đã công tác phun thuốc trừ sâu.

Bởi môi trường trên ruộng khá tốt, rộng lớn và mương bao lửng nên có thể thả thêm cá đồng. Lợi nhuận đem về cũng khá tốt, cá lóc đồng ươm bằng ngón tay là thả vào được. Nhiều khi cho thu nhập cao hơn vì giá vịt hay bấp bênh.

vit canh trang

Lợi ích nuôi vịt trên ruộng lúa

Vì đã tìm được các nguồn thức ăn sẵn có tự nhiên nên việc bổ sung thêm cám cũng không đáng kể. Quan trọng chúng giúp giảm côn trùng và sâu rầy hại lúa.

Quá trình tìm kiếm thức ăn của vịt vô tình giống như các máy xới nhỏ. Bùn trong ruộng được xáo liên tục, từ đó lúa dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Thêm nữa việc sục bùn còn giảm dịch bệnh trên cây lúa, bệnh ngộ độc do môi trường yếm khí.

Canh tác kiểu này có thể bớt hơn một nửa phân bón, thuốc trừ sâu so canh tác bình thường. Chúng thường xuyên thải ra lượng phân hữu cơ làm phân bón rất tốt cho lúa.

Thường một lứa vịt thả trên đồng tầm năm mươi hôm thì thời gian đầu cần ươm trên chuồng. Do vậy để quản lý được sâu rầy một vụ lúa cần thả hai đợt vịt.

Những vùng chỉ trồng hai vụ bấp bênh theo mô hình này. Giúp tăng thêm thu nhập đồng thời cải tạo được đồng ruộng. Làm tăng hiệu quả thu nhập hơn ba tới năm lần. Giảm hao hụt công quản lý, hao hụt đầu hơn với thả đồng vào cuối vụ.

Hiện nay vịt cỏ chỉ còn nuôi số ít thay vào đó là các giống mới khác. Nhưng nó vẫn là một đặc sản có tiếng. Bởi giá hay bấp bênh, không còn cho thu nhập bằng các giống khác nên cần tìm hiểu kỹ nhu cầu trước khi muốn nuôi vịt cỏ.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận