Chăn nuôi heo rừng lai quy mô hộ gia đình

Bà con thân mến, heo rừng lai là đối tượng vật nuôi tuy mới mà cũ. Mới bởi chưa có nhiều hộ nuôi, chưa được đại trà nhiều. Cũ bởi mọi vấn đề trong quá trình nuôi giống với nuôi heo nhà. Nuôi heo rừng lai cũng cho nguồn thu khá nên được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ giúp bà con hiểu thêm về mô hình chăn nuôi heo rừng.

Chắc hẳn bà con có đủ quỹ đất để nuôi heo rừng lai dù ít hay nhiều. Trước khi nuôi đều băn khoăn lựa chọn chia chuồng, chia đàn theo hướng nào? Chúng tôi sẽ phân tích để bà con hiểu rõ thêm qua câu hỏi dưới đây. Để từ đó lựa chọn được mô hình phù hợp cho trang trại.

Nội dung

Heo rừng lai nên thả chung hay nhốt riêng?

Có một số bà con thắc mắc là mình thả một con heo đực cùng với những con heo cái trong một khu. Hay là mình nên chia những con heo cái vào từng ô khung, thì cái nào sẽ có lợi hơn. Và cái nào thì tốt hơn.

Với ý tưởng đó xin chia sẻ với bà con mô hình thả chung heo rừng lai. Thì nó sẽ có ưu điểm như thế nào? Và nó có nhược điểm ra sao? Từ đó mình sẽ rút ra nên chọn mô hình nào phù hợp với mình hơn. Phù hợp với gia đình, phù hợp với không gian cũng như là thời gian của mình.

Với mô hình mà heo rừng lai một đực và bảy cái trong một không gian với nhau. Thì nó sẽ có vài cái ưu điểm, thứ nhất là con đực sẽ tự phối cho heo cái. Mình không cần bỏ thời gian để canh ngày heo rừng lai lên giống.

Hay là mình phải quan sát xem heo rừng lai nó ngày nào chín muồi, ngày nào thả ra. Thì con heo rừng lai đực nó sẽ tự lo hết.

Còn đối với chuồng mà mình chia thì chắc chắn là mình phải canh ngày heo lên giống. Rồi phải quan sát, cái điều này ảnh hưởng khá nhiều. Nghĩa là bà con phải có thời gian ở nhà quan sát con heo cũng như là tập trung vào nó nhiều hơn.

Ưu điểm nuôi heo thả

Còn việc mà thả chung thì heo nó tự phối, mình không cần phải lo. Ưu điểm mà thả chung nhất của heo rừng lai đó chính là tự phối.

Thứ hai đó là ít tốn kém về chuồng trại, vì khi mình thả chung cùng nhau chỉ cần một mái lớn. Thì những con heo rừng lai đã đủ ở trong đó rồi. Mình không cần phải phân chia ra chuồng trại vì một cái chuồng cho một con heo. Thì nó tốn khoảng ba bốn triệu, nếu tính lên hàng chục thì tổng số tiền thì nặng vốn.

Xem thêm  Cách chọn bò giống sinh sản tốt nhất hiện nay

Với hai ưu điểm trên thì ta dễ nhận ra và hợp với bà con ít thời gian. Nuôi heo rừng lai là nghề tay trái thì mình nên áp dụng cách thả chung.

Nhược điểm nuôi thả heo rừng

Và tất nhiên cách thả chung này sẽ tiềm ẩn những nhược điểm. Kinh nghiệm đầu tiên cảm nhận được đó là con heo đực nó không hề sung. Do ở trung mãi nên nó nhờn mặt heo cái rồi, cứ ăn uống rồi đi lại thôi.

Có nhiều con thì không nhảy, có con nhảy thì thời gian nhảy không sung sức. Thì dẫn đến cho ra một lứa heo con sau này kém về thể trạng. Nghĩa là suy dinh dưỡng và chậm lớn hơn những con heo khác.

Nhược điểm thứ hai khi mà thả chung thì liên quan đến việc bắt heo và nuôi. Bắt heo thì nếu như mình muốn bắt một con đã chỉ định, để bắt được đúng nó rất khó. Tại vì heo rừng lai sẽ chạy một bầy với nhau, thì bà con rất khó để tách nó ra và bắt đúng.

Cái tiếp theo chính là việc heo bị bệnh thì mình chăm sóc khó. Thì để bắt và chích thuốc sẽ khó, cũng như là con heo bị tiêu chảy, phân trắng. Thì mình dùng thuốc cho con đó phải dùng trên cả đàn, chứ không thể nào dùng riêng cho từng con.

heo rung lai

Nhốt được thì heo rừng lai sẽ rạn người hơn, ta có thể hỗ trợ chúng trong khi đẻ nếu cần. Có thể nói rằng nuôi riêng sẽ nhiều lợi hơn.

Đối với heo rừng lại thương phẩm thì như vậy, mình nuôi mười hai hai chục con trên một chuồng to. Thì nó vẫn hay hơn thả cả năm chục, bảy chục con trên một khu lớn.

Nuôi heo rừng lai kết hợp nuôi dê

Với một số nông hộ, con heo rừng lai chỉ là đối tượng nuôi phụ với số lượng ít. Như ví dụ chúng tôi giới thiệu dưới đây kết hợp với . Vậy làm sao mô hình này lại có hiệu quả?

Mô hình nuôi heo rừng lai hiện có ở nhiều vùng, không phải bận tâm về đầu ra. Giới thiệu tới bà con mô hình nuôi heo rừng lai cùng nuôi dê tại Tân Phú.

Hai đàn heo rừng lai của bác Phong đang có bảy mươi con. Đây là lứa heo đầu tiên, với phần thức ăn dư của trại dê trên một ngàn con.

Ông đã lên ý tưởng cách nuôi này, thức ăn cũng dễ tìm. Đó là thức ăn rau cỏ quả mà đàn dê chưa dùng hết thì heo rừng lai lại tận dụng nốt.

Bởi đặc tính dễ chăm nên được nhiều nông hộ chọn. Từ nguồn heo rừng lai F1 một năm ông có thể làm ba lứa. Và cân nặng khi bán đạt từ ba mươi đến bốn mươi ký mỗi con.

Xem thêm  Kinh nghiệm chăn nuôi hươu sinh sản

Và giá bán tương đối ổn định ở mức một trăm sáu mươi ngàn một ký. Trong kỹ thuật nuôi bà con cần lưu ý khi làm chuồng nuôi cần chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt. Bởi chúng đã quen sống nơi đất khô.

Chọn nguồn nước sạch, xa nơi đông người bởi chúng vẫn còn giữ bản năng hoang dã. Luôn cảnh giác và bỏ chạy khi có tiếng động lớn.

Trong nuôi heo rừng lai thì cần lưu ý vấn đề gì?

Với nuôi heo rừng lai thì gốc của nó đã là rừng rồi thì nói chung kỹ thuật chủ yếu là lúc mang thai và đẻ thôi. Còn ngoài ra thì cũng dễ, nó ăn tạp đa số thứ, dễ nuôi hơn heo trắng.

Về phòng bệnh thì tất nhiên là có, nhưng đề kháng cao thì cũng ít mắc hơn. Còn với nguồn thức ăn dễ, chăm sóc dễ, cho ăn dễ, sinh sản nhanh. Loanh quanh mấy tháng là có heo con rồi, dễ nuôi.

heo rung lai

Khó khăn nhất là lúc gần đẻ thì mình phải tách riêng nó ra. Để làm sao phát triển được hết đàn con, còn nếu không thì sẽ hao đi. Nuôi tiếp chừng hai mươi hôm, một tháng là thả chung được rồi.

Vấn đề đầu ra của heo rừng lai như thế nào?

Với đầu ra thì cũng có nhiều mô hình chăn nuôi heo, có cả thành công và không thành công. Heo rừng lai cũng là một cái mới mẻ thì đầu ra thị trường cũng cần. Đây cũng là một sản phẩm thịt sạch, không có chất kích thích.

Do vậy cần tăng thêm nữa về cả con giống và quy mô thì mới đủ cung cấp nhu cầu heo rừng lai.

Lưu ý khi nuôi heo rừng

Khi yêu cầu thực phẩm của người dân ngày càng cao, nhất là lại cần sạch, ngon và độc đáo. Thịt lợn là thực phẩm khó thay thế. Các cơ sở đã lai tạo, nuôi heo rừng lai. Tuy nhiên việc chọn giống lai tạo kéo dài, phải có kiến thức.

Heo rừng lai được thừa hưởng tính đề kháng cao, sinh trưởng tốt, sinh sản đều, thịt đảm bảo. Đặc biệt là hao hụt thấp, đồng thời cũng giữ được nguồn gen tự nhiên. Cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường.

Với cách nuôi và chế độ bình thường thì sau năm đến sáu tháng heo đạt hai chục ký. Là có thể bán thịt được. Với mười con nái mỗi năm có thể đẻ hai trăm heo con. Như vậy thu từ bán heo con và thịt một năm khá ổn định. Tốt hơn so với trồng cây như cây bưởi, cây ổi, cây cam,…

Xem thêm  Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con sống 100%

Làm chuồng cho heo rừng lai

Về làm chuồng heo chúng tôi cũng đã giới thiệu rất nhiều kỹ thuật.

Nói tóm tắt lại ta nên chọn chỗ cao, gần nguồn nước, xa người. Quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú nơi nuôi, tạo độ ẩm thích hợp.

Mua lưới B40 khoanh thành các khoang tự nhiên, mối khoanh đến hai ba chục mét vuông. Heo rừng lai sẽ sống và đẻ trực tiếp trong khu vực này.

Tùy điều kiện gia đình nếu rộng thì quây lại, còn mà ít thì một hai trăm mét vuông là có thể nuôi được ba bốn chục con heo rừng lai rồi. Hai trăm mét vuông nếu cả nuôi đẻ và nuôi thịt. Thì nuôi được năm mẹ heo nái và ba chục heo thịt trở lên đến năm chục.

Bởi vì nuôi như thế thì diện tích đó mình chỉ nuôi heo đẻ thôi. Còn heo con từ tám đến mười lăm ký là mình xuất chuồng được rồi.

Sát trùng chuồng thường xuyên, khu đất đó cần có cây to để che cho heo. Càng nhiều bóng mát thì heo lại càng thích vì chúng đúng với bản chất của heo rừng lai.

Chuồng đã nuôi cần xử lý thật kỹ vì mầm bệnh tồn đọng có thể lây sang. Mặt khác càng cách xa đường xá càng tốt.

Thức ăn và khẩu phần

Khẩu phần thông thường như sau:

– 50 % là rau, củ, quả, các loại: chuối, đu đủ, khoai lang,… có thể sản xuất tại trang trại.

– 50 % là cám gạo, ngũ cốc, bã bia, đậu.

– Ngày cho heo ăn hai bữa sáng, chiều.

Một con heo rừng lai ăn tầm hai đến ba ký thức ăn mỗi ngày. Đồ hàng ngày mà ta cho chúng ăn rất có thể chưa đủ đạm, khoáng.

Đá liếm để thêm khoáng có thể mua hay trộn theo tỷ lệ. Cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 -25 gam một con một ngày.

Do có sức đề kháng cao, ít bị bệnh tuy nhiên vẫn mắc dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm,… Khi mắc một số bệnh về tiêu hóa có thể cho một số thuốc trị đau bịnh khó tiêu uống hoặc chích. Bổ sung đồ đắng chát như cà rốt, ổi xanh, rễ cau cũng có thể khỏi.

Để đảm bảo được cần vệ sinh tốt, tiêm vac xin cho heo như bình thường lúc mới đẻ. 

Dịp tết cận kề cũng là thời điểm nhu cầu thực phẩm gia tăng. Trong đó thì heo rừng lai hiện vẫn giữ giá ổn định, ít bị biến động so với vật nuôi khác. Đầu tư nuôi heo rừng học hỏi kỹ thuật nuôi heo rừng chắc chắn mang lại nguồn thu ổn định.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận