Kỹ thuật phối giống cho heo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Nuôi lợn rừng, lợn nhà thì việc gia tăng đàn là một biện pháp để nâng đàn tiết kiệm chi phí mua giống. Và đây cũng là phần không thể thiếu với những hộ cung cấp heo giống ra thị trường. Tự thực hiện kỹ thuật phối giống cho heo thành công, cụ thể là thụ tinh nhân tạo sẽ có ích rất nhiều cho nhà nông.

Nội dung

Kỹ thuật phối giống cho heo

Hướng dẫn thụ tinh nhân tạo cho heo nái đến kì lên giống

Chuẩn bị

Dùng xi lanh nhựa to chứa tinh và lúc tiến hành đồng thời tạo một lực đẩy nhẹ cho vào nhanh hơn. Nếu không có lực đẩy thì nó sẽ hấp thụ lâu.

Chúng ta nên đổ tinh vào một xi lanh như thế và tất cả các đồ trước khi tiến hành. Chúng ta nên sát trùng trước, khuyên các bác nên đầu tư một vòi dẫn tinh bằng nhựa dẻo. Vòi mềm tốt hơn dùng được nhiều lần và đảm bảo cho heo nái không bị viêm nhiễm.

ky thuat phoi giong cho heo

Trước khi phối thì ta nên ngồi lên lưng heo cái hay là dẫm lên lưng. Để tạo cho chúng một cảm giác kiểu như là heo đực đang ôm ấp. Thì như vậy con nái sẽ đứng yên và bắt đầu dắt vòi dẫn tinh từ từ.

Một vấn đề lưu ý trước làm kỹ thuật phối giống cho heo là nên cọ sạch lau kỹ bộ phận sinh dục của nái. Không được để bẩn thì chúng ta dắt vòi vào. Rất dễ dẫn theo các loại vi khuẩn đi theo vào trong làm ảnh hưởng đến vấn đề viêm nhiễm.

Tiến hành

Dắt vòi vào thì chúng ta cũng có hành động như là vuốt ve bộ phận sinh dục. Rồi lắc lư vòi để tạo cho heo nái một cảm giác thoải mái. Kích thích cho các cơ co bóp và hút dịch bên trong nhiều hơn.

Khi đẩy vòi cũng cần có kinh nghiệm, đó cũng là lý do mà nhiều người làm chưa thành công. Khi đưa vào thì ta chếch vòi phối bốn mươi lăm độ trở lên đẩy nhẹ là vào.

Chúng ta bóp xi lanh từ từ thôi, đừng nên bóp quá nhanh. Để tránh bị trào ngược ra ngoài khi mà chưa vào kịp hết được. Lúc bơm xong hết rồi chúng ta chưa nên rút vòi đi luôn, tại vì tinh vẫn có thể đang còn chưa vào hết.

ky thuat phoi giong cho heo

Chúng ta vẫn phải lắc lư đều để cho heo nái cảm giác hưng phấn hơn. Kích thích co bóp mạnh hơn để hút hết tinh vào bên trong.

Với kỹ thuật phối giống cho heo chúng ta cần chú ý mấy điều như vậy. Ban đầu cần lau sạch vòi, lúc dắt vòi vào làm từ từ. Lực bơm vào từ từ đồng thời trong lúc đó chúng ta vuốt ve, lắc lư vòi.

Như đã nói ở trên thì kỹ thuật phối giống cho heo cần phải vuốt ve và từ từ, tạo cho cảm giác kích thích. Như vậy mới dễ đậu hơn, chứ tránh dắt vào một cái là bơm phọt luôn. Như vậy không thể đạt hiệu quả cao đâu.

Xem thêm  Bí kíp chăn nuôi HƯƠU SAO thu "lợi nhuận khủng"

Làm kỹ thuật phối giống cho heo này cũng không lâu đâu, chắc 5 – 7 phút là xong rồi.

Một số lưu ý

Lúc sau cùng chúng ta nên đánh mạnh vào mông heo nái, tại sao lại làm như vậy? Để tạo cho nó giật mình khi đánh đột ngột, nó sẽ co bóp rụt người trực tiếp ngay lập tức.

Kỹ thuật phối giống cho heo vòi dẫn tinh đưa vào sâu bao nhiêu thì mới đạt?

Với heo tơ thì độ sâu tối đa là hai mươi phân. Còn heo đã đẻ rồi (heo rạ) thì đưa sâu hơn, đẩy tới ngưỡng thấy kích là được.

Tinh trùng heo giống mua về xử lý thế nào?

Nhiều người mới nuôi lợn thắc mắc là để lạnh bơm luôn hay là cho hết lạnh rồi mới bơm. Theo kỹ thuật phối giống cho heo chuẩn thì có tinh lạnh về. Phải để ngoài mát một chút để tinh ấm lên, đảo ngược lọ vài ba lần nhẹ nhàng. Hoặc có thể làm nước ấm để ngâm nhằm kích thích hoạt động rồi mới làm theo kỹ thuật phối giống cho heo.

Có dùng chất bôi trơn khi phối giống cho heo không?

Chúng ta chỉ dùng bôi trơn đối với những con mà bộ phận sinh dục khô. Thì mới phải bôi để tránh xây xước gây viêm. Còn nếu không có cũng không sao, có thì càng tốt.

ky thuat phoi giong cho heo

Câu hỏi về thụ tinh cho lợn

Heo mình thụ tinh được tuần rồi mà bị viêm thì có ổn không? Có người bảo mình heo tơ phối mà đã viêm chắc hỏng. Viêm vậy chữa liệu có dứt điểm không, ảnh hưởng gì không?  

Bị viêm là do lúc phối tinh có động tác tác động ảnh hưởng đến. Hoặc do lúc phối tinh chưa lau sạch chỗ đó.

Có được hay không thì không chắc chắn, phải đợi hai mốt hôm tới từ thời điểm phối giống. Để xem lại có đòi đi lại hay không. Còn về vấn đề bị viêm chữa trị rất đơn giản, nhưng hiện tại không nên tiêm. Sẽ không ảnh hưởng gì nhiều lắm đâu.

Heo tơ phối giống xong có tắm rửa vệ sinh chuồng không?

Ta vẫn tắm rửa bình thường nhưng ba hôm đầu đừng nên tắm người heo mới phối.

Heo mới phối giống lần đầu có cho chế độ ăn nào?

Ba hôm sau phối cho ăn bằng một nửa so với ngày thường sau đó tăng trở lại.

Nếu lợn phối giống được mười sáu hôm thấy có mủ chảy ra liệu đã đậu thai hay chưa?

Mủ chảy ra là do viêm, còn đậu hay không phải đợi đến hai mốt hôm mới biết. Bị viêm thì đợi sau khi đậu thai ta sẽ xử lý dễ.

Xem thêm  Cách nuôi thỏ "cực dễ'' & Mẹo chăm sóc cho hiệu quả kinh tế cao

Nếu không thấy đòi lại là đã đậu rồi, một là để đẻ xong chữa. Hai là làm theo cách tự nhiên là lá trầu không giã nhỏ xong hòa qua nước ấm rồi rửa cho heo.

Lợn nuôi bao nhiêu tháng thì động đực?

Tất nhiên sẽ tùy vào lợn gì, lợn móng cái thì bốn tháng. Còn lợn mẹ trắng thì trên sáu tháng, lợn siêu thì trên bảy tháng. Cần phải biết thay cám cho phù hợp với thời gian sẽ nhanh đi giống.

Nhận biết heo nái đậu thai

Làm sao để biết heo nái đã đậu thai?

Làm theo kỹ thuật phối giống cho heo mà chúng tôi đề cập rồi. Quý vị cũng phải hiểu về dấu hiệu heo đã đậu thai ra sao. Cách để biết con lợn mình đã đậu thai rồi không phối lại nữa.

Sau đây là một số cách nhận biết đơn giản và hiệu quả 100 % luôn:

Thứ nhất thì sau tầm mười tám đến hai mươi lăm hôm từ thời điểm phối. Nếu không thấy đòi lại thì chắc chắn tới 90 phần trăm là đã đạt hiệu quả.

Đầu tiên là nhìn vào bộ vú của nó, khi mà được rồi thì hai mươi hôm đến một tháng. Là bộ phận vú bắt đầu phát triển to lên và căng.

Thường thường thì có nhiều con sau hai mươi hôm thì nó vẫn kiểu như đòi đực lại. Kiểu giống như là nó nhớ đến ngày theo chu kì, bộ phận sinh dục lại đỏ tiếp.

Nhưng mà như vậy chưa chắc phải thất bại đâu nhé, nếu như đạt rồi thì chắc chắn vú sưng lên. Việc bộ phận sinh dục đỏ chỉ là đến chu kì thôi còn thực ra là nó đã đậu thai rồi.

Còn cách thứ hai duy nhất để biết đã đậu hay chưa ta nhìn vào cơ vú. Đã căng lên và có xu hướng lươn sóng, xệ xuống.

Nuôi heo nái chúng ta sau khi lấy để ý từ hôm lấy đực đến sau mười tám tới hai mươi lăm hôm mà có biểu hiện không đạt là phải lấy đực lại. Nếu không thì sẽ có thể bị bỏ qua mất lứa.

Công tác chuẩn bị giống trước thụ tinh

Chọn giống

Việc chọn được một con lợn đực giống tốt là vô cùng quan trọng vì nó góp phần tạo nên một nửa chất lượng của đàn. Các lĩnh vực cần xem xét khi chọn heo nái hậu bị sinh sản:

– Lợn được chọn có ít nhất 12 núm vú để có thể nuôi được một lứa lớn

– Chọn lợn nái hậu bị sinh sản ở thời điểm cai sữa, cần lọc tiếp khi được 5 – 6 tháng.

– Chọn con cai sữa lớn nhanh sẽ ăn ít hơn với mỗi cân tăng. Nên ít tốn kém hơn để giữ nái.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản – điều cơ bản cần nắm vững

– Lợn nái hậu bị được chọn phải có bề ngoài tốt tức là theo một số tiêu chí như chân khỏe,…

– Không nên chọn cho mục đích nhân giống con có các núm vú nhiều và tịt.

ky thuat phoi giong cho heo

Dấu hiệu động dục ở lợn theo giai đoạn

Giai đoạn 1: Dấu hiệu sớm

– Bồn chồn xông xáo trong chuồng

– Cơ quan sinh dục chuyển sang màu đỏ và sưng tấy

– Tiết dịch nhầy màu trắng

Giai đoạn 2: Dấu hiệu thời gian

– Động dục thực sự kéo dài trong 40 – 60 giờ

– Cơ quan sinh dục bớt sưng đỏ

– Tiết dịch nhầy nhớt

– Có xu hướng gần và được gần bởi những con đực.

Lợn nái hoặc lợn giống sẽ đứng im nếu có áp lực đè lên thân (chấp nhận con đực đang đè lên mình. Vì vậy, đây là giai đoạn chín để cử lợn đực giống).

Giai đoạn 3: Dấu hiệu sau động dục

– Lợn nái / lợn giống sẽ không đứng yên khi có áp lực đè lên lưng.

– Tình trạng sưng tấy của cơ quan sinh dục biến mất.

Hỗ trợ

Lợn đực non có thể cần hỗ trợ trong việc xếp đôi. Chắc chắn rằng bàn và cổ tay sạch sẽ và móng tay được cắt tỉa.

Để cải thiện khả năng thụ thai: Nghiền 1 kg hạt hạt sen và trộn với thức ăn của nái. Cho 2 lần mỗi hôm trong 3-5 hôm.

Heo nái béo dễ dẫn đến khó thụ thai. Do đó, nếu heo nái quá béo, nên bớt lượng ăn của heo nái.

Lý do heo không đậu thai

– Con nái quá béo.

– Là chu kỳ đầu tiên của nái

– Heo đực quá non.

– Heo đực phối giống quá sức (phối hơn 5 lần mỗi tuần).

Chăm sóc và quản lý chăn nuôi lợn nái sinh sản

Nên hạn chế năng lượng của heo nái hậu bị đã lựa nhằm ngăn ngừa tình trạng thừa cân. Các thứ khác ngoài năng lượng cần được cho đáp ứng mức tối thiểu hàng ngày.

Chuyển nái hậu bị sang chuồng mới, tăng cường vận động. Và cho con đực tiếp cận đều đều bắt đầu từ 160 đến 180 ngày sẽ giúp kích thích sự bắt đầu động dục.

Nên trì hoãn phối cho đến lần động dục hai hoặc ba để tăng khả năng đẻ nhiều lứa. Và ngăn ngừa hiện tượng hỏng giao phối. Những đực không thành công sau phối hai lần động dục nên cho chuyển đổi sang nuôi lợn thịt.

Tương tự như vậy, những heo nái hậu bị mà chín tháng vẫn chưa biểu hiện cũng nên được chuyển sang nuôi thịt.

Với kỹ thuật phối giống cho heo mà nuoitrong.vn hướng dẫn trên đây, mong rằng nhà nông sẽ có thêm những lưu ý khi thực hiện. Để từ đó có được những đàn heo con đẹp, khỏe.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận