Những năm trở lại đây, người dân đổ xô vào nuôi chim cút. Vì thịt của nó giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến, dễ nuôi, chi phí đầu tư trang trại thấp. Hôm nay, các bạn hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu thêm về kĩ thuật nuôi chim cút nhé.
Nội dung
Giới thiệu chung về chim cút
Chim cút hay được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là chim cay. Có tên khoa học là Coturnix coturnix. Chúng có kích thước nhỏ nhắn gần bằng gà tre.
Thân hình của nó chắc nịch, đôi cánh dài và nhọn. Lông chim có màu đen và trắng đan xen nhau tạo nên màu sắc rất bắt mắt. Con đực có cằm trắng.
Chúng sống ở trên cạn. Thức ăn của chúng là sâu bọ, các con mồi nhỏ, hạt thóc, hạt lúa,.. Nhưng vì mục đích kinh tế nên người nông dân thường cho chúng ăn cám, bột ngô để nhanh lớn. Trung bình mỗi con nặng khoảng 100g và nuôi khoảng một tháng là có thể thịt.
Trên thị trường có rất nhiều giống chim cút nhưng tiêu biểu nhất là chim cút Nhật Bản và chim cút Mỹ. Chúng khá khó nhìn, luôn ẩn mình vào những đám cỏ hay bụi cây. Không thích bay nhưng lại thích đi chậm và bò.
Lợi ích của trứng và thịt chim cút đem lại cho người tiêu dùng
Trứng chim cút
Một tổ nó có thể đẻ từ 6-10 quả, mất khoảng 15 ngày để nở thành chim non. Trứng bé, chỉ bằng một nửa kích cỡ của trứng gà. Nhưng chất dinh dưỡng của nó mang lại lại vượt trội hơn so với trứng gà và trứng vịt.
Lòng trắng trứng chủ yếu bao gồm khoảng 90% nước, trong đó có 10% protein hòa tan, hầu như không chứa chất béo. Còn lòng đỏ thì chứa nhiều lipit, vitamin, protein, sắt, selen,.. Do đó một quả trứng chim đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người ăn.
Selen giúp ngăn ngừa mắc các bệnh lí liên quan đến tuyến giáp. Vitamin B12 giúp tăng số lượng hồng cầu, tránh bị thiếu máu. Trứng cút có tính kháng khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ cho huyết áp ổn định.
Trứng được rất nhiều chị em phụ nữ rất yêu thích vì có tác dụng làm đẹp. Trong trứng có chứa Tyrosine giúp da mịn màng, trắng hồng, hạn chế mọc mụn.
Lưu ý: Không nên tiêu thụ quá nhiều lượng trứng trong một ngày khiến bạn có thể bị đầy bụng. Nên kết hợp với nhiều thực phẩm khác. Vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến các món ăn từ trứng. Tuyệt đối không nên ăn trứng ung, trứng bị hỏng hoặc đã để quá lâu.
Thịt chim cút
Thịt chim cút chứa hàm lượng protein khá cao nhiều hơn so với thịt của các động vật khác. Nhưng hàm lượng chất béo lại thấp hơn. Chính vì vậy, thịt chim cút rất phù hợp với những người đang ăn kiêng.
Sắt, canxi, đồng, các yếu tố vi lượng,..trong thịt bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng cho người mới ốm dậy, cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.
Các món ăn được chế biến từ thịt và trứng chim cút
Trứng cút
Trứng chim cút là một thực phẩm phổ biến và quan trọng trong nấu ăn. Nó được yêu chuộng ở nhiều nơi trên thế giới gồm cả ở châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ. Ở Nhật bản, trứng cút được sử dụng cả lúc sống và lúc chín như món tamago trong sushi.
Ở các nước Nam Mĩ trứng chim được ăn kèm với bánh mì kẹp, xúc xích. Món ăn đường phố Philippin được chế biến từ trứng cút luộc đã chín, nhúng với bột xiên giòn. Sau đó, cho qua chảo dầu và xiên các quả trứng lại ăn cùng nước sốt đậm đà.
Ở Việt Nam, trứng cút có thể kho cùng với thịt lợn, thịt gà. Là một nguyên liệu không thể thiếu của các món ăn vặt như trứng cút xào me, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng,..
Thịt chim cút
Thịt chim cút trở thành một món ăn rất được yêu thích ở các nước trên thế giới như Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ấn Độ,.. Đặc biệt là ở Việt Nam. Thịt chim có thể nhai được cả xương. Vì xương của chúng mềm, nhỏ, dễ nhai nên lấy chúng ra không tiện.
Mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số món ăn ngon được chế biến từ thịt chim cút:
Món chim cút kiểu Tây Ban Nha: chế biến bằng cách nhồi chim cút với hỗn hợp nấm, hành lá, rau thơm, một chút bơ, nước chanh. Sau đó con chim được cho vào trong lò nướng , nướng vàng lên. Ăn kèm với nó là rau mùi, bánh mì và nước sốt.
Món xôi nghệ chim cút: lọc thịt chim cút ướp gia vị với bột canh, mì chính, một chút hạt nêm, tỏi băm nhỏ. Bạn có xào qua với ngọn lửa nhỏ và nắn lại thành những viên trông giống viên bi. Bọc một lớp xôi ở bên ngoài là ta đã hoàn thành xong món ăn.
Cháo chim cút: Đây là món ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Bạn cho thịt chim cút đã được rửa sạch, linh kĩ trong nồi áp suất. Sau đó, cho gạo nếp vào nấu đến khi gạo chín đều. Thêm chút hạt tiêu, rau thơm giúp món ăn thêm ngon, đẹp mắt
Hướng dẫn nuôi chim cút khỏe mau lớn
1. Môi trường sống
Chuồng nuôi chim phải sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt. Vì chim cút là loại động vật sống ở trên cạn. Thường xuyên dọn dẹp, thay trấu. dọn phân chuồng chim cút.
Nhiệt độ phù hợp nhất với chim mới đẻ khoảng 20-25 độ C. Còn đối với chim cút bình thường là nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C. Nhiệt độ phòng không hợp lí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất ra trứng và thịt chim cút.
2. Giống chim cút
Giống chim cút có thể được mua ở trang trại nuôi chim hoặc có thể ấp trứng nở thành con. Dù giống được lấy theo cách nào thì con chim cút được chọn phải là những con mạnh khỏe, không bất thường, ham ăn, lông mượt, nhanh nhẹn.
3. Chuồng nuôi
Bạn có thể nuôi chim trong lồng nếu muốn kinh doanh. Chuồng được làm bằng cọc thép dựng thẳng đứng lên trên, xung quanh được quấn bằng lưới. Có chiều cao hơn đầu người một chút. Bạn không nên làm chuồng quá cao sẽ gặp khó khăn khi thu hoạch trứng.
Chuồng được chia thành những khoang nhỏ, mỗi khoang cao tầm một gang tay. Ta nên tạo độ dốc cho khoang để trứng sau khi đẻ sẽ tự lăn ra ngoài và vệ sinh chuồng dễ dàng hơn. Mái chuồng được làm từ rơm, rạ, cỏ để khi chim nhảy lên cũng không bị làm sao.
Lưu ý: Bạn nên làm chuồng cho chim cút chắc chắn, cẩn thận. Vì chim là món mồi ngon của mèo, cáo, chó,.. chúng sẽ ăn hết cả đàn chim trong một nháy mắt. Và khi trời mưa, bão, gió lớn sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chúng.
Hoặc bạn có thể thả vườn nếu nhà có vườn rộng. Dùng lưới quây gọn một khu vườn cho chúng sinh sống.
4. Thức ăn của chim cút
Thức ăn hàng ngày của chim phải đảm bảo chất dinh dưỡng. Có đầy đủ tinh bột, chất khoáng,..Muốn chúng nhanh lớn thì phải cho ăn cả ngày lẫn đêm. Máng thức ăn của chim càng dài càng tốt sẽ giúp chúng có nhiều diện tích để đứng hơn khi ăn.
Tùy thuộc vào độ tuổi mà lượng thức ăn cho chim cút là nhiều hay ít. Trong một tháng đầu khi mới sinh nên cho chim ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, mùi thơm, nên ăn nhiều bữa một ngày.
Giai đoạn từ một tháng đến hai tháng, ta nên cho chim ăn một lượng vừa phải, không quá lo, không được bỏ đói. Vì chim sắp chuẩn bị vào giai đoạn sinh sản.
Giai đoạn đẻ trứng nên cho chim ăn cả ngày và đêm để chim trứng đẻ ra to, tròn, có nhiều chất dinh dưỡng. Ngô nghiền nhỏ, cám gạo, bột cá được trộn lẫn với nhau làm thức ăn cho chim. Thường xuyên chiếu sáng cả ngày lẫn đêm để chim ăn được nhiều hơn.
5. Nước uống
Nước uống của chim phải sạch sẽ, không lẫn sạn, lẫn thức ăn. Đảm bảo đầy đủ lượng nước trong một ngày là 100ml nước. Có thể hòa lẫn trong nước một lượng nhỏ thuốc đi ngoài để chim luôn khỏe mạnh, phân không bị nát.
Với công nghệ hiện đại, những hộ nông dân đã lắp đặt hệ thống máng nước tự động cho chim cút. Chúng chỉ cần đặt mỏ vào vòi là nước tự chảy xuống. Phương pháp này thật sạch sẽ và không lãng phí nước đúng không nào.
6. Phòng bệnh cho chim cút
Bệnh Newcastle
Hay được biết đến với bệnh gà rù hoặc tân thành gà. Bệnh do virus Newcastle gây lên ở tất cả các loại gia cầm như gà, ngan, ngỗng,..
Biểu hiện: đầu bị sưng phồng lên, mặt phù, xù lông, chân bị tê liệt không đi lại được. Phân có màu khác lạ so với bình thường. Ho, đầu lệch sang một bên. Bệnh lây lan rất nhanh có thể dẫn đến chết.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là mùa xuân. Vì lúc này độ ẩm không khí cao, trời thường xuyên mưa phùn ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển nhanh chóng. Các con đường lây nhiễm: thông qua hệ tiêu hóa và con đường hô hấp.
Cách phòng bệnh Newcastle: vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát chuồng trại nơi chim cút ở. Tiêm phòng vaccine, bổ sung thuốc bổ nhằm tăng sức đề kháng cho chim. Khử trùng bằng vôi, sát khuẩn sạch sẽ.
Trộn thuốc phòng bệnh cùng với nước uống để tăng cường hệ miễn dịch. Rửa sạch máng ăn, để ý lượng thức ăn hàng ngày của chim. Nếu thất hiện tượng bất thường thì phải báo ngay với bác sĩ thú y để có giải pháp hợp lí.
Bệnh phó thương hàn
Bệnh do vi khuẩn Salmonellosis gây lên. Nó cũng gây bênh cho nhiều loại gia cầm khác như gà, vịt, ngan,. Chim mắc bệnh này có thể ở mọi lứa tuổi không kể lớn, bé ai ai cũng bị bệnh. Lây qua con đường tiêu hóa là con đường lây lan phổ biến nhất.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào những mùa có thời tiết mát mẻ, mưa ẩm nhiều như mùa xuân, mùa thu,..
Biểu hiện thường thấy: chim mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, phân loãng, dính máu. Chân khô, lông thì xù dựng đứng lên.
Cách phòng bệnh: Đảm bảo chuồng thoáng mát, nhiều ánh nắng. Nước uống sạch sẽ, thức ăn hợp vệ sinh. Vệ sinh định kì, sát trùng chuồng trại sạch sẽ.
Thu hoạch chim cút
Sau 2 tháng chăm sóc, chim đã sản xuất ra trứng. Mỗi con có thể đẻ được khoảng 400 quả/năm. Một con số thật khủng khiếp đúng không nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể kinh doanh thịt trứng cút- loại thịt này cũng được ưa chuộng trên thị trường
Trên đây là cách nuôi chim cút tại nhà đơn giản, đạt năng suất cao. Cảm ơn các bạn đã xem và hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu thêm về nhiều kĩ thuật nuôi của các động vật khác nhé.
Theo: Thu Hà