Kỹ thuật nuôi ong lấy mật ”một vốn năm lời”

Nuôi ong mật đang trở thành một nghề mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân. Mà không cần quá nhiều nguồn nhân lực và vốn đầu tư. Kỹ thuật nuôi ong lấy mật đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi lao động.

Mời các bạn cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho hiệu quả cực cao.

Chỉ với khoảng 20 đến 25 triệu đồng, các bạn có thể bắt đầu mô hình nuôi ong mật theo tiêu chuẩn vietgap.

Khởi điểm, các bạn nên nuôi ong với quy mô không quá nhiều. Khoảng 30 đàn trên diện tích 100 mét vuông. Ngay trong năm đầu tiên, các bạn đã có thể thu hoạch mật. Và nếu thuận lợi, sang đến năm thứ hai, các bạn có thể phát triển quy mô đàn. Thu hồi được vốn và có lãi.

Nuôi ong mật cũng góp phần vào quá trình thụ phấn tự nhiên. Ví dụ với một số cây ăn quả như quýt, dưa hấu,… hay các loại trái làm rau như mướp, cà chua,…

Nội dung

Hiểu hơn về quy trình kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Đặc điểm

Ong mật là loài có tổ chức xã hội rất cao và chặt chẽ, chúng rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và các điều kiện tự nhiên bất lợi như mưa, nắng, gió.

ky thuat nuoi ong lay mat

Phân chia vùng trên bánh tổ ong

Ong thường xây 5 – 8 bánh tổ. Trên một bánh tổ được phân chia ra làm các vùng rõ rệt. Vùng mật phía trên cùng, có chiều cao khoảng 25 – 30 mm. Cạnh vùng mật là vùng phấn, có chiều cao tương tự từ 22 -25 mm.

Bên dưới vùng phấn là ùng ấu trùng ong thợ. Hai bên mép của vùng ấu trùng ong thợ là vùng ấu trùng ong đực. Dưới cùng là vị trí của các mũ chúa tự nhiên.

Đàn ong mật bao gồm các thành viên ong chúa, ong đực và ong thợ.

cac loai ong tron dan

Lựa chọn địa điểm nuôi ong

Trước khi bắt đầu nuôi ong, các bạn cần đi khảo sát thật kỹ địa điểm đặt trại ong. Đây phải là nơi có không gian rộng rãi, trong sạch, cách xa các nhà máy sản xuất đường, kẹo.

vung lay mat

Vì ong sẽ bị hấp dẫn, bay vào các khu sản xuất, kho chứa của nhà máy và sẽ bị chết nhiều. Và đặc biệt phải cách xa các trại ong ngoại, ong Ý khoảng 5 km. Trại ong cần phải nằm ngay trung tâm nguồn mật và nguồn phấn.

Để ong tăng chuyến bay và giảm năng lượng chi phí cho mỗi chuyến bay. Khoảng cách từ nơi đặt ong đến nguồn hoa giới hạn trong phạm vi từ 500 – 1200 m. Đối với từng loại nguồn hoa, các bạn có thể ước lượng số thùng ong mình có thể nuôi

ky thuat nuoi ong lay mat

Ví dụ, với các cây nhãn to thì nên đặt 1 thùng cho mỗi 2 cây. Với vườn bạch đàn thì nên đặt 10 thùng / ha. Với cây đay thì nên đặt 9 thùng / ha. Dựa vào các yếu tố trên. Các bạn có thể tự chọn một khu vực nuôi ong thích hợp.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết khi nuôi

Thùng ong và khung cầu, các dụng cụ nuôi ong khác

Thùng nuôi ong và các phần phải làm từ gỗ khô. Không bị kênh, thoát hơi ẩm tốt. Hợp lý hơn cả là loại gỗ thông. Nên dùng các loại gỗ cây gạo, mít, mỡ, xoan rừng. Không sử dụng các loại gỗ có tẩm hóa chất.

Xem thêm  Nuôi dế mèn "cực đơn giản" và tiết kiệm cho người mới bắt đầu
thung nuoi ong

Thùng ong phải kín, có cửa sổ và cửa ra vào.Tránh để kẽ hở quá lớn khiến địch hại có thể xâm nhập. Người nuôi ong còn cần tới một số dịch vụ khác là cầu tạo chúa, thước ong, máy quay mật,… Tất cả các đồ dùng này, các bạn đều có thể mua tại các cơ sở chuyên sản xuất thiết bị nuôi ong.

Cách sắp đặt đàn ong trong trại

Đàn ong cần được sắp xếp tại nơi thoáng mát. Nên xếp thùng ong dưới cây to trong vườn nhà. Trong một khu không vượt quá 60 đàn.

thung nuoi ong

Tại sao quy mô lại như vậy? Thứ nhất là để tránh được hiện tượng cạnh tranh về nguồn thức ăn. Giảm được số lượng đàn ong trên một đơn vị diện tích nguồn hoa.

Thứ hai, với mật độ số đàn ong ở trong trại như vậy sẽ phù hợp với một công lao động bình thường của người dân Việt Nam.

Khoảng cách giữa hai đàn ong trong một trại ít nhất là 1,5 – 2 m. Không nên đặt quá dày và cũng không nên đặt thẳng hàng với nhau. Tốt nhất các bạn nên đặt thành từng cụm 3 – 4 thùng ong.

Quay cửa tổ về các hướng khác nhau. Làm vậy để tránh được hiện tượng ong vào nhầm tổ, vì một số loại ong nội địa xác định vị trí hơi kém. Tránh được hiện tượng cướp mật của nhau.

Thùng ong cần kê cao trung bình từ 40 – 50 cm chống cóc ăn ong. Mùa hè đặt cao để thông khí thoáng mát, mùa đong đặt thấp để tránh gió thổi.

Quản lý giống ong – Chọn giống ong

Khi bắt đầu nuôi ong, các bạn cần chọn được đàn ong giống đạt yêu cầu. Đàn ong giống cần biết nguồn gốc rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại. Để chọn giống, các bạn phải chú ý đến những đặc tính riêng biệt của loài ong.

Đối với ong nội địa thì đàn ong giống của chúng ta phải có tối thiểu 3 cầu trở lên. Quân và cầu phải tương đương. Có nghĩa là khi ta nhấc cầu ong lên, phải quan sát được ong thợ phủ kín cả hai mặt của bánh tổ.

Bởi vì khi ong thợ phủ kín hai mặt của bánh tổ thì sẽ đảm bảo ủ ấm được cho ấu trùng. Và điều hòa được nhiệt độ cũng như ẩm độ ở trong đàn ong để ấu trùng được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Một tiêu chí nữa đó là bánh tổ (hay còn gọi là sáp) phải có màu vàng sáng. Trên bánh phải có gồm mật, phấn, trứng, nhộng, ấu trùng.

Điều đó chứng tỏ một đàn ong có ong chúa tốt, đang đẻ ở giai đoạn ong kế cận nhau. Có tích lũy đầy dủ thức ăn để dự trữ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của ong.

Tiêu chuẩn ong chúa

Tiêu chuẩn thứ tư là ong chúa phải trẻ. Đối với ong chúa trẻ thì bao giờ trên mình ong chúa cũng được bao phủ một lớp lông tơ mịn và toàn thân ong chúa có màu nâu hoặc nâu đen.

Nếu như thấy ong chúa có màu đen bóng hoặc không có lông tơ bao phủ thì chứng tỏ đó là con ong chúa đã già.

Xem thêm  6 vật nuôi đặc sản cho giá trị kinh tế cao hiện nay

Tiêu chí thứ năm rất quan trọng đối với bất kỳ một đàn ong giống nào. Đó là đàn ong phải khỏe mạnh và không bị dịch bệnh.

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật – tạo ong chúa

Đối tượng của chọn giống là cả đàn ong. Mặc dù ong thợ biểu hiện tất cả các đặc tính của đàn nhưng chúng lại không tham gia vào quá trình sinh sản.

Ngược lại ong chúa và ong đực không thể hiên đặc điểm của đàn nhưng lại quyết định thế hệ sau của chúng là các ong thợ.

Sức đẻ trứng của ong chúa là chỉ tiêu chính để đánh giá chúa tốt. Sức đẻ trứng càng tốt thì đàn càng đông quân và năng suất mật càng nhiều.

Sau khi các bạn chọn được những giống ong tốt, thì bắt đầu tiến hành nhân giống ong. Nghĩa là để có thêm đàn ong, các bạn buộc phải có thêm ong chúa mới đạt chất lượng. Tạo chúa di trùng là phương pháp tạo chúa cơ bản nhất trong nghề nuôi ong hiên đại.

Có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào trong năm, lại chủ động được số lượng chúa, thời gian nở của chúa.

Các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ: khung cầu tạo chúa, quản chúa, kim di trùng, nước lọc, sáp ong đun chảy, que đóm để làm đế mũ chúa.

tao mu chua

Sau khi có đầy đủ dụng cụ thì đầu tiên ta phải nhúng quản chúa vào bát nước lọc. Sau đó nhúng vào sáp đã nóng chảy, nhúng lại vào bát nước lọc.

Dùng hai ngón tay xoay nhẹ ra, ta thu được một núm nhỏ bằng sáp gọi là đế mũ chúa. Lần lượt như vậy, ta sẽ làm đủ số lượng mũ chúa cần thiết.

Gắn mũ chúa lên khung

Thông thường đối với ong nội địa thì một cầu tạo chúa ta sẽ làm khoảng 30 mũ chúa. Nghĩa là với mỗi một thang của cầu chúa ta sẽ gắn khoảng 10 đế mũ chúa.

ky thuat nuoi ong lay mat

Những mũ đạt tiêu chuẩn là mũ tròn, có độ dày nhất định không được mỏng quá hay dày quá. Nếu mỏng quá thì khi thao tác dễ làm méo thì ong thợ sẽ không tiếp nhận. Sau khi có đủ số chén sáp, các bạn lần lượt gắn vào đế mũ chúa.

Và sau cùng là gắn tất cả chúng lên khung tạo mũ chúa. Đế mũ chúa làm từ những que đóm với phần đầu cắt nhọn. Mục đích là để sau khi khai thác mũ chúa, các bạn có thể cắm trực tiếp vào bánh tổ khi giới thiệu chúa cho đàn ong mới.

Cố gắng chi đều khoảng cách mũ chúa ở trên mỗi thang để ong thợ dàn đều trên cầu tạo chúa, ủ ấm cho các mũ. Sau khi gắn xong hết thì xoay mũ chúa quay xuống phía dưới , kiểm tra độ bám chắc của đế mũ chúa và khung cầu.

gan mu chua

Tiếp đến cần lựa chọn cầu ong có nhiều ấu trùng dưới ba ngày tuổi để đưa vào chén sáp. Mỗi một đáy chén sáp cho một ít mật vào để khi đưa ấu trùng vào không bị rơi ra ngoài. Dùng kim di trùng lấy các ấu trùng dưới ba ngày tuổi.

Cố gắng càng ít ngày thì càng tốt. Lưu ý trong quá trình thao tác tuyệt đối phải nhẹ nhàng chính xác. Khi đưa kim xuống phải lựa múc vào lưng ấu trùng. Để tránh làm xây xát ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là chết ấu trùng.

Xem thêm  Nhện lạc đà – Sự thật và huyền thoại về sinh vật khát máu!

Theo dõi mũ chúa đạt yêu cầu

Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi ong để người nuôi ong nuôi các ong chúa để tiến hành chia đàn và tách đàn trong những vụ mật tiếp theo. Đặt khung cầu tạo chúa vào giữa của đàn ong.

Đàn phải được tách ong chúa trước 6 tiếng khi cho cầu tạo chúa vào. Khi cho vào không được chèn thước để ong thợ ủ kín các đế mũ chúa và bón được nhiều sữa chúa.

Đàn ong sẽ đủ ấm cho ấu trùng và nuôi mũ chúa lớn lên. Thời gian này đảm bảo theo dõi đàn ong để tạo ra điều kiên tốt nhất cho mũ chúa sinh trưởng. Đến cuối ngày thứ 9 – đầu ngày thứ 10 sau đó. Ta tiến hành kiểm tra để khai thác mũ chúa.

Vậy cần kiểm tra những gì? Ta cần xem mũ chúa đã bịt nắm chưa và mũ chúa nào không tiếp thu. Mũ chúa tiếp thu ong thợ sẽ xây cao lên và bịt nắp. Ta thu hoạch các mũ chúa này để chia đàn hoặc thay ong chúa.

ky thuat nuoi ong lay mat

Dùng dao nhẹ lựa vào phần dưới đế mũ chúa tách nhẹ ra. Tiến hành nhanh gọn để tránh mũ chúa tếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu.

Chia đàn ong

Trong quá trình nuôi ong, các bạn phải chủ động chia đàn để tăng số lượng đàn ong, để bán ong, hoặc để hạn chế tình trạng ong chia đàn tự nhiên. Có 2 phương pháp chia đàn có thể áp dụng là chia đàn song song và chia đàn rời chỗ.

Chia đàn song song 

Gắn mũ chúa mới tạo vào thùng ong cũ (không có chúa)

Để chia đàn song song, chọn thùng có kích thước và màu sắc tương tự với thùng ong định chia đàn. Để khi ong thợ bay về nhận dạng được cả hai thùng.

Lưu ý khi nhấc cầu ong lên để chia thì phải tìm chính xác được ong chúa. Tìm được thì chuyển ngay cầu ong sang thùng mới.

ky thuat nuoi ong lay mat

Khi lượng ong thợ đã về đều 2 thùng (cũ và mới) thì các bạn nên giãn 2 thùng ra xa vị trí ban đầu. Đảm bảo cách xa nhau khoảng 1 – 2 m và hướng cửa tổ chếch về hai phía khác nhau.

Để ong thợ không về nhầm tổ sau này. Và ong chúa khi đi giao phối không vào nhầm tổ bên cạnh.

Chia đàn rời chỗ

Ngoài ra đối với cách chia đàn rời chỗ. Các bạn áp dụng cách làm tương tự như trên. Nhưng đàn ong sau khi được chia phải di chuyển ra xa, cách nhau trên 1,5 km.

Về kỹ thuật nuôi ong lấy mật, vẫn còn những quy trình quan trọng khác. Đó là bước ghép đàn ong, kiểm tra đàn ong, cho ong xây bánh tổ. Cách cho ong ăn và uống nước đồng thời chống nóng và chống rét cho đàn ong. Đòi hỏi khả năng quan sát nhạy bén và biết được các kinh nghiệm của người nuôi ong.

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật phần 1 xin dừng lại tại đây. Xin mời các bạn tìm hiểu tiếp về kỹ thuật nuôi ong lấy mật trong phần 2.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận