Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản hiệu quả nhất

Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về kỹ thuật nuôi nhím sinh sản. Nhím được chọn nuôi bởi hiện giá bán cao, nuôi đơn giản. Thức ăn dễ kiếm, chi phí nuôi nó thường không có lớn, chủ yếu là tiền chúng ta mua con giống thôi.

Nội dung

Một số đặc điểm của nhím

Chúng ta sẽ đi phân tích về các đặc điểm sinh học của con nhím. Các phần về sinh sản của nhím như là thức ăn và chúng ta chăm sóc quản lý. Cũng như là xây dựng cái chuồng trại nuôi thế nào cho nó hợp lý. Và cách chúng ta phòng và trị một số dạng bệnh lý trên nhím như thế nào?

Đầu tiên là chúng ta sẽ đi đến phần về hình dáng của con nhím. Thì nhìn bên ngoài so với các loài gặm nhấm, thường là con nhím thuộc diện lớn nhất. Và nó sẽ nặng trung bình quanh quanh gần hai mươi ký đối với con trưởng thành.

Và cái thân cũng như cái đuôi nó sẽ về từ tám mươi đến chín mươi phân. Nhìn chung có thể nói là hơi ục ịch, thân tròn lẳn, phần đầu ngắn.

Phần răng trước cũng rất phát triển và sắc phù hợp cho việc gặm. Hai chi sau sẽ ngắn hơn hai chi trước cùng với bộ móng rất sắc.

ky thuat nuoi nhim

Ở trên lưng nó có những gai cứng và nhọn, nằm ở nửa lưng chừng phía sau. Chứ không phải nằm hết toàn thân và gai này dài mười đến ba mươi phân.

Và nhím đực sẽ có đuôi dài hơn so với con cái. Bản chất của chúng tương đối hiếu chiến, sẵn sàng cắn nhau với con đực còn lại để tranh giành lãnh thổ của nó.

Nhím cái có sáu vú chia hai hàng, bà con cần lưu ý đặc tính như này. Lúc để nhím con ăn chúng giữ tư thế như vậy, bụng vẫn hướng quay bên dưới.

Về tập tính của con nhím

Nhím thuộc nhóm vật nuôi có tính huyết thống. Tức có nghĩa đàn nhím con chỉ bình an khi trong chuồng cùng với chính con nhím bố. Nếu không sẽ bị cắn ngay.

Bởi vậy bà con chú ý rằng khi nhím cái sinh được lứa này với một nhím đực rồi. Thì chắc chắn khi đang ở cùng đàn con, muốn sang lứa tiếp theo cần chọn đúng đực cũ. Nếu muốn chuyển đực mới tạo đàn tốt hơn thì cần tách đàn con riêng ra. Cho nên là bà con đặc biệt lưu ý tập tính gia đình rất là cao trong kỹ thuật nuôi nhím.

Thông thường chúng ở từng cá thể một, chỉ tới mùa đẻ thì nó sẽ đi kiếm nó ghép thôi. Và con đực nó sẽ đi chọn để phối giống. Bởi thế để hợp đặc tính này chúng ta nên ghép chúng thành từng cặp riêng. Cho vào từng ô.

ky thuat nuoi nhim

Nhím thích ở những chô khô ráo và để những chỗ che chắn để trú ẩn. Ngược điều này chúng không thích, và bà con cũng để ý rằng nhím hoạt động ban đêm.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi chim trĩ 7 màu

Trong tự nhiên nhím khá đề phòng môi trường sống, nhất là tiếng động. Chúng sẽ chỉ ra ngoài khi cảm thấy an toàn. Và bản chất phòng thủ của nhím bị động, nó không hung dữ như các loài khác.

Và vũ khí tấn công của nó như bà con biết, chủ yếu là từ bộ lông của nó.

Về kỹ thuật nuôi nhím

Chuồng nuôi nhím

Về cái chuồng bà con cần chắc chắn được độ khô thoáng. Có rãnh thoát cũng như là cái chuồng phải yên tĩnh, tránh gần đường cái xe cộ. Và cách xa nhà ở, bà con lưu ý vấn đề này.

Thì về cái hệ thống chuồng nó bảo nó sẽ bao gồm nhiều cái ổ để chúng ta nhốt. Thì cái khu nhốt bà con có thể làm một hay là nhiều dãy. Có thể là một, hai hay ba dãy bà con tùy theo diện tích của chúng ta có.

Và cái lối đi bà con có thể chừa ra khoảng một mét. Nó có mương để thoát nước nằm ở hai bên chuồng, tạo ở vị trí đó thò sẽ hợp lý hơn. Và diện tích của chuồng trung bình là cỡ khoảng một mét vuông một con. Như vậy là hợp lý rồi, và mỗi ô bà con chú ý kích thước như sau:

1,5m x 1 – 1,5m x 1 – 1,2m tương ứng với ba chiều dài, rộng, cao.

Đây là kích thước mà phù hợp cho kỹ thuật nuôi nhím sinh sản. Thì về tường quanh chuồng bà con chú ý dùng bằng gạch không cần chát cũng được hoặc đan bằng sắt phi 6. Thì nếu như mà khung lưới sắt thì cũng phải xây kín phần bên dưới, ít nhất là sáu mươi phân.

Chúng ta xây như vậy để tránh cho chân của con nhím này nó lọt qua khu vực bên kia. Nó sẽ ảnh hưởng hai ô cạnh nhau và hai con sẽ đấu với nhau, sẽ bị trầy xước. Bà con lưu ý vấn đề này nhé.

Nền chuồng

Với cái nền thì bà con làm bằng bê tông hoặc là bằng gạch dày. Cỡ khoảng từ tám cho đến mười phân chẳng hạn. Và bà con chú ý là có độ nghiêng nhé, nếu như làm hai rãnh hai bên. Thì độ nghiêng về phía hai rãnh là ba đến năm độ. Lỗ thoát đủ rộng để cọ chuồng dễ dàng.

Xung quanh chuồng phải có rào bằng thép B40, cao một mét rưỡi là hợp lý. Hoặc là quây quanh bởi nhà kín. Các ô có cửa sau để dọn phân, cửa trước để lùa nhím di chuyển.

Chọn giống nhím

Bà con nên chọn trang trại có nguồn gốc nhím tin tưởng. Và nên xem xét kỹ để chọn được nơi có nguồn nhím tốt. Hoặc cũng có thể nhờ được người có kinh nghiệm chỉ dẫn. Ví dụ một số đặc điểm như là đẻ sớm, tỷ lệ đẻ sống nhiều và lớn nhanh, tiêu thụ đồ ăn ít. Có giống tốt như vậy thì áp dụng kỹ thuật nuôi nhím chắc chắn có lời.

Xem thêm  Rắn hổ mang bao nhiêu tiền 1kg? Mua có khó không?

Thì các đặc điểm trên nó bao gồm bản chất di truyền. Cũng như là trình độ mà nuôi dưỡng của người nuôi. Bởi thế cái này ổn nhất bà con liên hệ với trại nào có mô hình nuôi nhím hiệu quả. Chúng ta đến đó học hỏi, mua giống, chúng ta xem xét tình hình.

Một số địa chỉ chúng tôi xác nhận có nhím giống tại đây.

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi nhím

Thường rất đa dạng và phong phú ví dụ như là su hào, ổi, đu đủ, rễ cây. Hay là các loại côn trùng như dế, giun đất,… Thì bà con phải cho một con nhím lớn ăn thức ăn thô từ nửa ký trên một con một ngày.

Ví dụ như là lá sung, các dây khoai lang, cây lạc, cây ngô hay là lá mít,… Và thức ăn tinh là cỡ khoảng ba lạng trên mỗi con mỗi ngày. Ví dụ như lạc, ngô, bí ngô,…

Các dạng nhiều chất như là ổi xanh, chuối xanh, quả sung,… hoặc thức ăn khoáng hai đến ba gam một con một ngày là hợp lý rồi.

Với nhím đẻ sai cỡ khoảng ba con trở lên. Thì chúng tôi hướng dẫn ở trên bà con nên dùng thêm từ hai đến ba lạng lạc hoặc không có thì thay bằng đậu nành. Chúng ta rang lên thì bà con có thể cho theo khẩu phần ăn cơ bản.

Nhím sinh sản

Nhím độ ngót một năm có cân nặng tầm một yến. Và thời điểm này nó bắt đầu sinh sản rồi. Con nhím sinh sản sáu tháng một bận được một đến ba con.

Trong kỹ thuật nuôi nhím sinh sản ta nuôi con giống mỗi con một chuồng. Khi quan sát trong khi nuôi thấy dấu hiệu rồi thì mới ghép vào hai con một. Cho chúng ở cùng nhau một vài ngày, đến khi xong việc rồi thì lại tách ra.

Thời gian động dục một lần thì khoảng hai đến ba hôm. Nếu phối không có chửa thì khoảng ba mươi đến ba mươi hai ngày sau sẽ trở lại.

Nếu như mà đẻ chết con thì sao khoảng từ mười đến mười lăm hôm nó sẽ động dục trở lại. Bà con lưu ý vấn đề này.

ky thuat nuoi nhim

Nếu để ý kỹ bà con sẽ thấy nhím cái có một ít chất nhờn trong ngày đòi phối. Dấu hiệu này không rõ nên bà con cần để ý kỹ.

Dấu hiệu dễ thấy nhất là bà con sẽ thấy nó đi vòng vòng trong chuồng, cảm giác như xông xáo. Nó ngửi liên tục, nếu như mà ta chạm vào thì chúng không tự vệ. Đôi khi nó sẽ bỏ bỏ ăn trong ngày này nên bà con cần xem kỹ để tránh nhầm với bệnh.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi ong lấy mật ''một vốn năm lời''

Còn con đực sẽ xông xáo, cào liên tục xuống nền và tường. Cho nên là bà con lưu ý biển hiện này.

Về quá trình giao phối

Thời điểm nhím phối giống là giữa đêm về sáng. Chất lượng phối sẽ ảnh hưởng đến lượng nhím con đẻ ra. Cho nên là bà con phải lưu ý để phát hiện động dục như chúng tôi đã nêu ở trên. Để cho vào đúng thời điểm đạt chất lượng tốt nhất.

Với kỹ thuật nuôi nhím ta theo dõi từng con nhím chi tiết và cho phối đúng lúc. Phải có một bảng để ghi chú lại thời điểm ghép. Như vậy ta sẽ có được đánh giá chi tiết nhất trên con nhím.

Đối với bà con mà mới nuôi hoặc là bà con ít có kinh nghiệm. Thì tốt nhất ta nên chọn phương án ghép đôi một đực và một cái trong một ô nuôi suốt cả đời. Thì như vậy sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi.

Còn nếu chúng ta có kỹ thuật nuôi nhím tốt rồi, chúng ta nuôi quen rồi. Hoặc là chúng ta đã được học tập qua rồi thì bà con dùng một con đực để phối cho nhiều con. Như vậy nó sẽ hợp lý hơn và nâng cao năng suất.

ky thuat nuoi nhim

Về quá trình chửa thì thời gian mang thai của con nhím khoảng từ chín mươi đến chín mươi lăm ngày.  Cái bụng nó thường to ra hai bên. Thì trong giai đoạn này bà con nên tách hẳn con đực giống ra. Để con cái được yên tĩnh và nó không có ăn tranh quá nhiều.

Lưu ý trong kỹ thuật nuôi nhím

Sau khi nhím đẻ bà con chú ý là có sót máu ở trên sàn. Lưu ý bà con nào mới nuôi thấy máu thì đừng có lo lắng quá. Trong tuần đầu chúng thường ấp dưới bụng, cho nên rất là khó nhìn con của nó. Và sau một tuần sẽ bắt đầu đi ra ngoài.

Đến khi nhím con ăn được thức ăn thường rồi. Và nếu cấp thức ăn đầy đủ nhìn chung nếu chưa có bệnh gì. Khoảng chừng sẽ lên được một ký một con một tháng.

Thì có thể là ba mươi – bốn lăm hôm nhím cái sẽ có hiện tượng động dục trở lại, và trước khi cho nhím đực vào. Nên đưa nhím con sang ô khác.

Bởi kỹ thuật nuôi nhím như đã nhắc ở trên, nếu không phải con của nhím đực thì nó sẽ tấn công. Bà con lưu ý vấn đề này trong kỹ thuật nuôi nhím.

Trên đây là một số bước đầu mà bà con cần biết để chuẩn bị nuôi nhím sinh sản. Cần nhớ làm theo kỹ thuật nuôi nhím làm sao phù hợp với quy mô nuôi.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận