Phương pháp Nuôi Trăn hiệu quả kinh tế nhất hiện nay

Trăn là một loài động vật phổ biến, chúng mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Phổ biến nhất là mỡ trăn, người ta thường dùng nó để chữa bỏng. Bên cạnh đó, da trăn cũng được sử dụng để làm cặp, ví. Vậy chúng có dễ nuôi không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp nuôi trăn hiệu quả nhất nhé!

Nội dung

Đặc điểm của trăn

Phương pháp Nuôi Trăn

Trăn hay thực chất là một loài rắn lớn, chúng thuộc họ động vật máu nóng. Nó săn mồi bằng cách lấy thân mình cuốn chặt sau đó ngoạm. Không giống như rắn, răng của trăn không thể tiết nọc độc nhưng bù lại chúng có xương hàm rất rộng. Chính vì vậy trăn có thể nuốt chửng một con mồi có kích thước lớn.

Do là loài bò sát nên những chú trăn thích sống ở rừng, những núi đá, bụi cây. Đặc biệt chúng rất ưa thích bóng mát. Bờ sông, bờ suối, bóng cây là những nơi trú ngụ yêu thích của nó. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp những chú trăn đang phơi mình trên cây hoặc bò vào những khu vườn của người dân.

Những con trăn có khả năng chịu nóng, ẩm tốt nên dễ dàng thích nghi với mùa hè. Tuy nhiên khi mùa đông đến chúng lại trở nên nhạy cảm. Do vậy, trăn sẽ phải tìm nơi trú ngụ để sống sót qua mùa đông lạnh giá.

Về thức ăn của trăn thì khá đa dạng, nó có thể ăn , vịt, lợn hay cả khỉ nữa. Có một số ghi nhận rằng trăn còn ăn cả ngựa và chó. Khả năng săn mồi của trăn tuy không hùng dũng như hổ nhưng cũng rất đáng gờm. Nó thường có màu da giống với môi trường sống nên thường nằm im chờ con mồi đến gần. 

Phương pháp Nuôi Trăn

Giá trị kinh tế mà việc nuôi trăn mang lại

Trăn là loài động vật mang lại rất nhiều giá trị, lợi ích cho con người. 

  • Da của trăn có thể dùng để làm túi, ví,….
  • Mỡ trăn có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp da. Ngoài ra mỡ trăn còn có khả năng trị bỏng hiệu quả.
  • Thịt có thể dùng để nấu những món ăn hằng ngày hoặc cũng có thể làm ruốc.
  • Mật trăn có tác dụng làm tan các vết máu bầm, trị sưng đau, nó được ví tương đương như mật gấu.
  • Máu trăn rất bổ, có thể dùng cho những người bị thiếu máu, chữa chứng đau đầu, hoa mắt.

Quy trình nuôi trăn

Để nuôi trăn hiệu quả các bạn cần đáp ứng được những điều cơ bản sau đây: 

Chọn con giống

Để có thể tiến hành cho trăn đực và trăn cái giao phối, bạn cần đảm bảo chúng phải đủ lớn. Theo tiêu chuẩn, trăn đực phải lớn hơn 1 tuổi và có cân nặng ít nhất là 700 gram. Bạn có thể kiểm tra chất lượng tinh trùng của trăn để biết nó đã sẵn sàng hay chưa. Đối với trăn cái thì phải ít nhất 3 tuổi, khối lượng phải lớn hơn 1700 gram mới đáp ứng sức khỏe tốt.

Xem thêm  Rắn hổ mang bao nhiêu tiền 1kg? Mua có khó không?

Nếu không đủ các yêu cầu trên bạn không nên cho trăn sinh sản bởi có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. 

Tiếp theo chúng ta nên tạo ra sự hưng phấn cho trăn đực bằng cách ghép chúng với các con trăn cùng giới. Sau đó hãy giới thiệu những chú trăn đực với cô trăn cái. Đừng sốt ruột, chúng cần thời gian để làm quen với nhau và có thể việc giao phối diễn ra khá lâu sau đó.

Làm chuồng 

Phương pháp Nuôi Trăn

Để có được những chú trăn chất lượng thì chuồng ở cho chúng là điều không thể thiếu. Bởi sau khi thụ tinh thành công thì những con trăn cái cần một cái ổ thoải mái để đẻ trứng. Vậy nơi ở như thế nào là lý tưởng đối với những chú trăn siêu mạnh:

  • Do trăn rất khoẻ nên bạn cần những vật dụng chịu lực tốt, chẳng hạn như những tấm lưới có khe rộng nhỏ, đan xen với gỗ thanh. Việc làm chuồng như vậy hạn chế được việc chăn chui ra ngoài mà lại có thể dễ dàng vệ sinh. 
  • Mật độ nhốt trăn cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Khi chúng sơ sinh thì bạn có thể nhốt nhiều hơn. Với những con lớn hơn 5kg thì chỉ nên ghép 2-3 con ở cùng nhau để chúng có không gian sống lớn hơn.
  • Ngoài ra thì bạn cũng có thể mô phỏng theo nơi sống của trăn ở thiên nhiên. Cho thêm rêu ẩm, cành lá khô cũng là một ý tưởng không tồi.

Kỹ thuật nuôi

Đối với trăn sơ sinh

Sau khi được mẹ trăn đẻ ra thì những quả trứng sẽ nở sau khoảng 53 – 55 ngày. Lúc này thì chuột non chính là thức ăn ưa thích của chúng. Đặc biệt việc chăm sóc trăn non cần tỉ mỉ hơn, chúng ta nên lót một lớp giấy ẩm vào tổ của nó. 

Cứ sau khoảng 5 ngày thì chúng ta có thể cho trăn non ăn một lần, mỗi lần khoảng 1-2 con chuột nhỏ. Lượng thức ăn của chúng cũng tăng dần theo số tuổi. Sau khoảng 3 tháng thì chúng đã có thể ăn gà con. 

Một điểm mà các bạn cần lưu ý đó chính là thời gian giữa các lần cho ăn không được quá xa. Bởi khi trăn đói sẽ có xu hướng tranh nhau, cắn nhau gây thương tích. Từ đó dẫn đến việc trăn dễ bị bệnh.

Xem thêm  6 vật nuôi đặc sản cho giá trị kinh tế cao hiện nay

Đặc biệt, những “em bé trăn” cũng cần được uống nước và tắm rửa. Bạn nên để một máng nước cho trăn tự tắm, việc này cũng giúp trăn lột da dễ dàng hơn. Sau khoảng 5 ngày thì nên dọn dẹp sạch sẽ chuồng của nó, bởi chất thải của trăn khá hôi.

Đối với trăn cái

Với những cô trăn cái sau khi đẻ thường rơi vào trạng thái lười ăn, bỏ ăn. Vậy chúng ta cần làm gì để chăm sóc những “ cô nàng” khó chiều này đây. Câu trả lời đó chính là cần rửa sạch để loại bỏ mùi thơm của trứng. Rất có thể mùi hương đó đã ảnh hưởng đến khẩu bị của trăn cái.

Nuôi trăn thịt

Phương pháp Nuôi Trăn

Tuỳ vào mục đích khác nhau mà cách chăm sóc trăn cũng không giống nhau. Nếu bạn muốn nuôi trăn để thịt thì hãy thực hiện như sau:

  • Trăn sơ sinh khoảng 1 tháng, cho ăn khoảng nửa cân thức ăn trong vòng 1 tháng, 5 – 7 ngày cho ăn 1 lần.
  • Trăn con từ 1 – 5kg,  cho ăn khoảng 4,5 kg thức ăn, chia đều cho khoảng 2 – 3 lần.
  • Trăn lớn hơn 10kg, mỗi lần cho ăn khoảng 3 – 5 kg, mỗi lần cách nhau từ 8 – 20 ngày.

Bên cạnh đó bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất để giúp trăn mau lớn hơn. Một số loại mà bạn có thể hoà vào nước cho chúng uống như: vitamin B1, B12, vitamin C, A, E,….

Nuôi trăn sinh sản như thế nào?

Nuôi trăn sinh sản khác và phức tạp hơn so với trăn thịt, bởi chúng ta còn cần chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chúng. Ở ngoài tự nhiên, những chú trăn sống một mình và chỉ khi đến mùa giao phối mới tìm bạn tình.

Trăn thường bắt đầu mùa giao phối vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 1 năm sau. Thời gian tuyệt vời nhất cho chúng là khoảng từ tháng 11 đến tháng 12. Trước đó, bạn cần chăm sóc kỹ càng cho những cô trăn cái. Hãy để chúng ăn thật no để phục vụ việc tạo mỡ và đẻ trứng.

Thời gian mà trăn cái mang thai không quá lâu, khoảng hơn 4 tháng. Trong suốt thời gian nó mang thai bạn không nên cho ăn hoặc cho ăn ít. Điều này đảm bảo trứng sẽ không bị chèn ép. 

Khi trăn chuẩn bị đẻ bạn nên chuẩn bị cho nó một ít đất, cỏ và rơm khô, làm thành những chỗ trũng. Và đặc biệt, phải đảm bảo tổ của nó thật ấm áp, tránh những nơi có gió lùa.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi ong lấy mật ''một vốn năm lời''

Mỗi lần trăn cái sẽ đẻ khoảng 10 -100 quả trứng và nằm cuộn tròn ấp trứng. Bạn cần kiểm tra xem những quả nào là trứng tốt và những quả nào cần phải loại bỏ. Thông thường người ta sẽ loại bỏ nhưng quả có màu xỉn vàng, kích thước quá to hoặc nhỏ.

Đối với những trăn con khỏe mạnh, chúng sẽ tự mổ vỏ trứng để chui ra. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những bé trăn khá yếu. Lúc này bạn cần ngâm trứng vào nước ấm để kích thích chúng tự chui ra. Nếu vẫn không được thì ta nên hỗ trợ bằng cách xé vỏ khoảng 1cm, tìm đầu và cho chúng ra ngoài.

Làm thế nào để phân biệt chăn đực và trăn cái

Với trăn thì việc phân biệt giống quả là điều không hề dễ dàng. Bởi màu sắc và hình dạng của chúng khá tương đồng với nhau. Hơn nữa có quan sinh sản của chúng lại nằm bên trong cơ thể. Có một vài cách mà các bạn có thể làm để phân biệt trăn cái và trăn đực như sau:

  • Trăn đực: có đuôi dài hơn, phần đuôi gần với hậu môn hơi phình ra. Kích thước thường không lớn bằng trăn cái. Trăn đực có 2 mấu ngựa, đây có thể là bộ phận để thu hút trăn cái mỗi khi đến kỳ giao phối.
  • Trăn cái: mình thon dài, có hai chiếc cựa nằm ở hai bên hậu môn. 

Một cách nữa để phân biệt đó chính là ấn tay vào hai bên huyệt của trăn đực, chúng ta sẽ nhìn thấy cơ quan sinh sản của nó.

Một số lưu ý khi nuôi trăn

  • Có những khoảng thời gian trăn khá hung dữ. Đó là khi nó đang lột xác, hoặc khi chúng đang đói, trăn cái đang ấp trứng. Bạn hãy cẩn thận nếu không muốn bị cắn. Hành, tỏi, ớt,… là những thứ có thể tạo ra mùi gây nhạy cảm cho chúng.
  • Ngoài những khoảng thời gian trên thì chúng khá hiền. Đặc biệt những chú trăn rất thích được vuốt ve và ngâm mình trong nước mát. Chính vì vậy những chậu hay máng nước trong chuồng là điều không thể thiếu khi nuôi trăn.
  • Trong trường hợp không may bị trăn cắn, bạn chỉ cần vệ sinh tốt vết thương ngoài da là được. 

Với một loài có kích thước to lớn và khá nhạy cảm thì việc nuôi chúng là điều không hề đơn giản. Tỉ mỉ và chi tiết là hai việc không thể thiếu khi nuôi trăn. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần hiểu được đặc điểm và tập quán sống của chúng. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận