Nuôi Chim Trĩ lãi cao cần chuẩn bị những gì?

Chim trĩ là loài chim quý, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của nước ta. Để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vào các mô hình kinh tế mới. Trong đó có nuôi chim trĩ.

Vậy nhà nông đang tìm hiểu về chim trĩ và chuẩn bị nuôi loại chim này cần chú ý những gì? Mời các bạn cùng nuoitrong.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Nội dung

Chuồng nuôi chim trĩ

Bước đầu tiên để nuôi chim trĩ là phải làm chuồng.

Chuồng nuôi chim trĩ có thể tận dụng khoảng trống trong vườn. Nơi giáp các công trình có sẵn một vách tường. Chuồng nuôi cần lợp mái bờ lô hay tôn ở phía trên. Hoặc tận dụng các bán mái đã có sẵn ở nhà.

Xung quanh cần phủ kín lưới lại hết. Tại vì đây là chim nên nó sẽ bay thất thoát ra ngoài và khó quản lý. Cho nên tất cả những chỗ nào mà hở là ta phải rào lưới kín luôn, không được để trống chỗ nào hết.

Lưới rào phải đủ chắc và có kích thước lỗ vừa phải. Nên chọn vị trí có thể để chừa tầm nhìn ra bầu trời. Để đón ánh nắng. Bởi vì bất kì vật nuôi nào cũng cần một lượng ánh nắng nhất định để phát triển tốt. Hơn nữa là chim trĩ cũng rất hay tắm nắng.

nuoi chim tri

Nếu có điều kiện thì nên xây tường lửng khoảng 80 – 100 cm để tránh các loài bò sát hay con vật gì đó qua lưới tấn công chim trĩ.

Khi mà mình nuôi nhốt ở trong nhà giống kiểu nuôi công nghiệp thì đương nhiên chim tri sẽ hay bị bệnh hơn. Sức chống chịu kém hơn nên phải dùng thêm thuốc phòng và chữa bệnh. Từ đó kéo theo chi phí chăn nuôi tăng lên.

Các vật dụng khác

Để chim trĩ khỏe mạnh thì thứ nhất là cần đa dạng nguồn thức ăn. Thứ hai là cần phơi nắng. Đa dạng nguồn thức ăn ở đây là vẫn ưu tiên côn trùng là chính, cám là phụ.

Trong khu nuôi cũng cần bố trí các giá, giàn đỡ, cây đỡ để chim trĩ nhảy lên đứng hoặc rỉa lông.

Chim trĩ ở các trại giống thường được cắt mỏ. Tuy nhiên khi cắt mỏ thì cũng khá tội bởi việc mổ thức ăn sẽ trở nên khó hơn. Nếu không cắt mỏ thì giải pháp tránh cho chim trĩ cắn mổ lẫn nhau khi lớn là đeo kính. Đây là giải pháp không mới mà thị trường đã áp dụng rồi.

chuong nuoi chim

Một diện tích làm khu nuôi khoảng 20 mét vuông. Nếu chúng ra đầu tư chuồng trại thì mất tầm 2 – 3 triệu nếu tận dụng các vật liệu cũ. Nếu mua mới thì rơi vào tầm 5 triệu.

Về con giống

Về con giống thì các bạn cũng đừng ham mua nhiều một lúc để nuôi. Nên nuôi từ từ dần dần và chỉ nuôi trước 5 – 10 cặp thôi. Để ta lấy kinh nghiệm cho việc chăn nuôi trước. Giống như nuôi chim cút, ban đầu chỉ nên nuôi 100 – 200 con rồi mình mới có 1000 – 2000 con.

Tại vì mỗi một địa phương, mỗi một vùng miền, mỗi một khí hậu, thời tiết khác nhau cho nên các bạn hết sức cẩn thận.

Bản thân chim chĩ để đủ điều kiện thả ra khu nuôi thì cần ít nhất một tháng tuổi.

Xem thêm  Nuôi gà đá hay cần tuân thủ những nguyên tắc này

Về dế cho chim trĩ ăn thì mỗi ngày hết khoảng nửa cân đến 1 kg tùy theo số lượng chim trong đàn. Nguồn dế này có thể tự nuôi cũng rất dễ.

Về rau thì nên cho lượng vừa đủ trang nửa ngày hoặc một ngày để chim trĩ ăn hết. Tránh tình trạng thừa sang ngày hôm sau.

Chính vì ăn côn trùng và rau nên vẫn đảm bảo cung cấp được lượng protein hàng ngày cho chim trĩ. Do đó chúng cũng sẽ ăn cám không nhiều. Như vậy chi phí nuôi cũng giảm đi đáng kể và vật nuôi cũng khỏe tự nhiên.

Cách cho chim trĩ ăn dế

Khi cho chim ăn dế, nếu chúng ta rải dế ra nền chuồng thì nhiều khi dế sẽ chui xuống đất. Núp trong các ngóc ngách làm cho chim trĩ khó rượt bắt. Đôi khi sẽ trở thành thất thoát lãng phí nguồn thức ăn. Như vậy thì nên cho chim ăn dế theo cách nào?

Rất đơn giản thôi. Các bạn chuẩn bị một thùng nhựa hoặc thùng xốp, cao tầm bốn mươi cm để dế không nhảy ra ngoài được. Lấy một tấm ván gỗ, gác chéo một đầu tấm ván lên thành thùng.

de

Như vậy dế sẽ theo đường tấm ván ra ngoài từ từ. Khi đó chim trĩ đến mổ ăn rất dễ dàng.

Bởi vì bản chất chim trĩ, hay hay chim cút cũng vậy, chúng đều rất thích ăn côn trùng. Đó là những chia sẻ cho các bạn đang nuôi chim trĩ nuôi thêm dế và cách cho chim trĩ ăn dế. Để đa dạng nguồn thức ăn hơn thay vì cám đơn giản.

Tương tự với ấu trùng ruồi lính đen. Các bạn cũng nên cho ấu trùng vào một khay nhựa. Thực tế thì những con ấu trùng này cũng bò đi và lẩn xuống dưới đất. Nhưng lượng hao hụt không đáng kể bằng dế. Tuy vậy ta cũng nên cho vào khay vừa để giữ vệ sinh vừa để không bị hao mồi.

Tại sao nên cho chim trĩ ăn rau

Chim trĩ không kén rau, các bạn có thể lấy rau ngổ, lục bình, bèo tây, rau muống,… Đại khái rất nhiều loại rau có thể tận dụng mọc ở ao hay trong vườn nhà. Vậy tại sao nên cho chim trĩ ăn thêm rau?

Đó là để tránh đi việc chúng cắn chỗ giật lông của nhau. Với các loại rau lá thì để nguyên cả lá, còn đối với rau nhiều cẫng thì có thể thái nhỏ ra cũng được.

Chim trĩ giống mới mua về từ trại chỉ biết ăn cám nên ta phải tập cho chúng ăn rau và côn trùng dần dần.

Nước uống cho chim trĩ

Sắp đặt các máng uống với số lượng thích hợp. Nước cho chim trĩ uống phải là nước sạch, không được lấy nước bẩn ở ao, hồ. Bởi đó dễ là nguồn bệnh lây cho đàn chim.

Nước uống nên pha thêm một dầu tỏi để chim có sức đề kháng tốt. Với một bình uống 2 lít thì các bạn nên pha thêm vào khoảng 50 ml

Vệ sinh nền chuồng nuôi chim trĩ

Nếu là nền xi măng thì các bạn nên chịu khó quét dọn. Còn nếu là nền đất thì chúng ta xử lý bằng nấm Baccillus để tránh đi mùi hôi

Xem thêm  Gà H'mông - Kỹ thuật nuôi đúng chuẩn thu "lợi nhuận cao"

Nuôi chim trĩ thì cần quan sát phân chim đi ra như thế nào, màu sắc ra sao. Với những người nhiều kinh nghiệm cần nhìn lông và nhìn phân thôi là có thể biết được thình trạng sức khỏe và cần bổ sung gì cho nó trong khẩu phần ăn.

Xử lý nấm hoặc men vi sinh như thế nào trong khẩu phần ăn để chim khỏe mạnh.

Nuôi chim trĩ xanh lãi cao hơn nuôi lợn, nuôi gà?

nuoi chim tri

Nuôi chim trĩ xanh lời hơn nuôi heo, nuôi gia cầm hay nuôi chim trĩ đỏ. Nó cung dễ nuôi mà giống cũng đẹp.

Chim trĩ xanh hay còn gọi là chim trĩ đen có nguồn gốc ở Nhật Bản. Về sau thì chúng được du nhập đi nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ hay Trung Quốc. Loài chim này có bộ lông đặc hữu rất đẹp và được nhiều người ưa thích

Ngoại hình và cân nặng của chim trĩ xanh cũng gần giống với chim trĩ đỏ thế nhưng khi lớn thì chim trĩ xanh có lông đuôi dài hơn. Tại Việt Nam thì chim trĩ xanh đã được thuần chủng để nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ có ngoại hình đẹp, chim trĩ xanh có thể mang lại thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng mỗi năm với số lượng đàn tầm 150 con. Nếu so với chim trĩ đỏ thì giá trị kinh tế mang lại cao gấp rưỡi đến hai lần.

Chim trĩ xanh đẻ trứng tốt. Một con chim cho tới 15 quả trứng một tháng. Do thời gian đẻ cách nhật theo ngày nên chim có thời gian được nghỉ ngơi và trứng cũng được thụ phôi tốt hơn.

Khác với chim trĩ đỏ ngày nào cũng đẻ, tuy nhiên thời kỳ đẻ của chim trĩ xanh sẽ kéo dài hơn khoảng 2 tháng vì vừa đẻ vừa nghỉ.

Nuôi chim trĩ xanh cho thu nhập cao

Chim trĩ giống được bán ra thị trường từ 95.000 đến 285.000 đồng mỗi con tùy theo độ tuổi.

Chim thịt được bán với giá 600 đến 900 ngàn đồng một con. Chim cảnh là khoảng 3 triệu đồng một cặp. Từ đó có thể thấy hiệu quả kinh tế và công sức bỏ ra cao hơn rất nhiều so với các đối tượng vật nuôi khác.

Chim trĩ xanh từ lúc nở tới khi sau nửa năm mà bán ăn thịt được thì chi phí nuôi chỉ hết tầm 60 ngàn đồng. Đến khi đẻ thì hết khoảng 80 ngàn đồng, đó là rơi vào tầm tháng thứ 9.

Mỗi một nhân công có thể nuôi 100 chim trĩ sinh sản hoặc 1000 chim trĩ thương phẩm. Bình quân chim mái nặng từ 1,4 – 1,5 kg, chim trống nặng từ 1,6  1,7 kg mỗi con.

nuoi chim tri

Đây là đối tượng dễ nuôi, có sức chống lại cao với bệnh tật, đặc biệt khả năng sinh sản tốt và chất lượng thịt thương phẩm rất thơm ngon.

Tháng nào cũng phải tiêm đều đặn vacxin ngừa bệnh cho chim trĩ trong vòng 5 tháng đầu để chim có sức đề kháng tốt. Khi mà chim đã trưởng thành, do đã làm các loại vacxin kép nhiều lần nên rất ít bị nhiễm bệnh.

Tuy vậy việc nhân giống và kỹ thuật chăm sóc còn mới nên số chim trĩ F1 trên thị trường còn hạn chế do là giống mới thuần

Xem thêm  Nuôi bồ câu đẻ lứa đầu – Cho ăn gì? Phòng bệnh như thế nào?

Kỹ thuật nuôi chim trĩ

Đây là một con vật hiền lành, dễ nuôi, ít bệnh tật và khả năng sinh sản cao nếu như người nuôi biêt áp dụng các biên pháp kỹ thuật chăm sóc ngay từ ban đầu. Vậy những biện pháp kỹ thuật này là gì?

Trong sản xuất nông nghiệp, người xưa thường nói “nhất nước,nhì phân, tam cần, tứ giống”. Thế nhưng để nuôi chim trĩ thì chọn giống mới là khâu quan trọng nhất quyết định hiệu quả chăn nuôi.

Con trống chọn tiêu chuẩn đạp mái là phải mào to, mông bạnh. Đối với những con mà mào bé, mình bé thì khả năng đạp mái kém, sinh sản kém thì nên loại ra để làm thương phẩm.

Đối với con chim mái để làm giống thì chọn con to, khỏe, nhanh nhẹn, bầu mái thì đẻ lắm trứng. Đó là tiêu chí chọn tốt đối với dòng chim này.

Ghép chim sinh sản

Đối với chim đẻ có thể nuôi ghép bộ một trống ghép bốn mái. Hoặc nuôi quần thể tùy theo điều kiện chuồng trại và hình thức chăn nuôi của hộ gia đình. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì nuôi ghép bộ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

ghep chim sinh san

Mật độ mái dày quá thì con trống thường ghen mái. Khi mà đạp mái thì nó ghen và đánh con mái nên tỷ lệ đạt thấp. Chính vì vậy ghép một trống bốn mái sinh sản tốt hơn và các bạn sẽ mất nhiều thời gian phục vụ hơn.

Chim trĩ xanh thường đẻ vào lúc sáu giờ sáng và 18 giờ chiều. Còn chim trĩ đỏ con mái sẽ đẻ liên tục. Vì vậy cứ hai mươi phút phải nhặt trứng một lần để tránh chúng mổ trứng.

Đeo kính cho chim trĩ

Biện pháp chủ động để ngăn chặn tình trạng này là đeo kính cho từng con chim. Vừa để tránh chúng mổ trứng lại vừa tránh tình trạng các cá thể trong đàn đánh nhau làm chậm sự phát triển.

Đeo kính giúp ổn định đàn, giữa trống và mái không đánh nhau. Khi đeo kính thì con trống sẽ đạp mái một cách thuận lợi, không phải néo con mái. Đạp mái dễ và không bị mất nhiều sức. Tỷ lệ ấp cao.

deo kinh

Khi đeo kính chim trĩ sẽ bị hạn chế tầm nhìn, hạn chế được chỗ đánh nhau. Đặc biệt hoạt động của chim trĩ giảm, ít hao năng lượng nên trọng lượng của chúng sẽ phát triển tốt hơn.

Tuy đã bị chắn phía trước nhưng chim trĩ vẫn đi lại ăn uống bình thường. Loại kính nhựa này dược bán trên tị trường với giá 2000 đồng một chiếc. Tiện lợi và dễ mua, có thể tái sử dụng.

Đây là bí quyết giúp đàn chim luôn sinh sản tốt và con giống sau khi nở cũng đồng đều và khỏe mạnh hơn. Đó là chỉ khai thác chim sinh sản trong thời kỳ bảy tháng rồi gây lại giống mới.

Đầu ra cho chim trĩ hiện nay cũng ổn định đó là nuôi chim bán thịt và bán con giống. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bạn có dự định nuôi chim trĩ hiểu thêm phần nào về loài chim này. Chúc các bạn thành công.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận