Kĩ thuật trồng hành lá đơn giản và hiệu quả

Hành lá là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình Việt. Chính vì vậy, những người nông dân trồng hành lá cả năm để phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi gia đình. Các bạn hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu thêm về kĩ thật trồng hành lá – loại gia vị quốc dân.

Nội dung

Giới thiệu chung về hành lá

Hành lá thuộc họ Hành (Alliaceae),có tên khoa học là Allium fistulosum. Nó còn được gọi với cái tên thân thuộc như hành hoa hay hành ta. Hành lá là loại cây thân thảo, có màu xanh đậm. Lá cây phát triển mạnh, rỗng ở bên trong với chiều dài vào khoảng 40 cm.

Mỗi gốc hành có thể mọc từ 3-5 lá. Khi đã già, hành lá sẽ xuất hiện hoa trắng ở trên đỉnh lá. Nó có hương vị thơm nhẹ phù hợp với nhiều món ăn Châu Âu và Châu Á.

Không giống như hành tây, hành lá chỉ phát triển lá, củ không to. Hương vị của hành tây cũng mạnh hơn so với hành lá.

ruộng hành lá
Ảnh: Ruộng hành lá

Lợi ích của hành lá đem lại cho người tiêu dùng

Hành lá thường được các bà mẹ nội trợ cho vào bát phở, bát canh xương, thịt kho,.. để tăng hương vị cho món ăn và thêm đẹp mắt.

Một số cách chế biến hành như:

Hành nướng: Bôi lên trên bề mặt hành một lớp dầu oliu, thêm chút muối, tiêu. Cho chúng vào lò nướng trong một vài phút là bạn đã có một món ăn ngon miệng.

Hành lá nghiền nhuyễn : cho thịt, giá đỗ, nấm bào ngư, tôm, trứng và hành trộn đều với nhau. Sau đó, bạn có thể quận bằng vỏ bánh tráng và rán vàng. Món ăn trông rất bắt mắt và mùi vị thì tuyệt vời.

Kim chi hành lá: Rửa sạch hành lá, thêm bột ớt, bột canh, mì chính. Sau đó, cho hành vào một cái hộp nhỏ. Ngâm hành trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ.

kim chi hành lá
Ảnh: kim chi hành lá

Bên cạnh đó, nó đẹm lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

Hệ miễn dịch được tăng cường:

Trong cây hành lá chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất Allicin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, diệt khuẩn mạnh.

Ngăn ngừa cảm lạnh, đầy hơi, ngạt mũi, hát xì hơi do hành lá có tính kháng khuẩn và kháng vius.

Phòng chống ung thư hiệu quả:

Trong cây hành lá có chứa hợp chất allyl sulfide, flavonoid. Các chất này giúp ngăn ngừa sự tồn tại và tiến triển của các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư.

Thị giác được cải thiện:

vitamin A và carotenoid có trong hành lá. Điều đó giúp cho mắt luôn khỏe mạnh, không bị mờ, bị mỏi.

Làm đẹp:

Hành lá cũng được coi như là một phương pháp làm đẹp tự nhiên giúp các chị em phụ nữ thêm xinh đẹp. Có khả năng trị mụn và làm mịn làn da. Hành lá rửa sạch, giã nhỏ kết hợp với mật ong và bôi lên vùng da bị mụn. Các bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi rõ rệt.

Xem thêm  Cách trồng sả tại nhà ''cực kì đơn giản'' và hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng hành lá

Hành lá có tính nóng những người bị nóng trong nên sử dụng ít. Những người nên hạn chế sử dụng mắc bệnh cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

Không nên sử dụng hành kết hợp với mật ong. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.

Kĩ thuật trồng hành lá đơn giản

Hành lá có rất nhiều công dụng và cách trồng chúng cũng khá đơn giản. Mọi người hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu loại cây này nha

1.Giống hành

Giống cây rất quan trọng. Các bạn nên chọn củ hành không bị óp, không sâu bệnh, mẩy và to thì sau này cây mới phát triển mạnh mẽ.

2, Làm đất trồng hành

Nếu bạn trồng để kinh doanh buôn bán với quy mô lớn thì nên trồng hành ở các luống. Mỗi luống cao khoảng 30cm, chiều rộng vào khoảng 1m. Xen kẽ giữa các luống hành là những rãnh nước nhỏ giúp bà con nông dân chăm sóc cho cây tốt hơn.

Đất trồng được làm tơi nhỏ, mịn. Loại cây này có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau những tốt nhất là đất phù sa giàu chất dinh dưỡng. Đất ít chua (pH thích hợp 7).

Khi trồng với quy mô lớn, chúng ta nên thuê máy cày, máy cuốc, máy làm luống để đỡ vất vả.

3. Mật độ giữa các cây và khoảng cách trồng

Khoảng cách hàng với hàng vào khoảng từ 25-30 cm. Khoảng cách cây với cây khoảng một gang tay. Mỗi hốc cây một tép hành. Không nên trồng các hốc quá gần nhau sẽ khiến cây còi cọc dẫn đến năng suất thấp.

Ngoài ra, khoảng cách trồng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nếu bạn trồng cây vào mùa nắng thì nên trồng dầy hơn mùa mưa.

4. Kĩ thuật trồng cây hành lá

Trồng trên các luống ở đồng ruộng:

Trước khi trồng, bạn nên tưới nước cho ẩm đất để chúng ta có thể cắm tép hành dễ dàng hơn và bén rễ nhanh hơn. Căm tép hành xuống bề mặt luống, phủ một lớp dạ, cỏ khô nên trên bề mặt để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho cây.

Cây hành lá cần nước trong quá trình phát triển. Để tránh cây bị khô héo bạn nên tưới cho cây định kì 2 lần/ ngày. Với công nghệ ngày càng hiện đại, bạn có thể mua máy tưới hành hoặc dùng vòi phun nước để tưới nước cho cây.

tưới nước cho hành lá bằng công nghệ hiện đại
Ảnh: tưới nước cho hành lá bằng công nghệ hiện đại

Thường xuyên nhổ cỏ, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây hành. Bạn có thể trồng đan xen thêm các loại rau củ khác ở hai bên luống hành như bắp cải, su hào, của cải trắng,.. vừa có rau xanh để ăn vừa bớt cỏ đúng không nào.

Xem thêm  Cách trồng cà chua bạch tuộc thật dễ dàng

Hành lá được trồng tại nhà

Kĩ thuật trồng hành lá bằng chai nhựa.

Chuẩn bị chai nhựa to tầm 5 lít, cắt bỏ đầu chai. Bạn phải đục nhiều lỗ nhỏ với khoảng cách như nhau, độ lớn vừa phải để các nhánh hành có thể xuyên qua được.

Đổ một lượng đất vừa phải lên chai nhựa đó, cắm các tép hành xuống và tưới nước, bón phân đầy đủ. Khoảng tâm 6-7 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được hành lá.

trồng hành lá bằng chai nhựa
Ảnh: trồng hành lá bằng chai nhựa
Kĩ thuật trồng hành lá bằng thùng xốp

Yêu cầu đất: tươi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Thùng xốp phải được đục lỗ để thoát nước tốt. Mỗi hốc nên trồng 2 tép hành.

Bạn phải thường xuyên tưới nước và bón phân đầy đủ cho cây. Cách trồng này cũng sẽ giống với cách trồng bằng chai nhựa thu hoạch được sau khi trồng 6-7 ngày.

trồng hành lá trong thùng xốp
Ảnh: trồng hành lá trong thùng xốp
Kĩ thuật trồng hành lá trong nước

Cách trồng này khá đơn giản, ta chỉ cần trong những chai, lọ nhỏ và không cần đến đất. Chuẩn bị hành lá có gốc trắng dài khoảng 5cm. Thân xanh được cắt ngắn chỉ để một đoạn nhỏ.

Chai, lọ được rửa sạch sẽ. Đổ nước sao cho ngập củ trắng thì dừng lại. Đặt bình ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời và thường xuyên thay nước cho cây. Sau tầm 7 ngày cây bắt đầu nhú ra những mầm xanh. Sau đó 7 ngày nữa bạn đã có thể thu hoạch được hành lá

trồng hành lá trong nước
Ảnh: trồng hành lá trong nước

Những cách trồng trên thực sự rất đơn giản đúng không nào!

5. Bón phân cho cây hành lá

Bón lót trước khi trồng: Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh.  Rắc đều phân trên mặt luống, lấp đất lên trên cho đến khi kín  hết phân. Nếu đất chua ta có thể bón thêm vôi và tro bếp để đất giảm độ chua.

Bón thúc bằng cách hòa tan phân lân, phân kali, NPK ra với nước vào trong các thùng. Tưới định kì cho cây một tuần 1 lần, một vụ khoảng 4-5 lần tưới. Không nên tưới phân trong 10 ngày cuối cùng thu hoạch.

6. Phun thuốc sâu bệnh cho cây

Cây hành lá thường mắc một số bệnh như: Bệnh cháy đầu lá, bệnh thán thư và hiện tượng rã bẹn, dòi đục lá,..

Bệnh cháy đầu lá ( bệnh đốm khô đầu lá)

Bệnh này gây nhiều thiệt hại cho cây hành trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hành. Nhưng rõ rệt khi có củ đến khi thu hoạch. Bệnh chỉ gây hại trên lá hình thành vết bệnh có hình tròn màu nâu đen, sau đó lan dài theo chiều dài của lá.

Nếu gặp mưa phùn dài ngày hoặc trời có sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển rất mạnh, lúc đó trên bề mặt lá sẽ xuất hiện lớp nấm màu nâu đen.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên cực ''đơn giản'' và hiệu quả

Biện pháp chính:

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm đất kỹ. Luống được cào cao, để có thể thoát nước tốt. Không nên trồng quá dầy, tùy theo đó là giống và nhu cầu của người dùng mà trồng phù hợp.

Bón phân phù hợp giữa đạm, lân và ka li. Lưu ý: không bón quá nhiều đạm. Tưới nước vừa đủ phải, không nên tưới quá nhiều.

Những ngày có sương nhiều, nên tưới nước vào buổi sáng để hạn chế mầm bệnh phát triển. Loại bỏ những bộ phận của cây đã bị bệnh để hạn chế bệnh lây lan. Phát hiện sớm và có thể dùng thuốc hóa học để trị bệnh.

Bệnh thán thư

Do nấm Collectotrichum sp. gây ra. Xuất hiện các vết tròn màu trắng, hơi lõm xuống. Bệnh hay gặp nhất ở lá và thân hành. Thường mắc bệnh vào mùa mưa hoặc do ruộng đồng quá ẩm ướt.

Phòng trừ: Trồng cây vừa phải, không quá dày, không quá thưa. Luống cao và thoát nước tốt cho ruộng hành trong mùa mưa và khi mới tưới xong. Bón phân đầy đủ, hợp lí, tăng cường phân hữu cơ. Nếu bệnh quá nặng có thể dùng thuốc trừ sâu.


Bệnh sương mai

Bệnh do nấm Peronospora destructor gây ra. Phát triển ở nhiệt độ thấp, những hôm có sương mù chúng lây lan rất nhanh. Lá bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp nấm trắng. Nếu bệnh đã quá nặng sẽ khiến cây bị đổ và có thể bị chết.

cây hành mắc bệnh sương mai
Ảnh: cây hành mắc bệnh sương mai

Cây lúc nhỏ bị ít mắc bệnh nhưng khi càng lớn khả năng mắc bệnh càng cao.

Biện pháp phòng ngừa: chọn giống tốt , không bị sâu bệnh, luân canh cây trồng. Vệ sinh ruộng sạch sẽ, thoáng mát. Trồng cây hành lá ở những khu đất có khả năng thoát nước tốt, ít bị đọng nước.

Bệnh sâu xanh da dáng

Hình dạng của con sâu này rất giống con sâu xanh nhưng nó nhỏ hơn một chút. Da xanh lục với 2 sọc vàng nâu ở 2 bên thân. Nó đẻ thành từng ổ trên lá và sinh trưởng, phát triển rất mạnh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kháng thuốc rất tốt.

Biện pháp diệt sâu:

Thường xuyên chăm non ruộng hành, để ý những lá hành có hiện tượng bất thường. Bắt sâu bằng tay vì thuốc hóa học khó trị khỏi và không an toàn khi sử dụng. Mật độ cây với cây phù hợp, không quá dày.

Thu hoạch cây hành lá

Hành lá có thể được thu hoạch sau khi trồng khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Năng suất thu được cực cao.

thu hoạch hành lá
Ảnh: thu hoạch hành lá

Cách trồng đơn giản, năng suất siêu khổng lồ. Vậy tại sao mỗi chúng ta lại không trồng loại gia vị quốc dân này để bữa cơm gia đình thêm ngon và đầm ấm.

Theo : Thu Hà

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận