Người nông dân xứ Bến Tre, nói rộng ra cả xứ miệt vườn phương Nam có thú nuôi gà lúc thảnh thơi. Nhắc đến có gà nòi Bến Tre mà theo nó là cả một câu chuyên dài.
Xã Vĩnh Thành, Bến Tre từ xưa vốn nức tiếng với nhiều cây quả, hoa cảnh. Cấp đi khắp khu châu thổ Cửu Long. Buổi sớm mai trong các khu vườn tại đây không chỉ có tiếng chim mà còn vang rộn tiếng của hàng trăm chú gà trống.
Đó là những chú gà nòi Bến Tre chính hiệu. Loại gà đá hiện vẫn bảo tồn cùng với thú chọi gà.
Nội dung
Thú chơi gà nòi Bến Tre
Gà nòi chiếm hơn 90 % lượng gà thả vườn ở chợ Lách với tổng đàn ước tính trên hai vạn con. Giờ đây chợ Lách đã trở thành một trung tâm nhân giống. Cung cấp gà nòi đi các nơi với quy mô đáng kể, trình độ tay nghề đủ sức thuyết phục người hâm mộ.
Tuy vẫn đưa vào các giống gà chọi nước ta, khác với giống gà đòn trung bộ. Chúng là gà lông, thân nhẹ, cánh dài, lanh lợi.
Bởi vậy mà cách nuôi gà nòi Bến Tre từ tuyển giống, cho ăn. Chăm bẵm, rèn đều đích đến mục tiêu tạo ra con gà chiến. Có thể hình đẹp, sức lực sung mãn, tính nết gan lỳ, có những miếng thế lợi hại khi thi đấu.
Chẳng khác nào người ta rèn luyện cho các vận động viên trong môn thể thao đối kháng. Nói cách khác nuôi gà nòi Bến Tre thời là chăn nuôi. Xong còn là một nghệ thuật đòi hỏi đôi chút tài năng và sự say mê.
Hình ảnh chú gà trống được thể hiện trong tranh đông hồ, thú chọi gà đã được nhắc tới trong hịch tướng sĩ. Truyền thống lâu đời mang lại cả kho tri thức. Về cái đẹp hình thể và tính nết của con vật nuôi thân thiết này. Những kinh nghiệm dân gian ấy đúc kết thành cả một quyển kê kinh.
Đặc điểm gà nòi Bến Tre
Màu sắc lông gà nòi Bến Tre cũng hết sức đa dạng. Thể hiện sự da dạng sinh học và công phu lai tạo nhiều đời nghệ nhân.
Quá trình đó giúp sinh ra những giống gà nòi hội tụ ưu điểm. Về thể hình, tài năng với bản sắc độc đáo riêng gọi bằng bổn. Con gà bổn thường là một khuôn mẫu theo tiêu chí nhất quán về đầu, đuôi, dáng, chân. Và hay thường xem qua thần sắc nhanh nhạy, mặt nhỏ, mắt sâu.
Cặp chân vũ khí gà nòi Bến Tre rất được nghệ nhân chú trọng. Người ta chọn gà có ống chân nhỏ, chắc lõi đã đành. Sư kê còn vảy tiền vảy hậu, vảy kẽm,… để bàn kỹ hơn về tài cán của con gà.
Chọn được bổn gà tốt rồi, người chủ cứ tùy theo điều kiện sẵn của gia đình mà phát triển chăn nuôi. Tận dụng khoảng không gian mái hiên quanh nhà. Là nuôi được năm bảy chú gà trống nòi, ngày đôi ba bận ăn, chăm sóc rồi hết bán lứa này lại gây lứa khác.
Chỉ cần một khoảng sân, một người cao niên cũng hình thành một lò gà bổn tốt. Với giá trị không tính theo đầu gia cầm hay cân nặng mà ở dòng giống, tay nuôi.
Người có đất rộng, có vốn liếng thì tăng trưởng đàn gà nòi tới đôi ba trăm con. Nhân giống và nuôi từ mới ấp nở đến tuổi trưởng thành. Đem về lợi nhuận hơn đáng kể nếu cùng nuôi gà mục đích khác.
Những con gà đá bán được giá lên đến hàng triệu. Về kinh tế con gà nòi sánh với các giống gà tàu hay gà thả vườn là đi cao hơn rõ ràng.
Quá trình chăm sóc gà nòi Bến Tre
Để có giá trị cao người nuôi gà nòi Bến Tre phải đầu tư công sức. Có thể nói bằng năm bằng mười so với nuôi một con gà thịt.
Gà cỡ bảy tám tháng bắt đầu cho ra nuôi riêng, tắm rửa mỗi hôm. Dường như nằm trong số ít gà được tắm bằng nước ấm. Cảnh tắm gà chẳng khác cảnh lau mặt mũi cho mấy đứa con cưng. Để chúng được khỏe gà, bộ mã sạch đẹp, bóng mượt.
Khi tắm chủ nuôi còn vỗ hen, tức là súc miệng con gà cho hết nhớt. Để gà dễ thở, nở phổi, tăng sức bền khi thi đấu. Việc tắm rửa ngoài mục đích vệ sinh còn có tác dụng làm cho gà quen hơi người. Trở nên dạn dĩ, dễ ẵm bồng chăm sóc.
Đối với người chủ lúc tắm rửa là việc quan sát tận chân tơ kẽ tóc chú gà cưng. Phát hiện ra khi cái vảy lạ ở đầu ngón, khi một vét xây sát ở kẹp đùi để kịp thời trị liệu.
Gà khoảng tám tháng đã đủ lông đủ cánh. Người nuôi gà nòi Bến Tre thường tỉa bộ mã cho gọn gàng đẹp đẽ. Làm tôn cái nét hùng dũng sẵn có của chú trống tơ.
Người ta dùng kéo hớt bỏ lớp lông phủ bên dưới cánh. Hai bên đùi, phía dưới bầu hậu của con gà để tiện cho việc vô nghệ cho nước sau này.
Vô nghệ cho gà
Người ta cẩn thận hớt thật sát chân lông để gà khỏi ngứa ngáy khó chịu. Muốn cho da thịt con gà nòi trở nên săn chắc dày dặc. Người nuôi chọn loại nghệ củ đặc biệt thường bán ở các hiệu thuốc bắc có màu đỏ thẫm. Mài cùng với rượu để thoa lên mình gà. Động tác này được dân trong nghề gọi bằng vô nghệ.
Vô nghệ cũng là cả một nghệ thuật vì nó tùy theo phán đoán của người nuôi. Về lượng nghệ thoa lên mình gà, độ dày mỏng, thời gian giữ lớp nghệ trên thân gà. Cách bao lâu giữa hai lần vô nghệ.
Nói kiểu ngôn ngữ y học thì mỗi con gà nòi Bến Tre có một phác đồ. Tùy độ tuổi, thể trạng và yêu cầu tập luyện.
Sổ gà
Sau thời gian vô nghệ, gà nòi Bến Tre trở nên cứng cáp, đỏ da thắm thịt, thể lực sung mãn. Đó là thời điểm chủ gà cho con vật nuôi thử sức. Với một đối thủ để xem bản lĩnh của nó ra sao gọi là sổ gà.
Câu thành ngữ con nhà nòi có lẽ thật đắc dụng đối với giống gà. Bởi từ bẩm sinh di truyền con gà chọi thừa hưởng những tố chất của dòng họ. Cả về miếng nghề, nết đá lẫn sự gan góc quyết thắng. Xem ra rất phù hợp với tinh thần thượng võ, khẳng khái của người dân Bến Tre.
Khi gà đã dài cựa, người chủ thường bịt cặp đao của nó lại để tránh thương tích khi sổ. Tập dượt để con gà tơ càng có kinh nghiệm giao đấu. Và đủ dịp trổ hết ngón đòn làm chao đảo người hâm mộ thú chọi gà.
Đá con gà mình nhìn nó những miếng đá mới thấy nó hay ho. Con này biết đá đoạn đầu dữ, con kia biết đá cái ngang dữ này kia mới thấy tài nghệ nó bộc lộ ra. Còn bây giờ sự thât mấy cháu chơi gà đá cựa sắt nhiều khi con dở ăn con giỏi.
Sự gắn kết với con gà
Thời gian nuôi nấng rèn luyện hàng năm trời tạo một mối dây tình cảm giữa người nuôi với đám gà nhà. Không chỉ yêu mến con vật nuôi bởi tài năng bản lĩnh. Cũng không vì chúng đem lại nguồn lợi mà phần nhiều là chỗ quen hơi bén tiếng đậm tính cách của nhà nông.
Mình nuôi con gà nòi Bến Tre mắc hay ít tiền cũng thấy như nhau hết. Các khâu chăm sóc tắm rửa nó bình đẳng hết.
Cũng vì thương mến con gà nòi mà không ít chủ nuôi chăm sóc đến cả giấc ngủ của chúng. Bằng cách cho gà ngủ trong mùng lưới để tránh muỗi. Vừa dưỡng sức cho chú kê, vừa bày tỏ sự đồng cảm mình sao gà vậy.
Có lẽ kinh nghiệm sản xuất giống cây được chuyển sang con gà. Khiến vùng vốn không có truyền thống gà như Cao Lãnh, Hậu Giang. Nhanh trở thành làng gà có hạng trong vùng.
Đáng nói hơn nhiều gia đình nuôi gà nòi Bến Tre đã vươn lên mức ổn định dư giả.
Hiện nay gà nòi Bến Tre vẫn phát triển vừa cả để làm gà đá vừa cả làm gà thịt ngon. Cùng với gà tre Tân Châu thì chúng vừa là đam mê, vừa giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập.
Theo: Thủy Tiên