Mẹo trồng dưa lưới siêu ngọt chuẩn “Organic”

Dưa lưới tên khoa học là Cucumis melo L. Dưa lưới không chỉ là một loại trái cây tươi mát, ngọt thành mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về kĩ hơn về loài quả này cũng như cách trồng dưa lưới nhé.

Cách trồng dưa lưới
Dưa lưới

Nội dung

Tổng quan về dưa lưới

Dưa lưới hiện nay là một loài ăn quả được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Nó có nhiều đặc điểm tương đồng giống dưa hấu như là sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao.

Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm khác biệt. Dưa lưới có quả hình thường hình ovan đến gần cầu. Da quả thường có màu xanh lá nhạt hơn dưa hấu. Khi chín quả thường ngả màu xanh hơi vàng.

Dưa lưới có các đường gân trắng bao quanh khắp cả quả. Những đường gân này đan xen như lưới nên cũng vì lẽ đó mà loài dưa này được gọi là dưa lưới.

Nguồn gốc và phân bố

Dưa lưới đã được thuần hóa và trồng ở khu vực phía đông Địa Trung Hải và Tây Á cách đây ít nhất 4000 năm. Sau đó, loài dưa này được lan rộng sang châu Á. Dưa lưới hiện đã được trồng trên toàn thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Đặc điểm thực vật

Dưa lưới là loại cây đơn tính, thân leo. Cây thảo hàng năm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, có tua cuốn đơn giản. Bộ rễ lớn, phân bố chủ yếu ở tầng cao 30–40 cm của đất. Thân dưa lưới dài tới 3 m có lông.

Lá mọc so le, cuống lá dài 4–10 cm. Hoa ở nách lá . Quả nặng từ 0,5 – 3,5 kg có thịt quả khi chín màu từ vàng tới cam hơi đỏ như màu thịt cá hồi. Dưa lưới có nhiều hạt như dưa lê. Hạt màu trắng, có thể ăn được, nhưng thường có không có vị ngon nên khi ăn đa số mọi người thường bỏ hạt.

Dưa lưới ruột màu cam
Dưa lưới ruột màu cam

Giá trị dinh dưỡng

Phần lớn dưa lưới được trồng để ăn quả. Không chỉ là một loại quả ngọt, thanh mát và dưa lưới còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như là vitamin A, vitamin C, Canxi, photpho, thiamin, carbohydrate, chất xơ,…

Cùi quả thường để ăn luôn hoặc được trộn với nước và đường, hoặc với sữa. Đôi khi được dùng như một thức uống giải khát hoặc làm kem. Hạt dưa cũng có thể ăn được. Nhân hạt ăn được chứa khoảng 46% dầu và 36% protein.

Ngoài ra, những chiếc lá non cũng có thể được dùng như một loại rau nhưng vị có nó thường hơi đắng. Do đó, ở các trang trại lớn, thân lá không cần thiết có thể cung cấp như một loại thức ăn cho gia súc.

Chắc hẳn với những thông tin trên bạn sẽ tò mò về cách trồng loại cây siêu dinh dưỡng này. Nuoitrong.vn sẽ bật mí với bạn những bí kíp siêu đơn giản để trồng dưa lưới nhé.

Xem thêm  Trồng Ổi trong chậu như thế nào để đạt "hiệu quả cao"?

Mẹo trồng dưa lưới

Thời vụ trồng dưa lưới

Mặc dù có thể trồng vào nhiều thời điểm trong năm do đặc tính dưa lưới là cây ngắn ngày.

Nhưng hiện tại các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng thời điểm tốt nhất ở Việt Nam để trồng dưa lưới là trồng vào tháng 2, 3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 sang tháng 5. Hoặc trồng vào tháng 9 thu hoạch tháng 11, 12.

Ngoài hai vụ chính chúng ta có thể trồng dưa lưới vào khoảng tháng 4 tháng 5 và thu hoạch tháng 9. Không nên trồng vào đợt tháng 12 hoặc tháng 1 thì lúc đó thời tiết khá lạnh. Dưa trồng vào thời điểm này thường quả nhỏ và không được ngọt.

Chuẩn bị đất

Dưa lưới có thể trồng trong điều kiện nương rẫy bình thường. Tuy nhiên, đất nên được cày, bừa để đạt được độ tơi xốp của đất.

Đối với việc trồng dưa lưới tại nhà các vị trí như là sân thượng, ban công là hợp lý cho trồng dưa lưới. Về phần đất, các bạn nên mua đất sạch trộn với trùn quế hoặc xơ dừa. Những loại đất này có thể dễ dàng tìm mua tại tất cả các cửa hàng bán cây cảnh.

Để tiết kiệm chi phí hơn bạn có thể tận dụng than tổ ong. Than được đập nhỏ, ngâm với nước cho đủ độ ẩm. Sau đó trộn thêm với đất và trấu, có thể thêm phân gà hoặc các loại phân hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

Các bạn cũng cần lưu ý, dưa lưới là loại cây khá lớn do đó cũng giống như các loại cà chua bạn cần chọn các thùng xốp hoặc chậu đủ lớn để rễ cây có thể phát triển đầy đủ. Các thùng xốp hay chậu nhựa cần đục lỗ tại đáy và cạnh để thoát nước, tránh úng cây.

Chọn giống

Dưa lưới có nhiều loại được bán hạt giống tại rất nhiều cửa hàng hạt giống và các trang mua bán điện tử. Giá cũng rất dao động từ 0,5k – 4k/hạt. Bạn nên chọn những giống F1, giống thuần chủng để đạt được năng suất cao

Gói hạt giống dưa lưới F1

Gieo hạt và chăm sóc giai đoạn đầu

Ủ hạt

Những gói hạt giống thường được làm khô tới độ ẩm thấp khoảng dưới 6% để lưu trữ và bảo quản lâu. Do đó bạn nên ngâm ủ hạt trước khi gieo trồng. Nó như một động thái kích thích giúp cây mọc đồng đều, tốt và nhanh hơn.

Bạn nên ngâm trong nước ấm khoảng 40 oC trong vòng khoảng 4-5 tiếng. Sau đó nên vớt hạt ra và ủ trong một chiếc khăn ướt trong khoảng 1 đến 2 ngày. Cho đến khi hạt có nứt nanh là có thể đem gieo được.

Ươm hạt

Sau giai đoạn ủ hạt, bạn có thể đem gieo trực tiếp trên luống với khoảng 2-3 hạt một hố. Đào hố sâu khoảng 1-2 cm sau đó thả hạt và vùi một lớp đất mỏng lên phía trên. Với việc trồng trong chậu hay thùng xốp cũng tương tự như vậy.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng quýt đường cho quả thơm ngọt năng suất cao

Ngoài ra cũng có thể ươm hạt trong các túi bầu nhỏ. Đất để ươm hạt cũng gần giống đất trồng dưa lưới. Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, tốt nhất là nên được trộn với phân gà hay một số phân hữu cơ đã mục sẵn khác.

Sau khi ươm hạt, không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp. Nơi thoáng mát, với ánh sáng nhẹ là thích hợp cho dưa lưới nảy mầm. Sau 3-4 ngày hạt sẽ nảy mầm và khoảng 8-10 ngày sẽ cho ra những lá thật đầu tiên.

Chăm sóc giai đoạn đầu

Giai đoạn này không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần dùng bình phun nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây. Không nên tưới quá nhiều, nước nhiều có thể làm hạt úng, thối không nảy mầm được.

Các mẹo chăm sóc dưa lưới trong giai đoạn phát triển

Dưa lưới khi phát triển không cần chăm sóc nhiều nhưng bạn vẫn cần chú ý một số điểm sau.

Cây dưa lưới nhỏ

Tưới nước

Tưới thành rãnh hoặc tưới phun là các kiểu tưới phổ biến và thích hợp với dưa lưới. Đặc biệt từ giai đoạn bắt đầu ra quả cho đến khi quả chín cây sẽ cần nước nhiều hơn.

Tuy năng suất không quá phụ vào việc tưới nước như dưa chuột nhưng việc bổ sung nước mỗi ngày là cần thiết. Việc để cây khô sẽ làm giảm năng suất cây.

Phân bón

Để đạt năng suất tốt, những trái dưa lưới ngon ngọt thì việc bổ sung phân bón là điều cần thiết. Tùy vào mỗi giai đoạn mà sẽ cần những loại phân bón có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung dưa lưới cần các loại nito, photpho, canxi, magie,…

Trước khi trồng, phân hữu cơ nên được trộn cùng với đất. Sau đó bón thúc N khi thân cây dài 20–30 cm. Dưa lưới đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu Ca, gây ra hiện tượng quả xơ hay còn gọi là thủy tinh hóa.

Dưa lưới cũng nhạy cảm với sự thiếu hụt molipden, xảy ra ở đất feralit đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên của nước ta. Nó cũng rất nhạy cảm với một số loại thuốc diệt cỏ, và thậm chí có thể bị hư hại do dư lượng thuốc diệt cỏ từ các vụ trước.

Phủ đất là một trong số nhiều mẹo phổ biến trong trồng dưa. Ở nước ta, vật liệu phủ đất phổ biến là rơm rạ hoặc cỏ. Việc phủ đất vừa tránh được cỏ dại mọc mà vừa giữ được nước cho cây. Việc cuốc đất hoặc loại bỏ cỏ lớn cũng nên được thực hiện thường xuyên. 

Cắt tỉa cây

Khi cây đã lớn, việc cắt tỉa cành là cần thiết. Mỗi cây chỉ nên cho năng suất từ 3-6 quả. Mặc dù cây sẽ phát triển từ 30–100 hoa cái tuy nhiên bạn không nên để quá nhiều trái sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng dưa.

Việc loại bỏ bớt các lá già, giúp cây thông thoáng trong suất quá trình phát triển cũng là điều cần thiết. 

Xem thêm  Trồng nho trên sân thượng sai "trĩu quả" vô cùng đơn giản
Cắt tỉa cây

Làm giàn cho cây

Khi cây phát triển từ 5-6 lá bạn nên làm giàn cho cây. Với trồng trọt quy mô lớn, bạn nên tạo giàn bằng lưới sắt để cho cây phát triển. Với việc trồng lâu dài thì lưới sắt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Với quy mô thùng xốp, chậu tại nhà bạn có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng cọc gỗ, dùng dây buộc nhẹ thân cây để cố định.

Việc làm giàn sẽ giúp ra nhiều hoa, đậu quả tốt hơn. Ngoài ra, giàn cũng giúp trái cây tránh tiếp xúc trực tiếp với đất tránh bẩn, cũng như các bệnh từ đất.

Giàn dưa lưới
Giàn dưa lưới

Thụ phấn

Đây là điều quan trọng quyết định năng suất quả dưa lưới. Đặc biệt là khi bạn trồng quy mô nhỏ và ở khu vực không có ong bướm thụ phấn giúp. Bạn nên đặc biệt chú ý trong giai đoạn ra hoa của dưa lưới và hỗ trợ thụ phấn nhân tạo khi cần thiết.

Thu hoạch và bảo quản

Dưa lưới cho quả sau khoảng từ 75-120 ngày gieo trồng và chăm sóc. Dưa lưới là loại trái không để được lâu. Với nhiệt độ trong tủ lạnh từ 2- 10 oC, các bạn vẫn nên ăn hết trong vòng từ 3-4 ngày.

Dưa lưới khi được thu hoạch
Dưa lưới khi được thu hoạch

Một số sâu bệnh hại dưa lưới thường gặp

Mặc dù không dễ bị bệnh nhưng dưa lưới vẫn có thể gặp các bệnh sau.

Bệnh cây chết non

Những cây dưa lưới mắc bệnh này thường bị thối phần rễ hoặc thân gần rễ. Việc này khiến cây không đứng vững, chết cây mặc dù lá còn xanh. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm hoặc độ ẩm quá cao.

Để phòng trừ bệnh này, thì đất nên được luân canh hoặc xử lý trước khi trồng. Một số loại thuốc chống nấm hiện đang có bán trên thị trường như là Antracol 70WP, anvil 5SC. Khi có cây mắc bệnh này, bạn nên nhổ bỏ nó đi để tránh lây lan.

Các loại sâu ăn lá

Khi trồng dưa lưới bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các loại sâu ăn lá. Việc bị sâu ăn lá rất dễ phát hiện nếu bạn kiểm tra thường xuyên.

Việc loại bỏ sau cũng không có nhiều khó khăn. Hiện tại còn có một số loại thuốc bảo vệ thực vật giúp loại bỏ sâu như là Abamectin, Neemnim 0,3 EC…

Bệnh đạo ôn

Đây là một bệnh khá nghiêm trọng gây thối thân cuống quả, thối quả và héo cây. Đặc biệt phát triển trong điều kiện ấm ướt và nóng. Tuy nhiên có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng giống sạch bệnh và luân canh cây trồng

Như vậy nuotrong.vn đã chia sẻ với các bạn một số mẹo trồng dưa lưới đơn giản. Hy vọng những mẹo này sẽ giúp bạn có được những trái nữa lưới ngon tuyệt.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận