Kỹ thuật trồng dưa lê “siêu ngọt” và “sai quả”

Kỹ thuật trồng dưa lê không khó, nhưng rất nhiều người không biết cách trồng để đem loại hiệu quả và chất lượng như mong muốn.

Dưa lê là một loại quả được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta. Cách trồng dưa lê cực kì đơn giản và dễ thực hiện. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về cách trồng dưa lê vừa ngọt vừa sai quả nhé!

Nội dung

Giới thiệu chung về dưa lê

Dưa lê là loại cây ngắn ngày được trồng nhiều ở vùng nông thôn nước ta. Chúng là một loại quả thuộc loài Cucumis melo,thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ Algeria. Cách trồng dưa lê cũng tương tự như dưa chuột.

Dưa lê hay còn gọi là dưa ngọt hay dưa xanh, có tên khoa học là honeydew.

Dưa lê là cây leo, có thân dài khoảng 1,5 mét mọc dọc theo mặt đất. Trên thân có tua cuốn. Hoa có màu vàng, mọc trên nách lá, hoa phát triển thành quả

Loài cây này được trồng phổ biến để ăn quả. Quả dưa lê có dạng hình tròn, nặng trung bình từ 200-500 gam. Quả có vỏ màu xanh khi chín chuyển sang màu trắng, mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh. Là loại trái cây giải khát vào mùa hè.

Giá trị dinh dưỡng của quả dưa

Dưa lê là loại quả đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả dưa có chứa nhiều loại vitamin như: vitamin C, B6, K… Và nhiều chất khoáng như canxi, sắt, magie, kali, kẽm…Dưa lê có rất nhiều công dụng. Một số công dụng nổi bật của loại cây này như:

  • Trong quả dưa có hàm lượng kali khá lớn giúp giảm huyết áp.
  • Ngoài ra trong quả dưa có nhiều vitamin làm da sáng đẹp hơn, giảm nếp nhăn.
  • Hạt dưa rất giàu protein.
  • Trung bình mỗi quả dưa chứa rất ít calo nên ăn dưa lê còn có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả.
Quả dưa lê

Quy trình trồng dưa lê

Dưa lê rất giàu dưỡng chất nên cực kì được ưa chuộng. Trồng dưa lê rất đơn giản nhưng nếu kỹ thuật trồng dưa lê không đúng sẽ không mang lại năng suất mong muốn. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách trồng dưa lê đạt hiệu quả cao nhé!

Chọn giống

Dưa lê có nhiều loại, phổ biến nhất là dưa lê trắng. Ngoài ra còn có dưa lê vàng, dưa lê lưới, dưa bở… Tùy vào mục đích, thời gian canh tác và điều kiện môi trường mà chọn giống khác nhau.

Bạn có thể mua hạt dưa ở các đại lý phân phối cây trồng, hoặc trong siêu thị. Khi mua hạt giống cần mua ở nơi uy tín, tránh hạt giống giả.

Trước khi trồng nên ngâm hạt giống vào trong nước ấm từ 2-4 tiếng giúp hạt nảy mầm tốt hơn. Sau khi ngâm hạt giống chúng ta ủ hạt trong khăn ẩm, thoát nước tốt, để nơi khô ráo. Đến khi hạt mọc mầm vừa phải thì mang đi gieo trồng.

Xem thêm  Cách trồng Cà Rốt trong thùng xốp cho củ to nhất!

Làm đất trước khi gieo trồng

Cũng giống như cây dưa chuột, dưa lê cần làm đất trước khi gieo trồng. Trước khi trồng cần

  1. Xới đất cho tơi xốp
  2. Đánh luống
  3. Bổ hốc

Cách trồng dưa lê

Có 2 cách trồng dưa lê:

  • Trồng trực tiếp vào hốc: Phương pháp này phù hợp khi trồng trên diện tích lớn. Trồng trực tiếp tiết kiệm thời gian, tuy nhiên không đạt hiệu quả như phương pháp ươm bầu.
  • Trồng bằng phương pháp ươm cây giống: Phương pháp này tuy tốn thời gian hơn nhưng khi trồng vào hốc cây phát triển nhanh hơn và ít bị chết.
  1. Sau khi hạt nảy mầm nên trồng hạt trong bầu đất từ 5 – 10 ngày trước khi trồng trực tiếp trên ruộng. Bầu đất được cuốn bằng lá chuối, cho đất đã được sàng lọc vào trong. Có thể trộn đất với một ít phân lân và phân chuồng ủ mục để cây phát triển tốt hơn.
  2. Sau khi làm bầu ta đặt hạt đã nảy mầm vào trong, đầu nảy mẩm cắm xuống đất. Bầu đất được đặt trong chỗ râm mát và phải được che chắn. Mỗi ngày nên tưới bầu từ 1 – 2 lần.
  3. Sau khi gieo từ 5 – 10 ngày, cây có từ 2- 3 lá mầm thì đem bầu đi trồng. Mỗi cây cách nhau khoảng 20 cm.

Chăm sóc cây dưa lê

Tưới nước

Dưa lê là cây ưa nước. Cần thường xuyên tưới nước cho cây để cây phát triển khỏe mạnh. Cây sau khi trồng vào hốc nên tưới nước hằng ngày, tránh để cây bị héo. Khi tưới nên tưới một lượng nước phù hợp, không tưới nhiều quá.

Tùy vào từng loại đất và thời tiết mà tưới lượng nước cho phù hợp. Đất thoát nước nhanh cần phải tưới thường xuyên hơn. Đất mùn giữ ẩm tốt thì tưới ít hơn.

Bón phân

Việc bón phân chia làm nhiều giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (khi trồng cây): bón phân chuồng ủ mục, mỗi hốc bón phủ kín bầu. Không nhất thiết phải bón phân trong giai đoạn này, có thể dùng đất để phủ kín bầu.
  • Giai đoạn 2: bón phân vào rạch cách cây khoảng 1 mét để cây ăn dần trong quá trình phát triển. Giai đoạn này có thể bón phân chuồng ủ mục kết hợp với phân hỗn hợp đạm, lân, NPK. Có thể chôn phân trong lúc làm luống hoặc chôn khi cây vẫn còn bé.

Phân chuồng ủ mục nên được trộn với phân lân theo tỷ lệ một bao phân chuồng với 10kg phân lân.

Trong quá trình cây phát triển có thể kết hợp bón phân với tưới phân. Sau khi trồng khoảng một tuần nên tưới phân lần đầu tiên.

Lần đầu nên tưới khoảng 3kg/ sào, những lần sau tăng dần lượng phân. Trước khi tưới tùy vào từng loại phân có thể ngâm trước hoặc tưới trực tiếp. Nên tưới phân vào sáng sớm hoặc tối muộn, không tưới khi trời quá nắng cây dễ bị cháy.

Xem thêm  Cách trồng rau mồng tơi chuẩn organic tại nhà siêu đơn giản

Nếu đất bị chua nên khử chua cho đất trước khi gieo trồng bằng cách rắc vôi vào đất. Có thể trộn phân vi sinh vào đất giúp đất tơi xốp hơn và loại bỏ sinh vật có hại trong đất. Nên che luống bằng nilon đen nhằm hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất.

Luống dưa lê

Phun thuốc cho cây

Trong quá trình phát triển khi cây có biểu hiện sâu bệnh nên tiến hành phun thuốc kịp thời. Tránh để sâu bệnh lan rộng. Nên ngừng phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch quả. Không nên phun quá nhiều thuốc kích quả dễ khiến quả bị thối khi gặp trời mưa.

Bấm ngọn cho cây

Khi cây cao ra khoảng 5 lá nên cắt ngọn cho cây để nhánh phát triển. Sau khi nhánh chính mọc khoảng 10 lá nên tiến hành cắt tỉa ngọn cho nhánh. Chỉ cắt đầu ngọn khoảng 2cm và nên để tầm 3 – 4 nhánh chính.

Bấm ngọn cho cây

Từ khe giữa các lá lại mọc ra quả và nhánh phụ. Khi nhánh phụ đủ dài chúng ta lại tiến hành cắt bỏ đầu nhánh. Mỗi nhánh phụ chỉ nên để 3 quả, nên cắt bỏ những quả bệnh và lá bệnh để những quả còn lại phát triển.

Phải thường xuyên cắt ngọn, tránh để nhánh phát triển quá dài. Khi nhánh quá dài cần cắt cho phù hợp.

Lưu ý khi cắt đầu nhánh phụ nên cắt sau một mắt từ mắt có quả để nhánh dưỡng cây.

Thu hoạch quả dưa lê

Khi quả dưa chuyển sang màu trắng và có mùi thơm thì tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch nên dùng kéo cắt cuống tránh dùng tay gây tổn thương nhánh. Vận chuyển quả nhẹ nhàng đến nơi khô ráo.

Sau khi trồng từ 50 – 70 ngày có thể thu hoạch quả. Một vụ dưa nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài 2 – 3 tháng. Là cây ưa nóng nên trồng cây vào mùa hè, trồng trái vụ sẽ không mang lại năng suất và chất lượng như mong muốn.

dưa lê

Lấy hạt làm giống

Để tiết kiệm chi phí mua hạt có thể chọn một số quả dưa lê đẹp và ngọt để làm giống cho những vụ tiếp theo. Sau khi lấy hạt của quả dưa lê chúng ta tiến hành rửa hạt bằng nước sạch rồi đem đi phơi khô.

Sau khi phơi xong đựng hạt vào lọ hoặc chai sạch và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Cũng có thể bảo quản hạt dưa lê trong ngăn mát tủ lạnh.

Một số bệnh thường gặp phải ở cây dưa lê và cách phòng ngừa

Ngoài việc biết đực kỹ thuật trồng cây dưa lê đúng cách chúng ta cũng nên biết các bệnh cây hay mắc phải. Để có phương pháp kịp thời. Cây dưa lê nếu không được để ý và chăm sóc kĩ sẽ dễ bị mắc các bệnh như cây dưa chuột.

Xem thêm  Cách trồng dưa leo sạch "hiệu quả bất ngờ" ngay tại NHÀ và cả NÔNG TRẠI

Tuy có hiệu quả kinh tế cao nhưng cây dưa lê có thân, lá giòn, bộ rễ yếu, khả năng kháng sâu bệnh kém nên khả năng nhiễm bệnh là rất lớn.

Bệnh sương mai

Đây là một bệnh do nấm gây ra, thường phát sinh và lây lan mạnh trong điều kiện mưa nắng xen kẽ thất thường. Bệnh này thường gây hại trên lá cây. Lúc đầu nấm bệnh màu xanh sau đó phát triển lan ra màu vàng.

Bệnh sương mai tuy không gây hại trên quả chỉ phát triển trên lá cây. Tuy nhiên nếu không ngăn chặn kịp thời bện sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả.

Do lá có chức năng quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Khi lá không tổng hợp được dinh dưỡng quả dưa lê sẽ phát triển không đồng đều gây méo quả, vẹo vọ ảnh hưởng đến mẫu mã.

Bệnh sương mai

Cách phòng tránh:

  • Tạo luống cao và xốp, thoát nước tốt.
  • Trước khi trồng nên sử dụng 20 – 30kg vôi bột/ sào rắc đều trên bề mặt ruộng trước khi trồng
  • Sử dụng một số thuốc đặc trị như Score, Anvil nên thay đổi luân phiên các loại thuốc tránh gây nhờn thuốc.

Bệnh thối cổ rễ

Bệnh thối cổ rễ gây hại chủ yêu ở phần cổ rễ của cây, tiếp giáp với mặt đất. Những cây nặng có thể bị nứt thân sau đó chết. Lá cây ban đầu bị héo, quăn mép lá sau đó dần dần bị cháy mép lá.

Dưa lê bị bệnh thối cổ rễ do nấm Rhizoctonia, một loại nấm trong đất gây ra. Nấm bệnh đầu tiên tấn công vào bộ rễ của cây, làm mất khả năng hút dinh dưỡng của rễ.

Lúc này cây không được cung cấp dinh dưỡng sẽ làm cây phát triển chậm lại. Các bộ phận lá, quả, thân bị héo thối, nếu bệnh nặng cây sẽ bị chết.

Cách phòng tránh:

  • Trước khi trồng bón ít nhất 20kg vôi bột/ sào.
  • Hạn chế để nước trong ruộng gây thối rễ, nấm phát triển.
  • Bón lót đủ phân chuồng.

Bệnh vàng lá chết chậm

Bệnh này do nấm Fusarium oxysporium gây ra

Cách khắc phục:

  • Thoát nước tốt, không để rễ bị ngập nước hay quá ẩm ướt
  • Cây bệnh nặng cần tiêu hủy để tránh lây lan sang cây chưa bị bệnh
  • Rắc vôi hoặc tưới gốc khử trùng đất.
  • Bón thêm phân lân, kalimđể tăng khả năng đề khàng của rễ cây, kích thích phát triển dễ mới.
  • Phun một số thuốc đặc trị như: Zineb + Propiconazole, Difenoconazole + Hexaconazole,…

Dưa lê thơm ngon bổ dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Hãy áp dụng kỹ thuật trồng cây dưa lê của nuoitrong.vn để đạt năng suất và chất lượng như bạn mong muốn nhé! Chúc các bạn thành công.

Theo: Hoàng Oanh

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận