Cây măng tây và những giá trị dinh dưỡng “tuyệt vời”

Măng tây được biết đến và được nhiều người tiêu thụ như một loại rau theo mùa. Chúng được đánh giá cao vì hương vị thơm ngon, cũng như chất lượng dinh dưỡng.

Nội dung

Tổng quan về măng tây

Măng tây là một thành viên thuộc họ Hành. Đây là một loại cây lâu năm và có một lá mầm được trồng để lấy thân.

Cây măng tây xanh

Các loài măng tây có thể mọc thẳng hoặc leo, và hầu hết các loài đều thân thảo. Các rễ giống như thân rễ, hoặc đôi khi có củ, phát sinh ra các nhánh con giống như dương xỉ dễ thấy. Lá cây tiêu biến thành các vảy nhỏ.

Cách trồng măng tây tại nhà

Mặc dù măng tây phải mất ba năm để trưởng thành hoàn toàn. Nhưng sẽ rất xứng đáng khi bạn có một lượng măng tây an toàn, bổ dưỡng, tùy ý sử dụng.

Có 2 cách trồng măng tây, bằng hạt giống hoặc bằng cây măng non.

Trồng măng tây bằng hạt

Bạn cần kiên nhẫn để bắt đầu với việc trồng măng tây từ hạt giống. Cây măng tây trồng bằng hạt sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây được trồng từ thân măng non có trong vườn ươm.

Bạn có thể mua cả gói hạt giống chỉ với mức giá mà bạn phải trả cho một ngọn măng tây.

Trước khi bắt đầu gieo trồng, bạn cần phải xử lý hạt giống. Cho hạt măng tây vào nước ấm và duy trì nhiệt độ của nước từ 15 đến 20 tiếng.

Sau đó vớt ra, ủ trong khăn ẩm từ 9 đến 12 ngày. Để khăn ở nơi kín gió, tránh ánh sáng. Đều đặn từ 12 đến 15 tiếng thì tưới nước cho hạt giống 1 lần ở dạng phun sương.

Gieo hạt đơn trong bầu, đặt bầu ở cửa sổ có nắng. Đồng thời duy trì nhiệt độ của hỗn hợp trong bầu khoảng 25 độ C. Khi hạt nảy mầm, hạ nhiệt độ xuống 15 đến 20 độ C.

Khi cây đạt độ cao khoảng 5 đến 7 cm, hãy bắt đầu di chuyển măng tây ra luống ươm. Bạn nên chọn và chuẩn bị luống măng tây một cách cẩn thận. Vì cây trồng này sẽ sinh trưởng và cho thu hoạch trong vòng 10 năm hoặc hơn.

Ánh nắng đầy đủ sẽ tạo ra các cây có sức sống và giúp giảm thiểu bệnh tật. Măng tây phát triển tốt nhất ở đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt. Vì nước đọng sẽ làm thối rễ măng rất nhanh.

Trồng măng tây bằng cây

Cây măng tây con

Khi chọn trồng măng tây bằng cây, bạn sẽ bỏ qua được bước xử lý hạt giống kéo dài tới 15 ngày. Tuy nhiên bạn lại cần chuẩn bị đất trước khi tiến hành trồng trước đó 1 tháng.

Đất nên được xới lên với độ sâu từ 40 đến 50 cm để cho phép các thân măng tây mọc rễ đúng cách và không bị đá hoặc các chướng ngại vật khác phá vỡ. Hãy nhớ loại bỏ tất cả cỏ dại khỏi khu vực trồng.

Xem thêm  Tác dụng "thần kì" của dưa chuột mà bạn chưa biết

Sau đó rải vôi khắp khu vực trồng và tiếp tục cày xới. Bón lót các loại phân trộn, phân chuồng hay phân hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng của đất.

Đào rãnh rộng khoảng 20 đến 30 cm và sâu từ 15 đến 20 cm. Nếu đào nhiều rãnh, đặt các rãnh cách nhau tối thiểu là 90 cm.

Làm một gò đất nhỏ cao 5 cm dọc theo tâm của rãnh. Đặt các cây măng tây non lên trên đỉnh của gò, dàn đều rễ của chúng. Trong rãnh, các nhánh măng tây cách nhau từ 20 đến 30 cm. Để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển bình thường.

Đắp một lớp đất lên để giữ thân măng đứng thẳng.

Thu hoạch măng tây

Bạn có thể thu hoạch măng tây sau khoảng 6 đến 9 tháng. Măng tơ lứa đầu tiên có thể cao từ 20 đến 30 cm.

Cách thu hoạch măng tây rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy tay nắm gần phía gốc măng và xoay nhẹ thì măng sẽ từ từ tách ra. Bạn không nên dùng dao hay kéo cắt vì sẽ làm chậm khả năng sinh trưởng của măng trong những lứa thu hoạch lần sau.

Cây măng tây trưởng thành (Trồng sau 5 năm)

Các lứa thu hoạch của măng tây trong khoảng 3 năm đầu sẽ chưa được ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng từ năm thứ 4, măng tây sẽ cho năng suất cao. Đồng thời đây cũng là thời điểm măng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhất.

Tác dụng của măng tây

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất ít calo

Hàm lượng calo có trong măng tây rất thấp nhưng chúng lại có một lượng chất dinh dưỡng vô cùng ấn tượng. Như chất đạm, hay chất béo, cùng với các vitamin và khoáng chất.

Măng tây là một nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời. Một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe của xương và chống đông máu ở các bệnh nhân có huyết khối.

Là nguồn chống oxy hóa rất tốt

Măng tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa tương tự như một số loại rau xanh khác. Chúng bao gồm vitamin E, vitamin C, cũng như các flavonoid và polyphenol khác nhau.

Những chất này đã được phát hiện có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, kháng vi-rút và chống ung thư trong một số nghiên cứu trên người và động vật.

Cây măng tây tím

Hơn nữa, măng tây tím còn chứa chất sắc tố gọi là anthocyanin. Chúng giúp rau có màu sắc rực rỡ. Và đặc biệt, việc cung cấp anthocyanin đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình oxy hóa, làm giảm huyết áp và nguy cơ đau tim.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Măng tây đặc biệt chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp bổ sung lượng chất xơ trong phân và hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên.

Xem thêm  Cây lô hội và những tác dụng "vàng" của nó

Nó cũng chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan, chất này hòa tan trong nước và tạo thành chất giống như gel trong đường tiêu hóa.

Việc tiêu thụ măng tây sẽ giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ của cơ thể. Điều đó sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh

Folate là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hình thành các tế bào hồng cầu và sản xuất DNA để trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ là đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Thêm nữa, khi nhận đủ folate từ các nguồn như măng tây, rau lá xanh và trái cây có thể bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống.

Giúp hạ huyết áp

Măng tây là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Việc bổ sung kali trong bữa ăn sẽ giúp giảm nguy cơ cao huyết áp một cách hiệu quả.

Măng tây có thể có các đặc tính giảm huyết áp khác. Do một hợp chất hoạt tính trong măng tây có tác dụng làm giãn mạch máu.

Cách chế biến măng tây

Măng tây luộc: Cho một ít muối vào nồi nước. Thả măng tây vào, nấu cho đến khi có màu xanh tươi và mềm, khoảng từ 1 đến 3 phút. Nếu chưa ăn ngay, bạn có thể thả măng sau khi nấu vào thau nước lạnh. Vớt ra và để ráo nước.

Măng tây nướng: Phủ măng tây với dầu ô liu, muối và hạt tiêu. Nướng trong lò ở nhiệt độ khoảng 240 độ C trong vòng 10 phút. Các ngọn phải có màu nâu và mềm.

Măng tây xào thịt bò

Măng tây xào: Cắt măng tây thành các miếng dài 5 cm. Xào trên lửa lớn trong chảo có dầu hoặc bơ. Cho đến khi chín và mềm, khoảng từ 3 đến 5 phút. Nêm với muối và hạt tiêu sao cho vừa ăn.

Măng tây áp chảo: Đun nóng chảo với dầu ô liu và bơ. Cho măng tây vào vào chảo. Đậy nắp và nấu cho đến khi măng tây có màu xanh tươi và giòn trong 3 phút. Mở nắp và cho nhiệt độ lên cao. Nêm với muối và hạt tiêu.

Một số lưu ý khi sử dụng măng tây

Hãy sử dụng chúng nhanh chóng: Sử dụng măng tây trong vòng vài ngày sau khi mua. Măng tây tươi kêu khi các ngọn cọ xát nhẹ với nhau, trong khi măng tây già có độ dẻo và không kêu.

Măng tây cần được giữ ẩm để không bị nhũn. Trước hết, để trong tủ lạnh, cho măng vào lọ hoặc thủy tinh với một ít nước, hoặc quấn khăn ướt xung quanh phần cuống.

Hãy cẩn thận để không làm hỏng các ngọn. Nếu măng tây của bạn bị mềm, hãy ngâm nó vào nước lạnh để làm chúng cứng cáp hơn.

Xem thêm  Cách trồng hành tím "cực đơn giản" cho người mới bắt đầu

Măng tây rất dễ chín. Vì vậy khi chế biến chúng bạn hãy chú ý nhiệt độ. Nếu chúng quá nát thì sẽ khó ăn hơn đó.

Bảo quản măng tây

Có rất nhiều cách để bảo quản măng tây. Nuoitrong.vn xin gợi ý cho bạn 3 cách thông dụng nhất:

Măng tây đông lạnh

Chần cả ngọn hoặc cắt khúc măng tây trong nước muối sôi trong 1-2 phút. Nếu bạn không muốn có muối, có thể cải thiện hương vị của măng tây đông lạnh bằng cách: trộn mỗi nửa cân măng tây với 1 đến 2 thìa nước cốt chanh hoặc cam sau khi chần.

Trải măng tây đã chần để trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút cho đến khi đông cứng. Đóng gói cho vào tủ lạnh.

Sử dụng măng tây đông lạnh trong hầu hết mọi công thức nấu ăn yêu thích tương tự như măng tây tươi.

Làm khô măng tây

Với một thiết bị điện được gọi là máy khử nước thực phẩm. Nếu bạn chưa quen với việc làm khô thực phẩm, trước tiên bạn có thể thử sấy rau trong lò.

Măng cần được chần trước khi sấy. Nếu không chần, khi tiến hành sấy sẽ làm măng mất đi màu xanh vốn có và cả hương vị của măng cũng sẽ bị thay đổi. Làm khô măng tây cho đến khi chúng giòn.

Sau khi sấy khô, để nguội rồi cho măng đã khô vào lọ đậy kín và dùng băng keo dán kín. Lưu trữ ở nơi khô thoáng.

Bạn có thể sử dụng măng tây khô trong bất kỳ công thức nấu súp hoặc món hầm nào. Hoặc, tráng qua nước sôi và ngâm từ 20 đến 30 phút hoặc cho đến khi chúng nở lại như ban đầu.

Măng tây muối

Cho nửa cân măng tây đã cắt vào nước sôi trong 30-60 giây. Làm lạnh trong nước đá và để ráo nước. Trộn đều măng tây đã chần và 1/3 cốc muối Kosher. (Không sử dụng muối ăn, biển, hoặc muối i-ốt.)

Làm lạnh măng tây trong nước đá để giữ độ giòn

Sau đó cho vào lọ thủy tinh đã được khử trùng. Nhấn nhẹ khi bạn thêm từng lớp để chiết xuất chất lỏng. Nếu nước ép không bao phủ măng tây, hãy chuẩn bị một loại nước muối rất mạnh. Sử dụng 1 cốc muối ngâm cho mỗi lít nước sôi.

Luôn để rau ngập trong nước muối trong quá trình bảo quản. Rau nấm mốc, mềm hoặc có mùi thối là dấu hiệu hư hỏng. Hãy loại bỏ các loại rau này mà không cần nếm. Trong điều kiện lý tưởng, măng tây muối có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 6 tháng.

Hi vọng bạn đã có thêm những hiểu biết về măng tây thông qua những gì mà nuoitrong.vn đã cung cấp. Nếu có thể hãy tự tay gieo trồng và chăm sóc măng tây tại nhà. Và chế biến chúng theo sở thích của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Theo: Minh Ngọc.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận