Lan trúc phật bà – cách trồng đơn giản, ít sâu bệnh cho hoa quanh năm!

Lan trúc phật bà không chỉ đặc biệt trong cái tên mà nó còn mang vẻ đẹp diệu kì và nhiều ý nghĩa. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về thực vật cũng như cách trồng loài lan này nhé.

Nội dung

Tổng quan về lan trúc phật bà

Nguồn gốc và phân bố

Lan trúc phật bà hay còn gọi là trúc quan âm có danh pháp khoa học là Dendrobium Pendulum. Loài này được William Roxburgh mô tả đầu tiên năm 1832.

Trúc phật bà được cho là có nguồn gốc từ các nước châu Á. Chúng có mặt ở Hải Nam và Tây Tạng Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Nó mọc trong các khu rừng thưa ở độ cao từ 760 đến 1600 mét so với mực nước biển.

Thực vật

Lan trúc phật bà thuộc chi Phong lan, giống như nhiều loài lan khác là loại thực vật biểu sinh. Cây có kích thước trung bình mọc ở nơi có khí hậu ấm đến mát mẻ. Chúng mọc thành búi rũ xuống.

Thân chúng có từ 7 đến 16 nốt rõ rệt giống như trúc, phồng lên ở mỗi nút. Nhiều người bảo những nốt này giống như chân ếch hay những cây nấm xiên vào nhau. Nhìn từ xa chúng giống như Phật bà nghìn tay đang dang ra có lẽ vì vậy mà nó có tên trúc phật bà.

Thân cây màu xanh ô liu hơi xin, khi đang phát triển màu xanh, khi già hơn bao phủ lớp phấn trắng ngoài cây. Giống như lan phi điệp, trúc phật bà cũng là loài lan rụng lá. Chúng mang những chiếc lá hình mác, màu xanh phía trên nhẵn và phía dưới có lông.

Hoa lan trúc phật bà

Lan trúc phật bà có thể nở hoa từ mùa thu tới mùa xuân tùy vùng miền. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu nở hoa vào cuối đông đầu xuân. Đúng dịp Tết Nguyên Đán nên được rất nhiều người săn đón.

Hoa mọc thành chùm, mọc ra từ các đốt thân cây. Giống như lan tam bảo sắc gồm 3 màu trên một bông hoa là trắng, tím và vàng nhưng màu trắng thường là chủ đạo. Những chùm hoa.

Những bông hoa có chiều ngang khoảng 4 tới 7 cm gồm nhiều cánh xòe rộng trông rất quyến rũ. Không chỉ thế chúng còn mang mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu cho ngôi nhà của bạn.

Cách trồng lan trúc phật bà

Điều kiện trồng trúc phật bà

Ánh sáng

Như các loại lan nói chung, trúc phật bà cũng là loài ưa bóng râm. Cường độ áng sáng cho chúng phát triển tốt nhất là khoảng 50-60%. Khi để cây trong nhà bạn nên treo chúng gần cửa sổ để chúng có thể lấy được ánh sáng.

Cường độ ánh sáng quá mạnh cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Để dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời quá lâu có thể khiến cây vàng lá, khô héo thậm chí chết.

Xem thêm  Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì và trồng như thế nào?

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan trúc phật bà phát triển là vào khoảng 20 tới 30 °C. Chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm không nên quá 15 °C. Lan trúc phật bà thích khí hậu mát mẻ nhưng không có khả năng chịu lạnh tốt.

Khi trồng lan trúc phật bà cần chú ý không để cây chịu nhiệt độ quá lạnh trong điều hòa hoặc khí hậu quá lạnh. Đặc biệt là các vùng miền Bắc nước ta nơi có nhiệt độ mùa hè có thể giảm xuống dưới 10 °C cần chú ý che chắn cho cây.

Độ ẩm

Lan trúc phật bà là loài cây ưa ẩm. Từ cuối mùa xuân đến mùa thu, lan phát triển cần độ ẩm gần như 80%. Vào mùa đông giai đoạn cây nghỉ thì độ ẩm có thể giảm xuống gần 60%. 

Không khí quá khô có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây. Sự phát triển của cây bị kìm hãm, lá bắt đầu vàng và khô khi phải chịu khô quá lâu. 

Tuy nhiên độ ẩm quá cao cũng khiến lan gặp vấn đề, chúng có thể thối rễ chết cây. Do đó những ngày ẩm cao bạn nên đảm bảo thông gió, thông khí tốt cho lan.

Chuẩn bị đất và giá thể

Lan trúc phật bà trồng và phát triển tốt trên các giá thể dớn và chậu hay giỏ. Dớn thực chất cũng khá giống các giá thể gỗ treo lên nhưng chúng giữ nước tốt hơn nhưng lại rất thống thoáng phù hợp với đặc điểm yêu cầu cao của lan. Các giá thể gỗ lũa, nhãn,.. thông thoáng tốt nhưng lại giữ ẩm không tốt.

Bạn có thể dễ dàng mua dớn tại các cửa hàng cây cảnh hay các cửa hàng vật tư trồng lan. Giá thành của chúng không hề đắt chỉ từ 10k tới 50k là có thể đủ trồng một chậu lan. Ngoài ra nhiều người còn dùng dớn trộn với vỏ cây linh sâm để làm môi trường trồng lan.

Hỗn hợp trên được nhiều người khuyên sử dụng do nó giống với môi trường sống tự nhiên của trúc phật bà nhất. Với dớn hay hỗn hợp dớn và vỏ cây linh sam, bạn có thể luồn buộc dây thép để treo lên tại các vị trí mong muốn.

Với chậu hay giỏ phải có nhiều lỗ thoát nước và thoát nước tốt. Chất nền có thể là than củi, xơ dừa, trùn quế hoặc bạn có thể cho dớn vào trong chậu để trồng lan. Bạn nên lót giỏ bằng vài miếng than củi lớn giúp thông khí và giảm thiểu sự lên men của các loại phân hữu cơ.

Nhân giống và ghép cây

Chuẩn bị giống

Lan trúc phật bà nên được nhân giống và ghép cây vào mùa xuân, khi chúng trong giai đoạn phát triển. Không nên trồng chúng vào mùa đông vì khí hậu vừa khắc nghiệt mà giai đoạn này chúng cũng nghỉ ngơi kém phát triển.

Xem thêm  Cách trồng lan hài từ A tới Z cho người mới bắt đầu

Nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, không có dấu hiệu hư hỏng để nhân giống. Bạn có thể tưới thấm nước giá thể lan trước 1 hoặc 2 tiếng để chúng có thể dễ dàng tách ra khỏi chậu hoặc giá thể.

Sau đó bạn nên dùng tay nhẹ nhàng tách các gốc lan ra, tỉa bớt các rễ dập nát, rễ già và tiến hành ghép vào giá thể.

Giống cây

Ghép cây

Với trồng lan ở dớn thì tốt nhất nên treo miếng dớn lên và ghép cây nằm ngang hoặc hướng xuống. Có thể buộc thêm xơ dừa để đảm bảo giữ ẩm cho cây nhưng cần lưu ý không nên buộc kín toàn bộ cây.

Tuy nhiên miếng dớn thường đã giữ ẩm rất tốt rồi nên bạn không cần phải làm thêm bước này.

Với việc trồng lan ở giỏ hay chậu, trúc phật bà hướng lên trên hay xuống dưới đều có thể phát triển tốt. Bạn cần cố định lan chắc chắn để cây không bị rung lắc khi di chuyển chậu đi những nơi khác nhau.

Chăm sóc sau khi ghép cây

Ngoài ra, khi trồng trong chậu bạn cần lưu ý không nên vùi kín phần gốc cây. Nên để phần gốc cây ngang bằng với mặt chậu. Việc lấp kín có thể khiến cây bị bí, úng nước dẫn tới thối rễ.

Sau khi ghép cây xong cây còn yếu do đó bạn nên đặt cây tới nơi râm mát, nhưng vẫn nên có ánh sáng gián tiếp cho lan vào thời nhất định trong ngày. Nước cũng cần được tưới thường xuyên.

Bạn có thể định kì tưới B1 hay thuốc kích rễ cho cây một tuần một lần cho tới khi lan ra rễ mới. Khi cây có rễ mới phát triển tức là quá trình nhân giống của bạn đã thành công.

Bạn nên giảm dần tần suất tưới B1 hay kích rễ xuống và thay dần vào đó bằng các loại phân bón. Bạn cũng có thể tăng dần cường độ ánh sáng lên khi cây phát triển và treo dần chúng cho vị trí mong muốn.

Cây con lan trúc phật bà

Cách chăm sóc

Tưới nước

Mặc dù loài cây này yêu cầu độ ẩm cao nhưng chúng cũng cần thông thoáng tốt. Việc tưới nước phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nhiệt độ càng cao thì càng cần tưới thường xuyên.

Vào mùa hè bạn nên tưới thường xuyên cho cây vào sáng sớm và chiều tối. Tránh tưới giữa trưa gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Mùa đông thì bạn có thể lượng nước tưới xuống.

Khi tưới nước, lượng nước dư thừa phải chảy tự do ra khỏi chậu. Vì nước đọng trong chậu rất có thể dẫn đến thối rễ và phần gốc dưới dưới của cây.Tuy nhiên việc thiếu nước cũng làm cho lan vàng lá và kém phát triển.

Phân bón

Lan trúc phật bà là loài ưu thích dinh dưỡng như lan phi điệp. Phân bón nên được cung cấp thường xuyên cho chúng mỗi tuần. Liều lượng thì chỉ nên sử dụng liều lượng bằng một phần tư hoặc một nửa lượng khuyến cáo trên bao bì phân.

Xem thêm  Cách chăm sóc Lan phi điệp có thực sự "khó"

Có thể bón phân cân đối hàm lượng nito, photpho, kali quanh năm. Hoặc từ mùa xuân đến giữa mùa hè sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao. Sau đó đến cuối mùa thu bón phân có hàm lượng photpho cao để kích thích ra hoa.

Thời gian ngủ đông

Lan trúc phật bà có thời gian rụng lá và ngủ đông vào khoảng mùa đông của nước ta. Ở giai đoạn này chúng không cần nhiều dinh dưỡng cũng như phân bón. Lan cần khô giữa các lần tưới nước, nhưng không nên để khô trong thời gian quá. 

Cũng cần lưu ý vào những ngày có sương mù, bạn nên giảm tần suất tới vì lượng sương mù này đã duy trì một độ ẩm nhất định cho lan.

Bạn cũng nên giảm hoặc dừng việc bón phân cho đến khi mùa xuân. Lượng nước và phân bón nên quay lại bình thường khi cây mới xuất hiện và phát triển.

Các lưu ý khi trồng lan trúc phật bà

Sâu bệnh hại lan trúc phật bà

Cũng giống như nhiều loài lan trong họ, trúc phật bà có thể gặp một số vấn đề như nấm, thối rễ hay các loại ốc sên, sâu ăn lá. Đối với nấm, tốt nhất bạn nên phòng trừ ngày từ lúc bắt đầu trồng.

Ở giai đoạn ghép cây nhân giống, bạn nên ngâm cây con trong dung dịch thuốc chống nấm trong khoảng 1 giờ rồi mới ghép lên giá thể. Bạn cũng nên định kì phun thuốc chống nấm cho trúc phật bà. Việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

Đối với các loại sâu hay ốc sên ăn lá, bạn chỉ cần đi thăm lan vào buổi tối là có thể dễ dàng loại bỏ chúng.

Hoa lan trúc phật bà

Thay chậu

Lan trúc phật bà không cần thay chậu thường xuyên. Do đó, chỉ nên thay chậu, giá thể mới khi thực sự cần thiết. Trong trường hợp chất nền bị nhiễm mặn hoặc nén chặt, ở độ pH quá cao hoặc quá thấp (pH nhỏ hơn 5,5 hoặc lớn hơn 6,5 ) thì nên thay môi trường mới cho lan.

Lan cũng cần thay chậu hay giá thể khi cây phát triển rất mạnh và chậu trở nên chật chội đối sự phát triển này. Thời điểm tốt nhất để thay chậu ngay sau khi cây kết thức mùa hoa và bắt đầu sự phát triển mới.

Trên đây là những chia sẻ của nuoitrong.vn về cách trồng lan phật bà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp bạn có những giỏ lan trúc phật bà tuyệt đẹp. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận