Kỹ thuật trồng cây sen đá nhất định bạn phải biết

Một mái ấm để trở về sau những ngày làm việc mệt mỏi, văn phòng nơi ta hoạt động. Những không gian đó luôn cần được chăm chút bởi sức sống của sắc cây. Và sen đá là lựa chọn hoàn hảo. Với những kỹ thuật trồng cây sen đá mà nuoitrong.vn mang đến, hy vọng có thể giúp các bạn

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 9-1.jpg
Cây sen đá

Dưới đây là những kỹ thuật trồng cây sen đá mà bạn nhất định phải biết khi muốn tự mình chăm chút lại căn nhà hay phòng làm việc. Hãy cùng theo dõi nhé

Nội dung

Đặc điểm và phân loại

Sen đá là một loại cây được nhiều người ưa thích bởi vẻ ngoài đẹp đẽ và độc đáo. Loài cây này thường được trồng trong những chậu cây nhỏ nhắn. Nó trông nhỏ gọn và đẹp mắt và thường được trưng bày trong nhà, nhất là trong các văn phòng làm việc.

Đặc điểm

Đặc điểm của sen đá nói chung là phần thân và lá mọng nước, một số loại phần thân bị tiêu giảm chủ yếu là lá. Lá sen đá dày mọng nước để trữ nước thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Sen đá thuộc cây rễ chùm, không ưa tưới nước nhiều.

Phân loại

Có hơn 60 loài sen đá phổ biến như sen đá phật bà, kim cương, giọt lệ, giọt nước, hàm cá mập… Mỗi loại có một vẻ đẹp khác nhau, tuy nhiên đều được gọi chung là Liên đài (hay hoa đá).

Sen đá được phân bố chủ yếu ở Châu Mĩ, Châu Úc và Châu Phi những nơi có lượng mưa thấp khí hậu khô hạn. Ở Việt Nam, loại cây này được ưa chuộng do vẻ đẹp, cách chăm sóc đơn giản và ý nghĩa vô cùng sâu sắc của nó.

Cách chăm sóc cây sen đá khi mới mua về

Sen đá ở Việt Nam hầu hết được nhân giống từ Đà Lạt. Khí hậu ở Đà Lạt là khí hậu lạnh khô. Chính vì vậy sen đá sau khi được mang về rất hay bị sốc nhiệt, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc cây con phải thật tốt mới có thể giúp cây sen đá con thích nghi với môi trường mới.

Do vậy, khi mua về phải kiểm tra xem bầu cây có bị sốc nhiệt không. Phần đất vừa ẩm vừa nóng sẽ làm cho phần rễ ,gốc và lá sốc nhiệt.

Cách quan sát

Ảnh: Quan sát cây sen đá

Các bạn hãy quan sát những lá phía dưới, lá có ngả sang màu vàng không, hay lá đang màu mọng nước. Nếu lá ngả màu vàng và có dấu hiệu úng (là bắt đầu mềm và nhũn ra) thò đó là dấu hiệu cho biết rằng cây đã bị sốc nhiệt

Tuy nhiên có một số loại cây sen đá không bị thay đổi màu sắc lá thì khi đó ta phải dùng tay nhấn thử. Nếu lá có bị mềm, thì đó có thể là dấu hiệu cho biết cây đang bị sốc nhiệt

Khi đó, đừng quá lo lắng nhé. Hãy để nuoitrong.vn tiết lộ cho bạn một vài mẹo nhỏ để xử lí những cây đang có dấu hiệu này:

  • Chuẩn bị đất: tro trấu, xỉ than và đá Perlite trộn với tỉ lệ 4:4:2. Trộn đều đến khi nắm nhẹ đất không bị vón cục là đạt.
  • Mục đích của việc chuẩn bị đất là để cho đất có độ xốp thoát nước tốt và giúp cây ra rễ tốt.
  • Chọn chậu cho cây
Xem thêm  Cách gieo hạt sen đá từ A đến Z đem lại “hiệu quả bất ngờ”

Không nên chọn chậu quá to so với cây. Một quan điểm sai trái khi chọn chậu quá to là đất sẽ nhiều và dẫn đến việc giữ nước ở trong chậu sẽ nhiều quá so với nhu cầu của cây sẽ khiến cây bị sốc nhiệt và làm mất thẩm mỹ.

Nên chọn chậu đất nung vì chậu đất nung có khả năng thẩm thấu nước ra ngoài giúp cho việc thoát nước nhanh hơn.

Kỹ thuật trồng cây sen đá

Nhổ cây ra khỏi bầu đất và bỏ hết đất trên rễ cây. Tách những lá sen đá có dấu hiệu bị sốc nhiệt. Cắt bỏ phần rễ cây đến khi ở gốc cây không còn màu đen. Thay đất và trồng lại. Đây là cách khắc phục với những cây bị sốc nhiệt.

Nên trồng cây ngang với mặt chậu. Không nên trồng quá thấp hoặc quá cao so với chậu. Sau khi thay chậu xong rải một lớp đá lên trên để khi tưới cây đất không bị trôi và tăng tính thẩm mỹ cho cây.

Chăm sóc cây sen đá sau khi thay chậu

Ngày đầu tiên sau khi thay chậu không tưới nước cho cây và để cây ở nơi khô ráo thoáng mát. Sau một ngày bắt đầu tưới cho cây. Kỹ thuật tưới cây sen đá cũng có rất nhiều điểm cần phải lưu ý.

Điểm đáng lưu ý nhất khi tưới nước cho sen đá là không được tưới vào lá cây mà chỉ được tưới vào gốc cây. Nguyên nhân là do lá sen đá chụm vào nhau. Nếu tưới nước vào lá sẽ giữ lại nước rất dễ gây úng, thối rễ.

Nơi để sen đá hợp lí nhất là ở những nơi có nhiều gió, không khí thoáng mát. Điều kiện này rất thích hợp cho cây phát triển.

Cách tự nhân giống cây sen đá tại nhà

Vậy làm thế nào để tự tay mình trồng và chăm sóc một cây sen đá thay vì đi mua chúng ngoài cửa hàng? Hãy để nuoitrong.vn bật mí nhé

Không giống một số loại cây khác, sen đá có một đặc điểm ưu việt nổi trội là ở hình thức nhân giống. Để có thể tạo ra một cây sen đá ta có 6 cách nhân giống. Đó là nhân giống bằng mô, bằng hạt, bằng lá, bằng cây con, bằng cành và bằng gốc.

Đây là đặc điểm nhân giống chung của những cây lá mọng nước như xương rồng. Chỉ cần theo đúng kỹ thuật trồng cây sen đá, ta hoàn toàn có thể trồng cây xương rồng một cách tương tự. (theo dõi cách trồng cây xương rồng tại đây)

Xem thêm  Cây kim tiền chăm sóc như thế nào và ý nghĩa phong thủy

Hôm nay, nuoitrong.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nhân giống dễ dàng nhất. Đó chính là nhân giống bằng lá. Có hai cách nhân giống bằng lá: nhân giống được thực hiện trên đất và nhân giống được thực hiện trên nước.

Nhân giống cây sen đá bằng lá được thực hiện trên đất

Ảnh: Cây sen đá được ươm mầm trong đất
  • Chọn lá: chúng ta sẽ chọn những lá ở cuối cùng đây là những lá già nhất của cây. Do những lá này khá khỏe và nên chọn những lá còn tươi. Tách nhẹ lá từ trái qua phải sao cho lá không bị gãy. Lá càng to và khỏe thì tỉ lệ nảy mầm sẽ càng cao.
  • Đất trồng: đất dùng để nhân giống sen đá là đất dùng để trồng sen đá. Đất phải đảm bảo có độ ẩm để kích thích cây nảy mầm.
  • Đặt những lá sen đá vừa lấy ở trên lên mặt đất trồng. Điều cần lưu ý là không vùi lá sen đá vào đất mà chỉ để ở trên mặt đất.
  • Để chậu cây ở những nơi ấm và đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Trong giai đoạn đầu không cần thiết phải để ở những nơi có ánh nắng cao.
  • Kĩ thuật tưới nước cho cây: khi tưới nước cần lưu ý không được để nước dính vào cuống lá vì điều đó rất dễ làm cho lá bị úng và không thể nảy mầm.
  • Nếu bạn làm đúng kỹ thuật, sau 1 đến 2 tuần ở cuống lá sẽ bắt đầu ra rễ và cây con.

Nhân giống cây sen đá bằng lá được thực hiện trên nước

Ảnh: Cây sen đá được ươm mầm trong nước
  • Chuẩn bị: lá sen đá, nước, màng bọc thực phẩm

Về bước chuẩn bị lá sen đá cũng giống như bước chuẩn bị ở cách nhân giống sen đá được thực hiện trên đất.

Chuẩn bị ly đựng nước, rót nước vào ly sao cho nước không đầy miệng ly. Bọc màng bọc thực phẩm lên miệng ly, khoét một vài lỗ nhỏ trên màng bọc để cho lá sen đá vào.

Phần cuống của lá sen đá phải được đặt bên dưới màng bọc thực phẩm. Điều đáng lưu ý là không để cho cuống lá chạm vào nước sẽ làm cho lá bị úng và hỏng.

Cách chăm sóc cây sen đá sau khi nhân giống

Sau khi nhân giống xong, cây cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để có thể phát triển. Vì vậy, sau khi nhân giống ta phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, bằng cách sau:

Chuẩn bị: chậu ươm (có thể là những ly cafe có đục lỗ), giá thể

Giá thể trộn thêm với phân chuồng ủ hoai mục có thể là phân gà, phân vịt, vỏ và phê, trấu

Cho những cây giống ra khỏi đất trồng cắt bớt phần rễ rồi đặt nhẹ vào trong bầu ươm. Nếu có những lá khô lá bị sốc nhiệt thì ta nhổ bớt đi. Sau khi trồng xong ta nên tưới thuốc tím cho cây để diệt những con mối trắng trên cây.

Xem thêm  Cách trồng hoa hồng bằng cành cho người mới bắt đầu

Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc cây sen đá

Ảnh: Cây sen đá bị chết do trồng sai kỹ thuật

Nuoitrong.vn đã giới thiệu xong cho bạn những kiến thức cơ bản cần biết về sen đá. Tuy nhiên, cũng có một số sai lầm khi các bạn trồng cây sen đá hay gặp phải

Tưới nước ngay sau khi thay chậu

Chúng ta không nên tưới nước sau khi thay chậu mà nên để ở nơi thoáng gió trong vòng một ngày qua ngày hôm sau chúng ta mới bắt đầu tưới nước

Tưới nước lên lá

Một trong những sai lầm mà các bạn gặp phải đó là tưới nước lên lá cây. Các bạn không nên tưới nước lên lá vì đặc điểm của sen đá là gồm nhiều lá xếp chồng nên nhau. Tưới nước vào lá rất dễ làm cây bị úng. Vì vậy chỉ nên tưới nước vào đất thôi nhé.

Không kiểm tra tình trạng đất trước khi tưới

Khi tưới nước cho cây cần phải kiểm tra xem đất đã khô hay chưa. Nếu đất còn ẩm thì ta không cần tưới nhé. Việc tưới liên tục nhiều ngày cũng rất dễ làm cây bị úng và chết.

Tưới nước không đúng liều lượng

Không nên tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều người sợ cây bị úng lại tưới rất ít nước khiến cây không đủ nước để sống, sẽ làm cây nhanh bị héo và chết.

Chọn sai kích thức chậu trồng cây

Không chọn chậu để trồng cây quá to. Chọn chậu to đồng nghĩa với việc đất sẽ nhiều. Khi đó đất sẽ giữ nước rất nhiều, không phù hợp với nhu cầu của cây.

Đất trồng cây sen đá không phù hợp

Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định sự sống của cây. Đất trồng cho sen đá phải là đất thoát nước nhanh, không trữ nước tránh cây bị úng. Hãy theo dõi cách làm phì nhiêu đất tại đây nhé

Phơi nắng

Sen đá thiếu nắng sẽ rất yếu, màu sắc nhợt nhạt. Do vậy cần phải cho cây sen đá phơi nắng khoảng 3 đến 4 tiếng một ngày.

Tuy nhiên, phơi nắng quá nhiều cũng anh hưởng lớn đến cây, làm cho sen đá bị cháy nắng. Đặc điểm của cây khi bị cháy nắng là bị đen hoặc bị xoăn lại.

Trồng cây sen đá bằng hạt

Sen đá trồng bằng hạt rất tốn kém và thời gian ra cây cũng rất lâu. Chúng ta nên lựa chọn việc ươm giống cây bằng lá đây là cách mà các nhà vườn áp dụng cho năng suất và hiệu quả cao

Vậy là qua bài viết của nuoitrong.vn, chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về việc trồng và chăm sóc, cũng như những kỹ thuật trồng cây sen đá. Chúc các bạn thành công

Hãy theo dõi nuoitrong.vn để cập nhật những bài viết mới nhất, hay nhất, hữu ích nhất. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ nuoitrong.vn

Theo: Lê Chi

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận