Cách trồng CỦ NÉN siêu dễ cho năng suất cực cao

Củ nén hay củ hành tăm từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng rất nhiều. Không chỉ là một gia vị, một món ăn ngon mà chúng còn có tác dụng chữa một số bệnh như ho, cảm cúm, tiêu chảy, rắn cắn,… Nhưng cách trồng củ nén như thế nào thì không hẳn ai cũng biết.

Hãy cùng Nuôi Trồng tìm hiểu cách trồng củ nén tại nhà siêu đơn giản cho năng suất cực cao nhé.

Nội dung

Tổng quan về củ nén

Cách trồng củ nén

Củ nén hay còn gọi là củ hành tăm có tên tiếng anh là Chives, danh pháp khoa học là Allium schoenoprasum. Chúng được mô tả lần đầu tiên bởi một nhà thực vật học người Thụy Điển năm 1753. Hiện nay chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ,…

Củ nén là một loại cây lâu năm thuộc họ hành tỏi nói chung. Chúng có thể sử dụng lá, hoa, củ. Nhưng hiện nay ở nước ta, củ nén được trồng chủ yếu để lấy củ sau đó là lấy lá trong lĩnh vực thực phẩm.

Củ nén có thân rỗng cao khoảng từ 30-50 cm. Củ căng tròn như một chiếc bóng đèn nhỏ dài khoảng 2-3 cm. Mỗi củ có thể phát triển từ 2 tới 8 lá. Lá có hình trụ rỗng và thuôn nhọn ở đầu.

hoa Củ nén

Chúng nở hoa thành chùm có màu tím nhạt, có hình sao với 6 cánh. Mỗi cụm hoa gồm từ 10 tới 30 bông. Trước khi nở chúng được bao quanh bởi một lá bắc tạo thành một nụ hoa lớn. Chúng cũng có hạt, những hạt nhỏ, trưởng thành vào mùa hè khi già có màu đen.

Ở vùng khí hậu ôn hòa, củ nén có thể xanh quanh năm. Nhưng ở vùng khí hậu lạnh đặc biệt như mùa đông ở miền Bắc nước ta, tán lá thường bị chết trong mùa đông. Bạn nên loại bỏ phần tán lá bị chết này trước khi cây phát triển mới vào mùa xuân năm tới.

Điều kiện trồng củ nén

Đất trồng

Củ nén phát triển tốt nhất trong đất màu mỡ, ẩm nhưng thoát nước tốt như các loại đất thịt pha cát, giàu mùn. pH đất tốt nhất cho sự phát triển của củ nén là từ 6.5 tới 7.0.

Bạn có thể mua sẵn các loại đất tại cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hoặc sử dụng đất tại nhà trộn thêm phân hữu cơ, phân chuồng. Ngoài ra bạn có thể pha thêm đất cát để cải tạo độ thoát nước. Đất nên được phơi ải với vôi tầm 7 tới 10 ngày trước khi trồng để phòng tránh các bệnh tật cũng như tiêu diệt các mầm bệnh trong đất.

Ánh sáng

Củ nén cần ánh sáng để phát triển. Chúng chịu được bóng râm nhẹ, nhưng tốt nhất là nên có sáu đến tám giờ ánh sáng trực tiếp. Điều này hoàn toàn phù hợp để trồng củ nén tại nhà. Bạn có thể tận dụng ban công, sân nhà để cho củ nén phát triển.

Xem thêm  Trồng nấm kim châm thu hoạch “ngay tại nhà” chỉ sau 15 ngày

Dụng cụ trồng củ nén

Củ nén phát triển không yêu cầu nhiều diện tích. Do đó để trồng củ nén tại nhà bạn hoàn toàn có thể tận dụng các thùng xốp, xô, chậu,… những dụng cụ có thể chứa một lượng đất phù hợp để trồng củ nén.

Các dụng cụ để trồng này cần đảm bảo tính thoát nước tốt. Bạn nên tạo thêm các lỗ thoát nước tại đáy và thành bên của thùng xốp, xô chậu trồng cây.

Cách trồng củ nén

Cách trồng củ nén không hề khó, chỉ với vài bước cơ bản là bạn có thể có cho những những chậu củ nén xanh tốt.

Chọn giống

Mặc dù có hạt và có thể trồng củ nén từ hạt nhưng thông thường người ta chỉ trồng củ nén bằng củ. Bởi vì trồng từ hạt cho năng suất kém, tỉ lệ nảy mầm thấp cũng như tốn nhiều thời gian và công chăm sóc.

Trong khi trồng bằng củ khắc phục được hầu hết các nhược điểm trên. Đồng thời việc trồng củ nén bằng củ cũng đơn giản và dễ thực hiện hơn.

Để có năng suất cao thì việc chọn củ giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Những củ nén làm giống cần có vỏ bóng, tròn căng. Có kích thước đồng đều cỡ khoảng 1 tới 2cm. Đồng thời củ nén cần chắc chắn, lành lặn, không được có dấu hiệu sâu bệnh.

Gieo trồng

Mặc dù củ nén có thể phát triển quanh năm. Nhưng thời điểm tốt nhất để gieo trồng củ nén là vào mùa xuân. Đây là mùa phát triển mạnh nhất của củ nén. Đồng thời khí hậu mùa này cũng rất thuận lợi cho sự phát triển.

Cách trồng củ nén

Củ nén ưa ẩm do đó bạn nên đảm bảo đất đủ ẩm trước khi trồng. Nếu đất khô hãy bổ sung thêm nước. Tốt nhất bạn nên tưới thẫm nước cho đất trồng củ nén từ tối hôm trước và tiến hành trồng củ nén vào sáng hôm sau.

Khi đất đủ độ ẩm cần thiết, bạn có thể dùng tay ấn nhẹ củ nén xuống sao cho đầu rễ hướng xuống lòng đất, đầu ngọn hướng lên trên. Khoảng cách giữa các củ khi trồng là từ 10 tới 20 cm.

Sau khi trồng nên tiến hành tạo một lớp phủ phía trên cho củ nén càng sớm càng tốt. Lớp phủ này có thể tạo bằng rơm rạ, trấu hoặc đất giàu mùn. Lớp phủ này sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết cũng như bảo vệ củ nén tại giai đoạn đầu khi củ nén mới phát triển đặc biệt khi trời mưa tránh xòi mòn đất.

Chăm sóc sau khi gieo trồng

Củ nén mới trồng nên được để trong bóng râm nhiều hơn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu. Tăng tỉ lệ chiếu sáng dần dần khi cây bắt đầu nảy mầm.

Xem thêm  Trồng rau thủy canh an toàn và ''cực đơn giản''

Sau khi gieo trồng củ nén không cần tưới quá nhiều. Lớp phủ sẽ giữ ẩm cho chúng trong thời gian khá dài. Đừng nên tưới khi thấy chúng chưa thực sự quá khô. Nếu để đất sũng nước hoặc quá ẩm rất dễ gây thối củ, gây ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm.

Chăm sóc khi củ nén phát triển

Tưới nước

Tưới nước là một trong những việc quan trọng khi trồng củ nén. Để củ nén cho năng suất cao thì việc duy trì độ ẩm cho củ nén là rất cần thiết. Khi củ nén mới có 3 tới 4 lá thì cần chú ý tưới nhẹ nhàng vào lá.

chậu cây

Nên tưới nhẹ nhàng vào lá, tránh tưới vào gốc. Việc tưới vào gốc có thể gây trôi đất, bật gốc do giai đoạn này rễ củ nén còn chưa trưởng thành. Tốt nhất nên dùng bình tưới dạng phun sương và tưới từ từ để nước thấm dần dần và đều khắp đất trồng.

Tần suất tưới nước hợp lý là khoảng mỗi ngày một lần. Nên tưới vào buổi chiều muộn và tránh tưới vào giữa trưa nắng. Vào những ngày độ ẩm cao, mưa nhiều hoặc mùa đông thì tần suất tưới nên giảm xuống.

Củ nén khá nhạy cảm với tình trạng úng nước. Vì vậy để chắc chắn tốt nhất hãy kiểm tra đất đã thực sự khô trước khi tưới hay không. Đồng thời hãy thường xuyên kiểm tra xem chậu trồng có bị ứ đọng nước hay không.

Bón phân

Sau khi nảy mầm khoảng 20 tới 30 ngày hãy tiến hành bón phân bằng trùn quế, phân hữu cơ, phân dê,… cho củ nén. Định kì mỗi tháng một lần bổ sung thêm cho chất dinh dưỡng cho chúng.

Tuy nhiên bón phân quá nhiều có thể gây hại cho củ nén.Giống như nhiều cây có hương vị khác như gừng, tỏi,.. Việc dùng phân tăng trưởng và phát triển quá nhanh có thể dẫn tới hương vị của chúng không đậm đà.

Do đó để cây phát triển từ từ đúng tốc độ là điều cần thiết. Sự phát triển vừa phải sẽ giúp cây củ nén khỏe mạnh và hương bị đậm đà hơn. Định kì hàng năm bạn có thể bổ sung thêm các loại phân bón nhẹ như NPK 5-10-5 vào mùa xuân.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân bón dạng lỏng, hoặc phân bón qua lá. Tuy nhiên bạn chỉ nên bón với nồng độ bằng nửa nồng độ ghi trên bao bì.

Tạo lớp phủ và làm cỏ

Ngoài lớp phủ lúc mới gieo trồng củ nén, trong quá trình phát triển củ nén bạn có thể bổ sung thêm lớp phủ. Điều này sẽ hạn chế sự bốc hơi nước từ đất, giảm tần suất tưới cũng như làm cỏ.

Bạn cũng cần chú ý nhổ cỏ thường xuyên và vun xới cho củ nén nếu không tạo thêm lớp phủ cho cây. Nếu để củ nén phát triển qua mùa đông thì nên chú ý che chắn cho cây. Dùng một tấm bìa đậy phía trên để tránh sương giá.

Xem thêm  Cây bạc hà và cách trồng cây bạc hà "siêu đơn giản" tại nhà

Chúng có thể sẽ ngừng phát triển khi nhiệt độ xuống dưới 10 ° C. Nhưng chúng sẽ dễ dàng phát triển trở lại khi nhiệt độ tăng dần vào cuối đông và đầu xuân.

Thu hoạch

Lá củ nén có thể cho thu hoạch sau khoảng 60 ngày. Bạn có thể dùng tay hoặc kéo cắt các lá sát gốc. Việc cắt thu hoạch lá sẽ kích thích chúng tạo ra các lá mới đồng thời ngăn cản sự ra hoa quá sớm.

Thu hoạch củ nén

Còn củ sẽ được thu hoạch sau khoảng hơn 200 ngày gieo trồng. Khi tiến hành thu hoạch củ bạn nên nhổ cả gốc và củ. Các lá có thể tận dụng trong các món ăn nhưng thông thường sẽ bỏ đi trong kiểu thu hoạch này.

Các món ăn với củ nén

Hiện nay có rất nhiều món ăn được chế biến với củ nén. Điển hình như lá, chúng là nguyên liệu không thể thiếu trong các món canh, phở, hay súp,… Chúng thường được sử dụng dưới dạng tươi, nhưng đôi khi cũng được phơi sấy khô để bảo quản.

Miền Trung nước ta là khu vực nổi tiếng nhất với các món ăn có chứa củ nén. Chúng nó tác dụng rất tốt trong việc khử mùi tanh của cá, lươn,… nên thường gặp nhiều trong các món cá kho, ướp thịt hay nấu cháo.

Một món ăn nổi tiếng khác mà khi có dịp nếm thử chắc chắn bạn sẽ không quên hương vị của nó đó chính là củ nén muối. Cách làm chúng vô cùng đơn giản, sau khoảng 15 tới 20 ngày là bạn có thể có món củ nén giòn giòn chua chua lạ miệng rất hao cơm rồi.

Công dụng của củ nén

Theo Y học cổ truyền củ nén được biết đến là có nhiều tác dụng trong giải cảm, trị ho, trị phong thấp,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong củ nén có nhiều chất kháng sinh, kháng khuẩn và chống oxy hóa, vitamin và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Có rất nhiều bài thuốc trong dân gian có sử dụng củ nén như bài thuốc trị cảm. Tận dụng vị cay tính nóng của củ nén mà ông cha ta đã giã nát chúng lấy nước để giải cảm. Cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như gừng để tăng tính hiệu quả.

Ngoài ra, củ nén còn có tác dụng rất tốt cho làn da. Các chị em có thể dùng củ nén giã nát trộn với mật ong để đắp mặt. Loại mặt nạ thiên nhiên rất tốt cho việc điều trị mụn cũng như giúp sáng da.

Trên đây là những chia sẻ của Nuôi trồng về cách trồng củ nén. Hy vọng những chia sẻ về cách trồng củ nén này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận