Cách chữa bệnh cho thỏ của chuyên gia

Chia sẻ các bệnh hay gặp và cách chữa bệnh cho thỏ hợp lý. Đó là các phương án hợp lý nhất bà con nuôi thỏ nên biết và tham khảo.

Nội dung

Lịch phòng bệnh cho thỏ con từ lúc mới sinh

Thực ra thì đối với thỏ đã vẫn nói thường xuyên là thỏ rất ít bệnh. Có thể nói một đối tượng ít bệnh nhất là thỏ. Vì thông thường thỏ chỉ bị ba bệnh chính thôi.

Một là bại huyết thỏ, thì bệnh này do virut nhưng rất may là nước ta đã sản xuất được vacxin chống bại huyết thỏ. Đối với chương trình phòng thì những thỏ mẹ mà đã được tiêm phòng bại huyết thỏ. Thì lần đầu với thỏ con là mười lăm ngày trở lên.

Thế nhưng mà nếu như mà đàn thỏ mẹ chưa được tiêm phòng vacxin chống bại huyết. Thì lịch tiêm phòng lần đầu vacxin đối với thỏ con phải sớm hơn. Tức là bảy ngày, và sau ba tuần thì chúng ta tiêm nhắc lần hai vẫn vacxin này. Và sau đó cứ mỗi sáu tháng thì chúng ta lại tiêm định kỳ một lần.

Thì đó là bệnh duy nhất có vacxin và cũng là bệnh nguy hiểm nhất của thỏ.

Cách chữa bệnh cầu trùng cho thỏ

Bệnh thứ hai là bệnh cầu trùng

cach chua benh cho tho

Thì bệnh cầu trùng thỏ hiện nay chưa có vacxin, và cầu trùng thỏ thường có sáu chủng cầu trùng gây ra. Trong đó có năm chủng thường xuyên có mặt tại Việt Nam. Và cũng là một trong những bệnh nguy hiểm gây tỷ lệ thiệt hại cho thỏ.

Thế thì phòng và trị bệnh cầu trùng này thì chúng ta có rất nhiều loại thuốc. Trong đó có thuốc Baycox, Thái cox nổi lên rất hữu hiệu. Thì liều dùng chúng ta nắm chắc bởi mỗi công ty, hãng lại có lượng khác nhau. Cho nên liều dùng khác nhau, vì thế ta phải đọc kỹ hướng dẫn.

Còn lịch dùng theo chúng tôi như thế này, đối với thỏ những ai mà chăn nuôi lần đầu tiên. Thì sau mười ngày chúng ta mới phải dùng. Những ai đã chăn nuôi nhiều lứa rồi thì bảy ngày chúng ta phải dùng thuốc.

Thế thì cứ dùng ba ngày chúng ta nghỉ khoảng năm ngày. Sau đó lại lặp lại đến khi thỏ được khoảng hai ba tháng.

Cách chữa bệnh nấm ghẻ cho thỏ

Thế còn bệnh thứ ba mà chúng ta thấy cũng là bệnh nan giải cũng thường xuyên gặp ở thỏ. Đó là ghẻ thỏ, thì thỏ nếu mà bị ghẻ thì lây nhanh lắm. Khi mà đã bị ghẻ thì ta không những điều trị rất khó khăn. Mà sau này nó sẽ ô nhiễm môi trường chuồng trại.

Con ghẻ thỏ nó sẽ chui vào những kẽ chuồng và chúng ta nếu tiếp tục nuôi thì sẽ lại bị ghẻ. Mặc dù chúng ta đã cố gắng điều trị, cho nên khó khăn phần thứ hai nữa là gì? Làm sao sạch được bệnh không tái nhiễm, đấy là vấn đề.

Còn chữa thì đơn giản lắm, chúng ta biết là thuốc mà ngày xưa hay dùng. Khuyên dùng và bây giờ vẫn cực kỳ hiệu nghiệm đó là Lindan là tốt nhất.

Xem thêm  17+ "bí kíp nằm lòng" khi nuôi dê thịt & Mẹo cho năng suất cao

Song song với cho thuốc thì ta phải tăng cường công tác vệ sinh. Và đặc biệt khi mà đàn thỏ đã bị ghẻ thì chúng ta phải điều trị khỏi ngay. Sau khi khỏi rồi chúng ta dứt điểm chuyển thò đi nơi khác và toàn bộ dụng cụ, thiết bị. Chúng ta phải làm vệ sinh tổng tẩy uế và phun thuốc sát trùng thật là kỹ. Rất kỹ thì ta mới thanh toán hết bệnh này.

Cách chữa bệnh ký sinh cho thỏ

Chia sẻ về các bệnh ký sinh trùng ở thỏ và cách chữa cũng như là dùng thước nào cho hợp lý.

Thì cũng như nhiều bà con đã biết, bệnh của chúng chia ra làm bốn nhóm. Thứ nhất là nhóm bệnh đường ruột, thì trong đó có tiêu chảysình bụng. Thứ hai là nhóm đưởng thở, thì có mũi và phổi.

Nhóm thứ ba là bại huyết, cái này nhiều người biết rồi. Và hiện tại ở Việt Nam mình đã có vacxin, có nơi gọi bại huyết, có nơi gọi xuất huyết thỏ. Và cuối cùng là nhóm ký sinh nội ngoại, thì nó gây ra ghẻ và nấm.

Trước khi nói về cách phòng trị ta lướt qua cách khắc phục đơn giản. Thì để tránh tình trạng bị ghẻ trước thì các bạn chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ. Hợp lý và không khí trong lành, rất khó xảy ra tình trạng ghẻ.

Bệnh nấm, ghẻ lây nhanh

Và nấm nữa thì cũng như ghẻ, cần dọn thông thoáng, hợp lý. Nhưng một điều quan trọng nhất là nấm lây từ thỏ qua thỏ. Ví dụ như bạn mua con thỏ của người ta bị nấm mang về qua trại của mình. Thì nó sẽ bị nấm luôn, lây luôn rất là nhanh.

Tiếp nữa lây từ người sang thỏ, có nghĩa là sao? Nếu hôm nay mình đi sang trại khác, trại đó có nấm mà mình đi vô tình dính lông của những con bị nấm. Khi về mà bước vào trại luôn thì rất có thể các lông đó tiếp xúc với thỏ và lây nấm.

Hoặc những người khách đến trại cũng có tình trạng như trên. Thì có nguy cơ rất cao phát tán nấm. Cho nên là bất kể trại lớn nào khi ra vào trại đều phải sát trùng kỹ.

Cách chữa bệnh ghẻ cho thỏ bằng thuốc tiêm

Giới thiệu thuốc điều trị tốt với ghẻ trước. Nếu một con thỏ bị ghẻ thì các bạn lấy Vimectin để chích một liều đầu tiên. Nếu bớt rồi thì thôi những nếu chưa bớt thì bảy ngày sau các bạn muốn chắc chắn chích lại một liều nữa.

Chữa bằng thuốc bôi

Cách chữa bệnh ghẻ cho thỏ bằng thuốc bôi

Và song song với thuốc chích thì không chích được cho thỏ đang mang thai vì nó nóng. Cho nên sử sụng thêm một loại thuốc xoa, xoa trực tiếp lên chỗ bị ghẻ. Thì chừng năm đến bảy hôm sau sẽ bung ra. Và đặc biệt xoa lên sống lưng con thỏ sẽ ngăn ngừa được bệnh ghẻ tốt. Các bạn có thể tìm mua loại có tên Mekomec.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi ong lấy mật ''một vốn năm lời''

Thì bôi như vậy cho những con thỏ sắp đẻ hoặc đang cho bú mới sinh. Còn nếu như cho bú mười lăm ngày rồi thì vẫn chích được vô tư.

Đối với nấm thì ta có thể tham khảo loại Flucasol cao cấp. Là dạng tổng hợp ba trong một có thể uống, tiêm hay xoa, pha uống đều được.

Thì nếu mà con thỏ bị nấm các bạn làm sao trong mười lăm ngày chích được ba mũi. Uống được năm lần, và nếu như siêng nữa thấm vào những chỗ nấm thì còn nhanh hơn nữa. Còn pha nước uống là một lít pha mười ml. Thì coi như là trong vòng nửa tháng khỏe rất nhanh.

Cách vệ sinh phòng bệnh

Thứ nhất về con thỏ thì thực ra mà nói nó rất dễ nuôi, nhưng mà ta phải biết một chút về con thỏ. Một là kinh nghiệm, hai là kỹ thuật, ba là thuốc sử dụng. Bốn nữa là môi trường và điều kiện sống của nó. Chính vì thế nếu không tìm hiểu kỹ mà ta vào ồ ạt thì có thể rất ảnh hưởng về vấn đề kinh tế. Và nó có hậu quả nặng nề về sau. Chính vì thế hết sức lưu ý là nuôi thỏ chúng ta phải tìm hiểu trước.

Hai nữa trong nuôi thỏ là ta phải hay quan sát nó. Thường xuyên liên tục giám sát và theo dõi thì ta mới nắm được và mới kịp thời để chữa cho con thỏ. Vì bệnh của nó phát rất nhanh, khô như một số con vật nuôi khác.

Ví dụ như trong mùa nóng mưa nắng thất thường hay gặp tụ huyết trùng, cầu trùng, ghẻ. Những bệnh đó làm tỉ lệ chết cho đàn lớn.

Vấn đề phân và nước giải của con thỏ thì các bác cũng đã biết rồi, rất mùi. Như đã nói là có một số chất mà thực ra là nó chưa phân hủy hết. Và khi đưa ra ngoài lại phân hủy tiếp nên tạo thành mùi rất khó chịu.

Chính vì thế các bác nên có giun quế làm bên dưới, nó sẽ giúp giảm bớt ô nhiễm đi. Thỏ bại chân, bỏ ăn và chết chính là tụ huyết ghép với cầu trùng.

Cách chữa bệnh cho thỏ dùng dược liệu

Cách chữa bệnh cho thỏ bằng cây thuốc như cây lược vàng, chè khổng lồ, hoàn ngọc, lá mơ lông.

Với thỏ có biểu hiệu bệnh E coli hay về tiêu hóa tách riêng ra luôn. Cho ăn các cây thuốc để phòng và chữa bệnh về tiêu hóa. Không để cho ở tập trung với nhau, không bị tác động của phân.

Thì bệnh tiêu hóa được phòng, chữa nhiều cách. Có khi là thuốc tiêm, có khi là thuốc pha uống hay trộn thức ăn. Tuy nhiên phát hiện được lúc mới bị, khi mà thỏ vẫn ăn được thì ta nên dùng các loại lá cây.

Gọi là phòng và trị bệnh đường ruột đấy rất tốt. Rất dễ kiếm và trồng quanh nhà được. Tất nhiên khi lấy các cây về vẫn cần rửa sạch và để ráo nước mới cho ăn. Những cây này rất dễ trồng nên có điều kiện ta nên kiếm về một ít và trồng trong vườn. Để thỉnh thoảng dùng, nếu không thì để thỏ ăn phòng bệnh rất tốt.

Xem thêm  Bí kíp chăn nuôi HƯƠU SAO thu "lợi nhuận khủng"

Bệnh viêm vú ở thỏ

Nuôi thỏ đẻ hai hôm, thỏ không cho con bú ngoài ra thì vẫn bình thường. Cách chữa bệnh cho thỏ ra sao?

Kiểm tra chẩn đoán như vậy có thể bị viêm núm vú, viêm vú, đau ít cho con bú. Biện pháp khắc phục như sau:

Dùng nước muối ấm rửa bầu và núm kỹ. Sau đó đến cồn iodin mười % một lần một ngày trong mười ngày liền. Dùng thuốc oxit kẽm bôi vào chỗ vết một lần một hôm trong năm hôm liền. Chống nhiễm trùng và nhanh lành vết.

Một trong các thuốc có sau: Amoxicillin, flophenicol. Tiêm bắp một lần một hôm trong ba hôm liền để chống nhiễm trùng.

Cho thêm điện giải gluco-c mười hôm.

Men sống và khoáng chất premix ăn một tháng.

Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh.

cach chua benh cho tho

Bệnh viêm phổi trên thỏ

Nuôi một đàn thỏ nái có trọng lượng khoảng ba kg mỗi con, đang chửa và nuôi con. Thỏ có biểu hiện là nghẹt mũi, nóng sốt. Đã dùng thuốc thú y và nhỏ nước mũi nhưng không thấy đỡ. Vậy cách chữa bệnh này cho thỏ ra sao?

Với biểu hiện bệnh trên con thỏ như mô tả, chuyên gia chẩn đoán thỏ bị viêm phổi. Cần giữ môi trường nuôi sạch sẽ. Mỗi ngày thu thức ăn thừa và thu gom phân, cọ nền.

Do vậy phải nuôi thỏ trên lồng sắt và dưới nền láng dốc vào trong. Để có thể thu gom phân nước tiểu dễ hơn. Cụ thể thì biện pháp phòng bệnh như sau:

Cho ăn uống đầy đủ tốt, phun sát trùng đều đặn. Không nuôi lẫn lộn thỏ sau cai, thỏ choai, thỏ đẻ chung. Hoặc ở các chuồng khác nhau nhưng sếp quá gần.

Nếu phát hiện đàn có con viêm mũi hay phổi. Thì dùng thuốc tiêm hoặc nhỏ mũi ngay với streptomycin. Nếu tiêm dùng 0,02 đến 0,03 gam trên một cân thể trọng trong ba ngày.

Thỏ bị rụng lông

Nuôi thỏ để bán được bốn tháng, thỏ mọc lông không đồng đều kém phát triển. Hỏi có phải là do thức ăn? Hỏi cách khắc phục như thế nào?

Để nuôi thỏ mọc lông đẹp và phát triển tốt cần bổ sung vào thức ăn thuốc như sau:

Bổ sung men tiêu hóa sống và vitamin ADE + vitamin B Complex.

Khoáng chất Premix vào thức ăn cho ăn hai tháng.

Bổ sung Molt – Ease premix sẽ giúp lông nhanh mọc.

Phía trên là một số cách chữa bệnh cho thỏ giới thiệu tới bà con. Tuy vậy thì chiến lược phòng và vệ sinh hợp lý trước mới dẫn tới thành công.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận