Các thể bệnh tụ huyết trùng ở bò và cách chữa

Với các gia súc như trâu, thì giá trị của mỗi cá thể khá lớn. Bởi vậy bà con nuôi luôn chủ động phòng bệnh tránh tổn thất lớn. Sau đây nuoitrong.vn chia sẻ tới bà con các thể bệnh tụ huyết trùng ở bò và cách chữa.

Nội dung

Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò

Các thể bệnh và dấu hiệu

Trao đổi về một bệnh xảy ra với đàn trâu bò, tại những thời điểm thời tiết xấu. Như thời tiết giá lạnh, hoặc thời tiết nóng ẩm.

Là bệnh gặp với mọi lứa tuổi đối với bò. Và khi đã mắc rồi nó hay tạo những biểu hiện cũng như tính chất tùy thuộc vào thể bệnh. Trên thực tế bệnh tụ huyết trùng ở bò tồn tại ở ba thể.

1. Thể quá cấp

Thứ nhất là thể quá cấp, trâu bò sốt rất cao trong một khoảng rất ngắn. Sau đó chúng tử vong, hoặc hiện tượng chết bất ngờ. Mà con trâu con bò chưa kịp xuất hiện biểu hiện cũng như là xuất hiện bệnh tích.

2. Thể cấp tính

Thể thứ hai là cấp tính, chúng cũng sốt cao kéo dài hai đến ba hôm. Nếu chạy chữa không kịp thời thì trâu bò cũng đi với tỉ lệ cao. Thể hai thấy trâu bò sốt cao, mệt mỏi, uể oải, giảm và bỏ ăn.

Thêm đó trâu bò chảy nước mắt, mũi, nhất là thở khó. Nếu quan sát kĩ có thấy hạch dưới hàm hay hạch hầu sưng to. Lúc này nó đè lên gây vướng khiến trâu bò thè lưỡi, há mồm để thở. Đồng thời là có hiện tượng chảy nước dãi, chính vì vậy một số bà con ở địa phương các nơi thường gọi là trâu bò hai lưỡi.

benh tu huyet trung o bo

Ngoài các dấu hiệu chúng tôi vừa nêu thì đối với bệnh tụ huyết trùng ở bò. Còn có hiện tượng chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ hay còn gọi là tích thức ăn. Hoặc cũng có trường hợp chúng bị viêm ruột tiêu chảy, chính là thể cấp tính.

3. Thể mãn tính

Mãn tính thì hầu như biểu hiện triệu chứng chẳng rõ ràng. Thường hiện tượng suy kiệt, gầy yếu dần, rồi sau đó suy nhược và tử vong. Vậy trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ phụ thuộc các thể. Mà bà con dựa vào đó tác động và ngăn chặn dịch bệnh khác nhau.

Cách chữa trị

Ví dụ trong trường hợp quá cấp tính thì trâu bò đi rất nhanh. Chúng ta điều trị thường không có hiệu quả. Nhưng trong trường hợp đó thì bà con phải để ý tới việc điều trị dự phòng cho những con trong đàn khỏe mạnh còn lại.

Ở đây bà con dùng Kanamycin hoặc là Ampikana, Streptomycin tiêm buổi sáng. Thế còn buổi chiều thì dùng những chế phẩm như Ceftiofur, Cef 5.0, Bio-cef,… Cùng với việc trợ lực và nâng cao đề kháng như Vitamin C kết hợp B1 và Cafein.

Đồng thời dùng Satosan hoặc katosan tiêm theo chỉ dẫn. Và với phác đồ trên điều trị dự phòng liên tục ba hôm liền. Như vậy sẽ ngăn chặn được hiện tượng trâu bò tử vong đột ngột.

Xem thêm  Lợn bỏ ăn không rõ nguyên nhân chữa thế nào?

Ở thể thứ hai thì bà con điều trị theo kiểu con trâu bò ốm. Phát hiện được ở thể này thì bằng các thuốc đặc trị đúng cách. Hiệu quả cho thấy khắc phục bệnh tụ huyết trùng ở bò rất cao.

Việc mà thuốc cũng tương tự như trong trường hợp cho thuốc để điều trị dự phòng. Cho những con trâu bò còn khỏe trong đàn mà có con mắc tụ huyết trùng quá cấp.

Điều trị kế phát tụ huyết trùng

Và đặc biệt là dùng thuốc điều trị triệu chứng, ví dụ như trâu bò kế phát viêm ruột. Cụ thể flophenicol 20% hoặc thiamphenicol 20%, enroflox tiêm. Dùng Neotesol hoặc là tetracyclin cho trâu bò uống.

Nếu mà có hiện tượng kế phát chướng hơi thì phải dùng thuốc để giảm sinh hơi. Ví dụ như ba củ tỏi giã nhỏ pha với 100ml rượu cho uống.

Hoặc có thể dùng nước dưa chua hay nước mắm, nước lá thị cho uống ngày một bận. Đồng thời dùng sulphat magie, sulphat natri hai tới ba trăm gam. Pha cùng một lít nước cho uống chỉ một lần hôm đầu. Biện pháp cực hợp lý ngăn được chướng hơi dạ cỏ trâu bò.

Đấy là biện pháp điều trị hay khắc phục bệnh tụ huyết trùng ở bò tùy theo các thể.

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò

Để phòng được bệnh tụ huyết trùng ở bò bà con phải thực hiện ba khâu. Thứ nhất là vệ sinh thú y tốt, tức là định kỳ dùng các thuốc sát trùng. Những hôm khắc nghiệt bà con điều chỉnh, tác động nhằm cải thiện điều kiện tiểu khí hậu.

Thứ hai là định kì thêm vào khẩu phần các thuốc tăng đề kháng cho trâu bò. Có thể là một tháng một bận năm hôm.

Khâu thứ ba là làm vacxin phòng tụ huyết trùng. Bà con cần tiến hành trước thời điểm khắc nghiệt. Ví dụ như thời gian tháng 3, 4 một mũi và bổ sung tháng 7-10 một mũi. Với trâu bò mới mua hoặc nhập nơi khác về bắt buộc phải  làm vacxin tụ huyết trùng.

Phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở bò

Bò bị tụ huyết trùng bởi vi khuẩn hay còn gọi là hiện tượng bại huyết ở bò. Về điều trị thì ta phải lựa chọn vài thuốc khá mẫn cảm hiện nay.

Theo chuyên gia Enrofloxacin hoặc Amoxicilin tiêm bắp, hôm đầu tiên nêm tiêm hai mũi kháng sinh. Tức là chúng ta phải cho liều tấn công luôn từ đầu. Sáng một mũi, chiều một mũi và bắt đầu từ ngày hôm sau chúng ta giảm liều còn một mũi.

Liệu trình liên tục năm hôm liền. Bên cạnh việc tấn công nguyên nhân gây bệnh là chính ta phải chú ý nâng cao đề kháng của trâu bò. Bằng biện pháp thêm Cafein kết hợp với vitamin B1, C. Làm liên tục ba tới năm hôm để cải thiện hô hấp tuần hoàn.

Xem thêm  Bí kíp chăn nuôi HƯƠU SAO thu "lợi nhuận khủng"

Đồng thời ta dùng Analgin C tiêm liên tục ba hôm mục đích đưa nhiệt độ cao trở lại bình thường. Và dùng thuốc bổ Catosal cũng ba hôm tiêm bắp. Như thế sẽ hỗ trợ vào quá trình chữa, tiêu diệt khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở bò. Tăng thể lực giúp cho công tác chữa trị hiệu quả hơn.

Bệnh chứng điển hình tụ huyết trùng ở bò

Câu hỏi 1

Bò nuôi thả đồng tối nhai lại mà bò chẳng nuốt, nhả ra kèm theo dãi. Bò ít nằm giống mọi khi mà chỉ đứng, đã bị hai hôm. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Nếu như không có biểu hiện nào khác ví dụ như mụn nhọt, gương lưỡi tại mũi, tại miệng. Thì vấn đề nhai lại với nhiều bọt dãi chảy ra thành sợi. Chính là bệnh chứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng ở bò.

Nếu không điều trị kịp thời bò này sẽ dễ tử vong, do đã hai hôm rồi và vẫn chưa can thiệp gì. Cho nên hãy cố gắng khẩn trương điều trị cho con bò. Cách làm như sau:

Hôm nay tiêm luôn Ceftiofur 1g trên 1 tạ bò, và một mũi nữa là cafein 1ml cho hai mươi cân thể trọng. Và đến buổi tối tầm mười tới mười hai giờ đêm thì nên tiêm Tielin Thái. Cùng với Cafein mỗi loại 1ml pha chung lại tiêm cho hai mươi cân bò.

Làm theo phác đồ như vậy liên tục trong bốn hôm thì sẽ khỏi bệnh tụ huyết trùng trên bò. Nhưng với điều kiện là phải làm ngay lập tức, chứ không thì sẽ khó khăn. Chuyển sang mãn tính thì trị tụ huyết ở bò sẽ có thêm phức tạp. Cho nên khi có được tư vấn hay tiến hành điều trị khẩn trương.

Câu hỏi 2

Gia đình nuôi đàn bò hai mươi con, một con bỏ ăn nằm liệt. Nếu đánh đuổi thì đi loạng choạng khó khăn. Còn khô mồ hôi mũi nhưng chảy nước dãi mồm miệng, vậy khắc phục thế nào?

benh tu huyet trung o bo

Đây là bệnh chứng điển hình của tụ huyết trùng bò, cũng nằm thuộc những bệnh nguy hiểm. Lây lan rất mau, rất dễ trở thành ổ dịch cục bộ. Thế cho nên bà con phải khẩn trương làm hai việc như sau:

Thứ nhất cho toàn đàn ăn thuốc Tydox TA, bằng cách lấy hai gam pha vào một cân thức ăn. Cho toàn đàn ăn năm tới bảy hôm.

Thứ hai là con bị ốm thì tách riêng khẩn trương. Buổi sáng ta tiêm Ceftiofor 1g cho một tạ bò, chiều thì ta lấy Tialin Thái 1 ml. Trộn lẫn với Cafein 1 ml tiêm cho mười lăm đến hai mươi cân thể trọng. Làm đủ như vậy khẩn trương bốn hôm liên tục thì đàn bò sẽ khỏi bệnh.

Xem thêm  17+ "bí kíp nằm lòng" khi nuôi dê thịt & Mẹo cho năng suất cao

Chuyên gia lưu ý là rất có thể chỉ tiêm đến ngày thứ hai đàn bò một số con đã ăn trở lại. Cảnh báo với bà con khi bò ăn trở lại không có nghĩa là đã khỏi bệnh tụ huyết trùng ở bò. Cho nên cấm dừng lại và phải tiêm nốt đủ bốn ngày để dứt điểm.

Nếu thấy bò ăn dừng tiêm thì nó sẽ tái bệnh tụ huyết trùng ở bò. Và trong trường hợp này dễ bị nhờn thuốc và khó trị. Cho nên đừng để ngừng trị sớm mà gây thiệt hại khôn lường.

Trâu bò nổi hạch ở cổ

Bò bị nổi cục ở dưới cổ to bằng nắm tay, khi chạm vào thấy rất cứng. Vậy xin bò đã mắc căn bệnh gì, chữa trị như thế nào?

Đây chính là dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở bò dạng dưới cấp hay cấp. Xin nói đã xuất hiện thùy trũng ở dưới hàm và sau đó lan xuống yễm. Thậm chí xuống tận đến ngực, điều đấy báo hiệu xấu. Điều trị mà qua loa thì khả năng chết rất cao, trâu khó thoát khỏi bệnh này.

Vậy tại sao bệnh tụ huyết trùng thế mà chúng ta không phát hiện được? Thì bà con phải biết thế này, thực chất tác nhân tạo tụ huyết trùng bò vẫn vậy.

Bình thường chúng ký sinh ở amidan, nó chỉ phát bệnh có biến đổi thuộc về các yếu tố stress có hại. Các yếu tố bởi thời tiết, thức ăn, nguồn nước, người chăn, điều kiện sống,…

Đây là một trong những bệnh hay gặp mang tính cục bộ ở trâu bò. Do dưới ảnh hưởng của các yếu tố ta gọi là stress có hại.

Điều trị

Bệnh tụ huyết trùng ở bò đã nhìn ra biểu hiện rồi thì ta phải chữa hết sức khẩn trương. Bằng không thì chúng sẽ sớm tử vong, cách điều trị như sau:

benh tu huyet trung o bo

Buổi sáng thì ta dùng Ceftiofur, nhớ là 1g chúng ta tiêm cho một tạ trâu bò. Đến chiều thì bà con tiêm Tialin Thái là một trong những thuốc đặc trị vi khuẩn gây ra.

Và Cafein giúp trợ tim vì khi đã bị thế này thì nó tích nước xoang tim. Ảnh hưởng đến chức năng làm tim hoạt động khó khăn. Và từ đấy sinh ra phù thũng, có thể trụy hô hấp và trâu tử vong, cho nên dứt khoát phải có tiêm Cafein.

Hai thứ này kết hợp pha lẫn nhau tiêm cho hai mươi cân thể trọng. Mỗi loại lấy 1 ml pha chung và làm nhanh trong bốn hôm. Thì mới có khả năng chữa được bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò.

Chủ động phòng bệnh giúp bà con nuôi gà, nuôi heo, nuôi bò,… nhàn hơn rõ ràng. Cần tinh ý quan sát phát hiện các con bị ốm. Để từ đó xử lý tránh nặng thêm điển hình như tụ huyết trùng trên bò.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận