Bồ câu nuôi bao lâu thì đẻ? Bồ câu ăn gì nhanh đẻ?

Bồ câu nuôi bao lâu thì đẻ? Một câu hỏi, mong mỏi chung của bà con mới nuôi. Còn một vài chú ý nữa như dinh dưỡng để bồ câu mau đẻ,… Tất cả sẽ được nuoitrong.vn giải đáp dưới bài viết này.

Nội dung

Bồ câu nuôi bao lâu thì đẻ

Người mới chưa biết bồ câu nuôi bao lâu thì đẻ. Xin được chia sẻ một chút từ cách nuôi bồ câu. Bồ câu đẻ nhanh hay lâu sẽ sai khác ít nhiều do dòng bồ câu mà các bạn đang nuôi. Hay còn ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, chế độ mà bà con áp dụng.

Nếu các bạn chăm tốt chim đẻ lần đầu sau bốn tới năm tháng. Để ý điểm trùng hợp nữa đạp mái hai tuần thì nó cho đẻ quả đầu tiên. Mà mỗi lần chúng thường chỉ đẻ hai quả thôi, quả sau sẽ đẻ cách quả trước hai hôm.

Bồ câu đẻ bao nhiêu lần một năm

Mỗi lần đẻ xong hai quả chim bồ câu chú tâm ấp rồi chăm chim con. Đến tận thời điểm chúng ra ràng hai mươi hôm rồi thì bước vào đẻ lứa kế tiếp. Trong đó thời gian để trứng mười bảy ngày, thời gian chăm con hai mươi ngày thì chuẩn bị sang lứa mới. Tính ra giữa các lần đẻ của chúng là gần năm mươi hôm.

bo cau ga

Như vậy nếu bà con nuôi tại nhà tốt thì một năm bồ câu cho bảy đến chín lứa. Còn chỗ nuôi trang trại lớn thì họ có phương pháp kích thích làm tăng năng suất. Các bạn nuôi tại nhà cứ để bồ câu đẻ, chăm tự nhiên là tốt nhất rồi, khỏe cả chim mẹ và chim con.

Bà con có thể tham khảo qua dòng bồ câu ta, bồ câu gà một năm cho bảy tới tám lứa. Riêng với bồ câu Pháp có thể cho tới chín lứa.

Cho bồ câu ấp trứng

Bà con lưu ý bồ câu đẻ hết sẽ tự động ấp, chẳng may chúng đạp phải làm vỡ. Như dòng bồ câu gà kích thước lớn và chúng rất vụng vấn đề này. Phát hiện làm trứng bị vỡ chúng sẽ đẻ thay thế hai tuần chứ không theo chu kỳ như bình thường.

bo cau nuoi bao lau thi de

Như vậy vô tình quá trình ấp bị kéo dài, số lượng chim con giữ nguyên. Để giải quyết ta cất trứng đến đủ thì ấp. Hoặc giải pháp nữa đưa sang cho chim ấp hộ, chẳng hạn như đưa bồ câu Pháp ấp rất khéo.

Bà con cần biết rõ cách nuôi chim bồ câu để đảm bảo chúng sinh trưởng tốt nhất. Chế độ chăm hợp lý đáp ứng đúng thời gian, tập tính sinh sản của nó. Cộng với việc cho chim bồ câu ăn đầy đủ, nếu cứ bỏ bẵng thì tốc độ đẻ sẽ kém đi rất nhiều.

Bồ câu Pháp nuôi bao lâu thì đẻ?

Chia sẻ tới tất cả các bạn được biết kinh nghiệm. Đó là thời điểm chim bồ câu của các bạn bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi vịt thịt "năng suất cao" thu lợi nhuận tối đa

Từ lúc nở ra đến khi đi đẻ lứa trứng đầu tiên là tầm ba đến bốn tháng. Nhưng chính xác nhất là ba tháng hai mươi ngày là người nuôi sẽ thấy nó đi đẻ rồi. Đó là kinh nghiệm ghi chép tính toán lại của một người nuôi bồ câu Pháp.

Biết bồ câu nuôi bao lâu thì đẻ những ai đang, chuẩn bị nuôi dự đoán ngày chúng cho lần so. Kịp thời làm sẵn trước ổ cho nó.

Chim của chúng ta để nhận ra trống mái thì cũng không thể nhìn bằng mắt biết được 100 %. Cứ thả ở quần thể tự nhiên để chúng bắt cặp là tốt nhất. Tầm ba tháng là chúng hiện tượng gù mái, bắt đầu bắt cặp.

Sinh sản thì con nào sớm nhất cũng phải năm tháng đổ lên mới bắt đầu. Còn nếu để ổn định thì phải tầm cỡ sáu tháng rưỡi tới bảy tháng. Thì bồ câu mới sinh sản ổn định, trứng to đẹp đều.

bo cau nuoi bao lau thi de

Khi sinh sản thì bồ câu Pháp ấp tùy từng con, con nào ấp tốt thì tầm mười lăm mười sáu hôm là nở. Con nào dở, hay bỏ gây thiếu nhiệt thì có thể lâu hơn một chút. Sẽ vào khoảng mười bảy mười tám hôm.

Có những đôi bảy tám hôm đẻ lại, có đôi lại hai chục hôm sau mới đẻ lại. Đó là chuyện rất bình thường, mọi người đỡ phải thắc mắc.

Bồ câu ăn gì nhanh đẻ?

Hiểu rõ thêm chế độ làm sao giúp bồ câu mau đẻ. Việc mau đẻ sẽ quyết định rất nhiều đến anh em nuôi chim bồ câu có thành công hay không. Tại vì ngoài những chi phí về đầu vào lồng, giống, thức ăn thì anh em cũng phải bỏ ra khá nhiều.

Chim bồ câu anh em bán chim ra ràng mới lợi nhuận. Ví dụ thay vì chim sáu tháng mới đẻ mình để nó ăn chế độ. Làm sao để năm tháng là nó đã đẻ rồi, sẽ chia sẻ với anh em luôn.

Có rất nhiều anh em nuôi chim bồ câu mà mãi không thấy đẻ. Xin trả lời điều đó là có, nuôi tận tháng thứ bảy tám mà chưa thấy dấu hiệu gì. Có giả thiết cho rằng đã mua dính hai con chim trống, chim mái tất thì đã đẻ bốn trứng rồi.

Vậy chế độ ăn như thế nào là hợp lý để chim bồ câu nhanh đẻ?

Chế độ ăn

Tính từ tháng thứ năm trở đi chim bắt đầu vào đẻ thì chế độ ăn cho bồ câu như sau:

bo cau nuoi bao lau thi de

Bắp anh em phải xay vỡ năm, vỡ sáu chứ đừng để nó to quá hoặc nguyên hạt thì ăn sẽ không tiêu. Cùng cả cám con cò loại C24. Nguồn bắp anh em phải tìm làm sao người ta không ngâm hóa chất.

Bắp mà ngâm chất này chất kia thì chim bồ câu ăn sẽ bị nấm diều, chướng bội diều. Nên nguồn bắp cực kì quan trọng. Cùng với cám con cò mà ta hay cho gà đẻ đó rất dễ kiếm trên thị trường.

Xem thêm  Ngỗng đẻ bao nhiêu trứng? Mô hình nuôi ngỗng sinh sản

Chia sẻ làm sao nguồn thức ăn dễ tìm, thứ hai là giá của nó hợp lý. Nhưng chim bồ câu vẫn nhanh đẻ chứ chẳng đòi hỏi đi kiếm cám lạ hay ngô lạ,… Làm những loại thức ăn dễ tìm nhất để chim bồ câu nhanh đẻ đạt hiệu quả cao.

Tỉ lệ trộn

Vậy tỉ lệ trộn thế nào? Cũng quan trọng để chim ăn sạch máng luôn. Cứ ba phần cám con cò thì vào hai phần bắp. Có lúa mì thì ba thứ cho bằng lượng nhau, hay anh em nào sang nữa thì cho ăn bằng gạo lứt.

Chính tỉ lệ trộn mới quyết định chim có nhanh đẻ hay chậm. Vì nhiều anh em cho ăn lúa mà chưa tách thì có thể nhanh đi. Cám dành cho gà đẻ thúc đẩy bên trong chim bồ câu rất tốt.

Câu hỏi nữa anh em hay băn khoăn là có nhất thiết phải để chim bồ câu ăn lúa mì? Anh em có ăn thêm càng tốt, không thì chẳng ảnh hưởng.

bo cau phap

Những cặp vào đẻ hoặc đang chăm con thì ta cho nhiều thêm một chút. Bình thường thì cho vừa phải thôi vì tính chim bồ câu ham ăn nên dễ bị chướng diều.

Bồ câu không đẻ trứng làm thế nào?

Trứng bồ câu so mới đẻ sẽ nhỏ và dài, nếu để ý bà con sẽ thấy những con đẻ lâu rồi trứng sẽ tròn hơn. Tất nhiên con so ấp sẽ không được chất lượng bằng mấy con lứa sau. Nhưng nếu số lượng đàn ít thì vẫn có thể để cho đẻ và ấp luôn.

Để chim bồ câu tự làm tổ nó có thể làm trước cả tháng rồi mới đẻ. Chim non nở xong cỡ mười hôm mà các bác tách. Chim mái chuyển sang làm tổ mới, thêm mấy hôm sau đẻ, chuyển quyền nuôi sang chim trống.

Không thấy đẻ thì các bạn thêm chất gồm bột canxi. Nếu tìm không thấy chỗ mua thì có thể tự làm bột canxi từ vỏ trứng gà, vỏ sò. Thêm muối nữa, nếu vẫn không thấy đẻ thì nên xem xét thay một con khác.

Khi nào tách chim bồ câu non?

Câu hỏi quan tâm của anh em nuôi bồ câu, khi nào tách thì biết ăn? Khi nào tách, khi nào tập ăn?

Để tự nhiên sau ba mươi hôm chim bố mẹ ngừng đút, chúng sẽ tự lết ra để ăn. Để đạt hiệu quả nuôi thì ta không để như vậy.

Chim con các bạn muốn để làm giống nên đợi hai mươi lăm hôm. Còn để bán ra ràng thì cỡ hai mươi hôm để ra bán được rồi. Muốn cho ăn sớm cũng được thì mười bảy hôm tách ra vẫn biết ăn bình thường. Cứ tách ra không sợ đói và cho cám là ổn.

bo cau nuoi bao lau thi de

Nếu sợ nữa thì bắt một con bồ câu hậu bị vào trong lồng cùng hai ba con mới tập. Nhưng phải đảm bảo ít nhất mười bảy hôm. Vì khi đó mỏ mới đủ cứng thì mổ thức ăn mới được, cho tập ăn sớm thì chim bố mẹ khỏe hơn.

Xem thêm  Bí quyết chăn nuôi con LE LE để trở thành "triệu phú"

Nói chung tách sớm thì khung xương chưa phát triển hết, để giống sau này èo ọt. Còn tách muộn quá sẽ thiệt chim bố mẹ. Nên thời điểm thích hợp tách tốt theo hướng dẫn trên. Còn việc tách ra sợ chim không biết ăn thì không có. Cứ để cùng bầy thì chim đói tự học theo nhau.

Giá chim bồ câu ra ràng

Giá bồ câu mới ra ràng từ 150 – 200 ngàn một cặp.

3 dấu hiệu bồ câu sắp đẻ

  • Điều đầu tiên các bạn cứ nhìn thấy bồ câu chịu đạp là sắp đẻ.
  • Thứ hai con mái có những hành động đập cánh từng nhịp, rồi nó hay vào ổ nằm. Nếu không lót sẵn ổ thì sẽ thấy chim tha rác làm ổ.
  • Hay xù lông, sệ đuôi xuống giống kiểu sắp đẻ, lông ở vùng ức sẽ rụng nhiều.

Ưu điểm nuôi bồ câu tập thể

Trước khi mua những cặp bồ câu về nên chọn loại mà con nó khỏe mạnh thì sau này ít bị bệnh tật. Để tránh được trùng huyết có thể nuôi quần thể.

Nhốt từng cặp có nhược điểm chiếm diện tích quá nhiều, tốn kém về lồng. Khi xếp dài ra lại phải che mái nữa. Ở trang trại mới làm như vậy để dễ theo dõi, rồi liên tục tách để tránh trùng huyết.

Đã nuôi nhốt bồ câu tập thể thì đừng nên nuôi thêm chim cút ở bên dưới. Rất dễ xảy ra tình trạng bồ câu đánh chúng. Và cũng không cần nuôi dế hay các côn trùng khác cho bồ câu.

Kinh nghiệm nuôi bồ câu số lượng ít

Chỉ cho anh em nào nuôi ít với mục đích thịt như sau. Nuôi năm cặp thật tốt coi những cặp nào giỏi chừa lại nuôi riêng. Sau khi con nó biết ăn tách ra thì bỏ vào chuồng tập thể tự bắt cặp.

Bồ câu tốt nhất nhốt cùng nhau cho ghép đôi tự do tốt hơn. Ta tự ghép yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Nếu ép nó bắt cặp thứ nhất bồ câu lúc đâu khó quen nhau và hay cắn nhau. Như vậy ảnh hưởng thời gian nuôi cũng như hao tổn thức thức ăn của mình.

Thứ hai  lỡ may tự bắt ngay cặp trống và trống không. Thì lại không thấy đẻ trứng cũng mất thời gian.

Thứ ba nếu mái với mái dễ biết hơn đó là ổ sẽ thấy bốn trứng. Vậy sẽ làm mất thời gian thêm vì có phôi đâu mà nở.

Thứ tư trùng huyết sẽ làm chim bồ câu con sau này yếu bớt hoặc nhỏ và còi cọc hơn một tí.

Mong rằng bài viết giúp anh anh em mới nuôi bồ câu thêm kiến thức về sinh sản. Giúp chúng đẻ sớm và đẻ đều để tối đa hóa lợi nhuận.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận