Cây dương xỉ – Cách trồng tại nhà và ý nghĩa phong thủy

Cây dương xỉ đã quá gần gũi đối với chúng ta. Trồng dương xỉ giúp lọc sạch bầu không khí. Bên cạnh đó mang ý nghĩa phong thủy đem đến cho gia chủ may mắn, sức khỏe, tài lộc. Sau đây nuoitrong.vn giúp các bạn tìm hiểu cách trồng cây dương xỉ phong thủy tại nhà.

Nội dung

Đặc điểm cây dương xỉ

Cây dương xỉ có nguồn gốc từ châu Á. Xuất hiện phổ biến trong các khu rừng rậm. Ở Việt Nam dương xỉ rất không khó để bắt gặp. Chúng mọc ở khắp nơi tại đặc biệt là vùng đồi núi, những chỗ ẩm thấp.

Dương xỉ là loài thân cỏ đứng hoặc bò, sống nhiều năm. Cây có chiều cao khoảng từ 20 – 40 cm. Lá dương xỉ có dạng lá chét, mọc thành từng cụm, dài trung bình 20 đến 35cm.

Lá có nhiều đường khía hình cong đều hoặc răng cưa. Cành lá non có lông, thường cuộn tròn. Lá dương xỉ xanh quanh năm, có màu xanh đậm khi ở vị trí thiếu nhiều ánh sáng, chuyển sang xanh nhạt hoặc hơi vàng nhẹ khi có nhiều ánh sáng.

Cây dương xỉ sinh sản bằng bào tử. Túi bào tử có trong ổ túi bào tử là các đốm ở mặt dưới lá trưởng thành.

cay duong xi

Chuẩn bị trồng cây dương xỉ

Chậu trồng dương xỉ

Cây dương xỉ có thể trồng làm cảnh ở nhiều nơi như tại nhà, nơi làm việc, cơ quan hay các quán cà phê. Rất nhiều vị trí có thể đặt cây như trong sân vườn, trước hiên nhà, ban công, cửa sổ, bàn làm việc,… Chính vì vậy chậu trồng dương xỉ cũng đa dạng về kích cỡ, hình dáng, màu sắc, chủng loại.

Thường chọn các bể cây; chậu cảnh bằng nhựa, sứ, gốm hay xi măng; các chậu có móc treo để trồng dương xỉ. Tùy theo các bạn mong muốn cây phát triển nhiều hay ít mà chọn chậu to hay bé cho phù hợp. Các chậu phải đảm bảo có lỗ thoát nước tốt để không bị tích nước khi tưới quá nhiều hoặc có mưa nhiều.

Cây dương xỉ cũng có thể trồng thủy sinh. Trường hợp này, ta nên chọn chậu trồng là các chậu, lọ, bình làm bằng thủy tinh trong suốt. Kích thước từ nhỏ cho đến vừa phải là đẹp nhất.

Ngoài ra, cây dương xỉ còn là sự lựa chọn trang trí trong các tiểu cảnh, hòn non bộ, trong bể.

Chọn đất trồng

Dương xỉ là loại cây có thể mọc dại và sinh trưởng tốt ở ngoài môi trường. Chính vì vậy chúng không quan trọng đất trồng. Tuy nhiên, nếu trồng dương xỉ làm cảnh thì chúng ta vẫn nên chuẩn bị kỹ đất trước khi trồng. Để các cành lá của cây sinh trưởng xanh tốt và trông không cằn cỗi.

Đất trồng dương xỉ nên chuẩn bị là loại đất nhiều mùn, có dinh dưỡng để cây cho bộ lá đẹp. Có thể dùng đất vườn, đất cát trộn với phân ủ hữu cơ hoặc phân trùn quế. Hoặc cũng có thể tìm mua các loại đất mùn giàu dinh dưỡng tại cửa hàng.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc LAN ĐUÔI CHỒN cho hoa "bền đẹp"

Cách trồng cây dương xỉ

Dương xỉ có thể được trồng bằng cây con hoặc trồng bằng các gốc tách ra từ cây dương xỉ lớn. Vậy phương pháp trồng theo từng cách như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chuẩn bị cây giống

Với người chưa từng trồng cây dương xỉ, chưa có sẵn cây dương xỉ trưởng thành. Có thể tìm mua các cây giống tại các chợ hoặc các vườn ươm cây giống. Lựa chọn những cây dương xỉ không bị héo úa, không có dấu hiệu bị cháy lá hay cụt ngọn.

Cách chuẩn bị dương xỉ để trồng bằng phương pháp tách gốc sẽ được hướng dẫn cụ thể chi tiểt trong phần “nhân giống cây dương xỉ”.

cay duong xi

Trồng cây dương xỉ

Sau khi đã có cây dương xỉ giống, các bạn có thể tiến hành đem trồng luôn.

Đầu tiên phải đảm bảo thoát nước cho chậu trồng. Lót một lớp sỏi hoặc lớp xỉ than mỏng xuống dưới đáy chậu. Cho hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị vào chậu trồng sao cho cao đến khoảng 2/3 chậu. Tạo hố để đặt bầu rộng hơn bầu cây giống một chút.

Dùng dao lam tách bỏ lớp ni lông bao quang bầu. Nếu vỏ bầu cứng thì úp ngược bầu. Một tay đỡ phần đất bên trong bầu, một tay xoay nhẹ vỏ bầu và kéo ra. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm vỡ bầu và làm gãy các cành lá.

Đặt bầu giống vào hố trồng. Lấp đất và dùng tay ấn nhẹ xung quanh bầu để cố định vị trí. Sau khi trồng xong, tưới nhẹ một lượt nước tạo độ ẩm.

Chăm sóc cây dương xỉ

Cây dương xỉ dễ sống và không cần phải chăm bẵm nhiều. Tuy nhiên cũng cần nắm vững một số kiến thức cơ bản để cây sinh trưởng tốt.

Tưới nước

Dương xỉ là loài có thể chịu hạn tốt, tuy nhiên cũng rất ưa ẩm. Không nên để chậu dương xỉ của bạn trong tinh trạng thiếu nước hay bị thừa nước. Cần tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ nước.

Tưới nước 2 lần mỗi ngày vào mùa khô nóng và giảm còn 1 lần mỗi ngày khi thời tiết ẩm, mưa nhiều. Giữ đất luôn ẩm giúp lá cây phát triển xanh tốt.

Dương xỉ trồng thủy sinh cần thay nước thường xuyên để tránh các nguồn gốc sinh bệnh. Thông thường nên thay nước sạch cho cây 1 tuần một lần.

Nephrolepis cordifolia

Bón phân

Cây dương xỉ không cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Mua các loại phân bón dành riêng cho dương xỉ tại các cửa hàng. Hoặc chỉ cần bổ sung phân trùn quế xung quanh gốc cây cũng được.

Tiến hành bón cho cây 3 tháng một lần. Khi bón có thể hòa phân vào nước rồi tưới cho cây. Lá dương xỉ rất nhạy cảm, không để rây phân vào lá để tránh bị hỏng.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng và chăm sóc nhất chi mai sau Tết

Nhiệt độ trồng cây dương xỉ cảnh

Cây dương xỉ ưa khí hậu nhiệt đới, chịu được nóng và lạnh tốt. Cây phát triển tốt nhất ở môi trường ấm, nhiệt độ khoảng hai mươi độ C. Cây ngừng phát triển khi nhiệt độ xuống dưới mức 10 độ C.

Ánh sáng

Chọn một vị trí thích hợp để đặt sẽ giúp cây xanh tốt. Dương xỉ nên đặt trong bóng mát và ánh sáng vừa đủ (không phải ánh nắng mặt trời). Cây không chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp và ánh sáng mạnh.

Nên đặt cây gần các cửa sổ hướng bắc hoặc hướng nam. Hướng đông và hướng tây có nắng gắt nên tránh hoặc cần thêm các rèm và màn che chắn. Xoay cây thường xuyên để cây nhận được ánh sáng đều.

Lá dương xỉ có thể bị rũ hoặc đổi màu nâu nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp quá lâu. Đặt cây tránh xa cục nóng của điều hoà.

Nephrolepis cordifolia

Tham khảo thêm:

Sâu bệnh ở cây dương xỉ và phòng tránh

Cây dương xỉ cảnh có sức chống chịu cao, rất ít mắc sâu bệnh. Có thể gặp rệp vảy và rệp sáp trên cây. Cắt bỏ phần bị sâu bệnh khi phát hiện. Nếu toàn cây bị bệnh thì có thể xem xét thay thế mới để tránh lây lan bệnh ra các cây khác.

Theo dõi thường xuyên để cắt tỉa lá chết/già héo để làm giảm khả năng nấm bệnh sinh sôi cũng như để giữ dáng cho cây.

Nhân giống cây dương xỉ

Cây dương xỉ nhân giống bằng phương pháp tách gốc. Thao tác tiến hành khi thay chậu cho cây.

nhan giong

Lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ những phần gốc và rễ bị hỏng. Tách cây và rễ để làm giống riêng ra. Chăm sóc cho đến khi cây mọc được 3 chồi lá mới là có thể đem đi trồng. Cách trồng giống như trên đã giới thiệu, cần thay đất mới hoàn toàn. Sau khi trồng, để cây ở nơi râm mát.

Nếu muốn trồng thủy sinh thì bước đầu làm tương tự như trên. Sau đó buộc cây vào đá hoặc giá thể trong khoảng 2 tháng để cây ổn định.

Thay chậu cho cây khi cây đã phát triển quá mức so với chậu. Lúc này rễ đã chiếm hết phần đất trong chậu. Thông thường nên thay chậu cho cây sau khoảng 1 – 1,5 năm. Tùy thuộc vào kích cỡ chậu và mức độ phát triển của cây.

Tác dụng và ý nghĩa phong thủy

Cây dương xỉ giống với cây lưỡi hổ, kim ngân, kim tiền có khả năng lọc không khí rất tốt. Lá cây có thể lọc bụi bẩn trong không khí và hấp thu một số chất độc hại như aldehyde formic, toluene, xylen.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng LAN ĐUÔI CÁO "chuẩn xác" & mẹo nhân giống các loại

Rễ dương xỉ có khả năng chuyển hóa chất asen (có thể gây ung thư) trong đất và nước. Mang lại bầu không khí trong sạch. Ngoài ra dương xỉ có tác dụng làm giảm bức xạ từ điện thoại, màn hình máy tính, lò vi sóng tốt.

Theo y học cổ truyền, dương xỉ là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Lá và rễ của dương xỉ chữa một số bệnh như: bong gân, thận hư, lang ben, mỏi gối, đau lưng, suy yếu khí huyết, đau mỏi các khớp, …

Dương xỉ bền và đẹp, xanh cả năm. Khi trồng dương xỉ làm cảnh trang trí trong nhà, nơi làm việc, tiệm cà phê,… sẽ đem lại không gian xanh mát. Cây được trồng phổ biến trong các chậu nhỏ, bình thủy sinh đặt trên bàn làm việc, cửa sổ giúp làm dịu mắt, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Lá dương xỉ có mép răng cưa nhiều hình dạng khác nhau được dùng để trang trí khi cắm hoa.

Ý nghĩa phong thủy

Ngoài các tác dụng thanh lọc bầu không khí, dương xỉ còn được trồng với ý nghĩa là cây phong thủy trong nhà. Cây dương xỉ có sức sống bền bỉ, thích nghi tốt trong nhiều điều kiện sống khác nhau. Biểu thị cho nghị lực vươn lên.

Trồng dương xỉ trong nhà sẽ giúp gia chủ vượt qua những biến cố trong công việc và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra của bản thân. Cây dương xỉ xanh tốt cả năm sẽ mang đến cho gia chủ sức khỏe ổn định, và tập trung năng lượng xung quanh, sự may mắn.

cay duong xi

Đặt cây dương xỉ ở vị trí nào?

Nên đặt dương xỉ trên bàn làm việc hay trong phòng ở bên phải hoặc trái. Đặt theo bên tay thuận của gia chủ. Đặt dương xỉ ở bên tay thuận giúp tập trung được những nguồn năng lượng tốt. Hỗ trợ về mặt phong thủy cũng như tạo cảm giác thoải mái cho chủ nhà.

Có nên để 9 đồng tiền xu ở dưới gốc dương xỉ hay không?

Theo quan niệm phong thủy, khi trồng hoặc mua dương xỉ người ta chôn chín đồng tiền xu dưới gốc. Khi cây phát triển tốt đồng nghĩa với việc đem lại tài lộc, giàu có cho gia chủ. Vậy quan điểm trên là đúng hay sai?

Khi sử dụng đến tiền xu để thay đổi bố cục phong thủy thì gia chủ không nên tự ý làm. Nên tham khảo ý kiến của những người hiểu biết sâu rộng về phong thủy để có được quyết định chính xác nhất.

Cây dương xỉ quả thật dễ trồng và dễ chăm sóc. Hy vọng với kỹ thuật trên đây, các bạn sẽ trồng được những chậu dương xỉ xanh tốt. Góp phần đem lại không gian sống xanh cho ngôi nhà của mình. Nuoitrong.vn chúc các bạn thành công!

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận