Nuôi cầy hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

Trong thời gian gần đây, nhờ đầu tư vào mô hình chăn các loài thú có nguồn gốc tự nhiên. Như heo rừng, dúi, cầy hương… đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Biết rằng mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và nhân được nhiều sự quan tâm từ nhà nông.

Nuoitrong.vn xin được giới thiệu qua về một số kỹ thuật nuôi cầy hương cơ bản.

Nội dung

Cách làm chuồng nuôi cầy hương

Vật liệu làm chuồng

Về vật dụng làm chuồng nuôi thì các bạn có thể làm bằng gỗ hoặc bằng sắt. Tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện. Nếu như ở nhà có sẵn gỗ hoặc tre thì có thể tận dụng để đóng chuồng.

Đặc tính của cầy hương cũng không phải là loài cắn phá chuồng. Nên các bạn có thể sử dụng gỗ và tre để đóng chuồng.

Ưu điểm của việc tận dụng gỗ để làm chuồng đó là giảm được chi phí. Sàn chuồng bằng tre, gỗ giúp cầy đi lại dễ dàng, không bị trơn trượt.

chuong nuoi cay huong

Tuy nhiên cũng có những hạn chế. Chuồng sẽ cồng kềnh hơn, nặng hơn so với làm bằng sắt, thép. Bên cạnh đó, dễ bị dính phân và thức ăn lên sàn. Khó vệ sinh sạch hết dẫn đến việc phát sinh mùi hôi.

Còn nếu các bạn không có gỗ và tre để đóng chuồng thì có thể mua sắt về hàn chuồng. Một trong những giải pháp để làm chuồng rẻ là chúng ta mua các loại sắt gân. Kích cỡ phi 12 hoặc phi 14 để làm khung chuồng cho chắc chắn.

Hoặc các bạn có thể đến chỗ thu mua phế liệu, thì cũng có khung sắt, cửa sắt cổng sắt sẵn. Tận dụng mua tại đó thì chi phí làm chuồng sẽ rẻ hơn là mua vật liệu mới.

Vách ngăn chuồng nuôi cầy hương

Lưu ý hai vách ngăn hai bên và phía sau các bạn phải bao kín. Phía trưỡng thì có thể làm bằng lưới mắt cáo loại nhỏ, không nên sử dụng lưới B40. Bởi vì lưới B40 mặc dù cầy bố mẹ không thể ra được.

Tuy nhiên khi chúng đẻ con, thời điểm cầy con khoảng 1 tháng tuổi. Lúc đó cầy con bắt đầu mở mắt và bò lung tung khắp chuồng, như vậy có thể lọt ra ngoài qua lỗ lưới B40. Gây nguy hiểm đến tính mạng cầy con.

luoi mat cao

Vì vậy mà chúng ta sử dụng lưới mắt cáo có kích thước lỗ chỉ bằng 1/4 lưới B40. Thường ô vuông 2 cm như vậy sẽ an toàn hơn.

Vách ngăn hai bên giữa hai ô là phải kín. Bởi vì các bạn có thể thấy nếu mà khi làm hở, trong thời gian cầy cái nuôi con thì đuôi cầy con có thể lọt qua khe ô bên cạnh. Là có thể cầy con sẽ bị cắn đứt đuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng.

Vách ngăn hai bên cũng nên để cửa thông để tiện hơn. Vào mùa giao phối, ta có thể mở vách ngăn mà không phải bắt qua bắt lại tránh mất thời gian và khó khăn hơn.

chuong nuoi cay huong

Về kích thước chuồng nuôi. Chiều rộng và chiều cao nên để tầm sáu mươi đến tám mươi cm. Chiều sâu tầm một mét đến một mét hai. Chân chuồng làm cao từ sáu mươi đến bảy mươi cm, để dễ tiên vệ sinh, tạo được khoảng không gian thoáng đãng ở phía dưới chuồng nuôi.

Sắp đặt trong và ngoài chuồng nuôi cầy hương

Chuồng nuôi sạch sẽ cao ráo sẽ hạn chế được bệnh tật cũng như là hạn chế muỗi tập trung. Để tiết kiệm lưới mắt cáo, các bạn không phải cắt bỏ đi lãng phí thì nên đo khổ lưới trước. Ví dụ đo mua khổ lưới 1m2 để cắt làm đôi vừa đủ 2 chuồng.

Xem thêm  Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con sống 100%

Sàn chuồng nuôi cũng làm bằng lưới mắt cáo như vậy để phân cầy hương rớt xuống bên dưới. Mỗi một ô chuồng ta sẽ nhốt một con cầy hương. Như vậy chiều dài ô chuồng sẽ tùy theo mặt bằng, khu vực kê chuồng trại.

Bên dưới chuồng các bạn căng bạt hoặc làm máng chứa phân. Để làm sao khi phân rớt xuống dồn về một chỗ, không bị rây ra.

Làm vậy sẽ dễ vệ sinh và chúng ta cũng có thể tận dụng phân cầy làm ga sinh học. Lượng gas sản sinh từ phân chồn rất nhiều nên các bạn có thể tận dụng rất tốt. Nên vệ sinh chuồng trại 2 ngày 1 lần.

Nên gắn máng uống cố định, chắc chắn, chứa lượng nước vừa đủ trong ngày để tránh tồn sang ngày hôm sau.

cay huong con

Luôn đảm bảo chuồng trại thoáng mát, hạn chế ánh sáng, hạn chế tiếng ồn. Cách xa nơi nuôi nhốt chó, mèo, heo, , hạn chế người qua lại.

Theo tính toán thì chi phí để làm 1 ngăn chuồng sẽ dao động trong khoảng 500 – 700 ngàn đồng.

Đó là chi tết cách làm chuồng nuôi và một số lưu ý cho phù hợp với điều kiện. Tao ra sự thông thoáng để hạn chế tối thiểu bệnh tật.

Cách chọn giống cầy hương

Cách chọn giống và kỹ thuật cho cầy hương sinh sản

Ở nước ta thì cầy hương có ở khắp các tỉnh. Cầy hương được người nông dân thuần dưỡng chủ yếu là ba loại.

Loại thứ nhất có lông màu xám hơi chuyển vàng. Loại thứ hai có lông màu xám hoặc lông mốc. Loại thứ ba có màu vàng hay đốm đỏ.

Ở nước ta, loại cầy thứ nhất được nuôi nhiều hơn cả vì chúng có khối lượng cao. Khi bán thịt và con giống được nhiều, đem lại giá trị cao hơn.

Con đực có thể tới năm đến bảy ký, con cái từ ba đến năm ký. Loài này cũng nhanh lớn, dễ nuôi, thường đẻ từ 2 đến 5 con mỗi lứa.

Đối với mỗi loại vật nuôi thì chúng ta cũng có những kinh nghiệm chọn giống khác nhau. Ví dụ như chọn heo thì các bạn sẽ căn cứ vào vai, mông, cặp giò, hàng vú đều. Đối với cầy hương cũng vậy.

nuoi cay huong

Thứ nhất các bạn quan sát thấy cơ thể dài đòn. Con cầy đẻ sai thường có bụng to hơn những con bình thường. Về cặp mắt thì to, tròn hay còn gọi là “mắt hạt lựu”. Cầy đẻ sai thường từ 4 – 6 con. Nếu có nhiều con cái nữa thì lại càng tuyệt vời.

Nhận biết cầy hương khỏe mạnh

Cầy con thường mang các yếu tố di truyền. Để chúng ta thấy con cầy có khỏe mạnh hay không. Quan sát phải thấy chúng nhanh nhẹn, phát triển đều ở các bộ phận trên cơ thể, không có chỗ nào có dấu hiệu bất thường.

Bình thường các bạn có thể thấy những con cầy khỏe mạnh, lông óng, mắt mũi tinh nhanh. Đặc tính của cầy thường hay ngủ ngày, nên các bạn tốt nhất đến trang trại chọn giống vào khoảng 3 đến 5 giờ chiều. Đó là thời điểm mà cầy chuẩn bị đòi ăn.

Lúc này chúng thể hiện sự nhanh nhẹn nhất. Nếu đi vào buổi sáng thì sẽ ít thấy được sự vận động của cầy. Nuôi cầy sau khoảng 8 tháng đến một năm thì chúng bắt đầu sinh sản.

Xem thêm  Cách chọn bò giống sinh sản tốt nhất hiện nay

Khi nuôi cầy đến thời điểm sinh sản thì sẽ có một số biểu hiện như sau. Đầu tiên con cầy cái thường bỏ bữa khoảng ba ngày. Có các dấu hiệu phát ra tiếng kêu lạ và con đực tiết ra xạ hương.

Thời gian này có thể nhốt chúng chung phối giống trong vòng ba ngày. Lưu ý khi chồn biểu hiện thì cần cho phối ngay. Khi phối giống xong lại tách riêng ra.

Thời gian cầy mang thai khoảng 3 tháng. Sau 35 ngày có thể quan sát bụng con cái mà dự đón được đẻ nhiều hay ít. Bởi vì thời gian này con nhỏ trong bụng đã bắt đầu di chuyển và đạp nhiều nên có thể quan sát được dễ dàng.

Chăm sóc cầy hương con

Khi cầy con sinh ra khoảng 10 ngày thì mở mắt. Nếu cầy mẹ đẻ sai quá thì các bạn có thể tách riêng những con nhỏ ra.

nuoi cay huong

Cho bú luôn phiên để đảm bảo phát triển đều, bởi những con mạnh sẽ tranh bú tốt hơn. Hoặc cho những con yếu uống sữa công thức cho trẻ em để bổ sung chất dinh dưỡng và đề kháng.

Tiến hành tách riêng khoảng 1 tuần thì nhốt chung trở lại.

Trước khi cầy mẹ đẻ khoảng 1 tháng thì cần bổ sung các dưỡng chất. Ví dụ như các loại vitamin tổng hợp. Cầy con sau 35 ngày tuổi sẽ tập ăn, có thể cho tập ăn thức ăn cùng cầy mẹ. Nếu kích thước lớn quá thì sắt nhỏ ra để chúng dễ ăn hơn.

Cầy con phát triển được 60 ngày thì hoàn toàn dứt bú mẹ. Trọng lượng tầm 600 gam. Có thể ăn thức ăn bình thường. Lúc này có thể xuất chuồng để bán.

Một năm cầy động dục khoảng hai tói ba lần. Cầy hương thường động dục khoảng tháng 7 đến tháng mười. Trước ngày đẻ khảng bốn ngày, con cầy mẹ thường thở mạnh, bụng phình to và cặp vú sưng đỏ.

Đặc biệt lúc này chúng tỏ vẻ rất khó chịu. Lúc này có thể đặt rổ lót thêm một miếng vải vào ô để cầy chuẩn bị sinh đẻ.

Hiện nay thì con giống cầy hương cũng đang rất hút hàng. Cho nên các bạn có thể thấy để mua giống ở các trang trại thì cũng phải chờ đợi gần như 1 – 2 tháng.

Thức ăn để nuôi cầy hương

Càng kỹ về vấn đề cho cầy ăn thì coi như là chúng ta đã phòng ngừa bệnh cho cầy hương một cách tốt nhất. Đối với cầy hương thì cần cho ăn chín uống chín, ăn sạch. Đó là tiêu chí mà không có biện pháp nào có thể phòng bệnh hơn việc cho ăn chín uống chín như vậy.

thuc an cay huong

Vấn đề cho ăn là một vấn đề quan trọng dẫn đến việc con cầy có khỏe mạnh hay không. Cầy khỏe mạnh sẽ không bị mắc các bệnh. Bệnh của cầy chủ yếu là về vấn đề tiêu hóa, đường ruột.

Như vậy qua việc cho ăn là chúng ta đã đã phòng ngừa tốt bệnh tiêu hóa.

Ăn sạch ở đây không có nghĩa là chúng ta chỉ có chế biến sạch hoặc chế biến chín. Mà sạch ở đây còn là điều kiện thực phẩm đầu vào. Có nghĩa là chúng ta mua ở chợ đầu , đầu vịt, cánh thì cũng phải đảm bảo tươi.

Không nên ham rẻ mà mua thức ăn đã ôi. Tốt nhất là nên đi chợ vào buổi sáng thì sẽ lựa chọn được đồ ăn tươi và vẫn đảm bảo rẻ.

Xem thêm  Dấu hiệu bò sắp đẻ: 6 điều bạn cần phải biết

Các mầm bệnh thường xuất phát tư việc ăn ống. Cho nên ăn uống đảm bảo thì các bạn hoàn toàn yên tâm về mặt bệnh tật.

Cầy hương là loại vật nuôi mang lại lợi ích kinh tế cao nên các bạn phải cẩn thận khi nuôi. Thức ăn phải tươi, ngon, thơm.

Khẩu phần ăn cho cầy hương

Một khẩu phần ăn của cầy hương đảm bảo ngày nào cũng có chuối. Và thức ăn giàu đạm thì có thể thay đổi.

nuoi cay huong

Ví dụ như bữa nay là phổi heo thì bữa khác là ức , cổ cánh. Đổi như vậy cầy sẽ không bị ngán, lúc nào cũng cảm thấy ngon miệng.

Đối với những con cầy mẹ đang nuôi con khoảng 1 tháng thì cầy con bắt đầu tranh ăn của con mẹ. Vì vậy chúng ta phải tăng khẩu phần ăn của những con mẹ đang nuôi con. Đồng thời kết hợp cắt đồ ăn nhỏ hơn.

Chén bát cho cầy ăn nên chọn loại bằng inox. Inox có đặc điểm không bị rỉ sét và vấn đề vệ sinh cũng dễ.

Mỗi một thố khi cho cầy ăn xong thì chúng ta sẽ đem rửa sạch và phơi ra ngoài nắng để đảm bảo tiệt trùng.

Bệnh chồn hương hay mắc

Bệnh đường tiêu hóa

Trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và ăn uống đảm bảo để phòng bệnh. Tuy nhiên cũng cần chuẩn bị sẵn khi cầy hương bị mắc bệnh. Bệnh chủ yếu ở cầy hương là bệnh đường ruột chứ không giống với bệnh theo mùa hoặc đợt dịch ở gia súc gia cầm khác.

Nếu cho cầy ăn tươi sống thì nguy cơ truyền bệnh từ thức ăn rất nhiều. Trong đó có giun sán,… nếu mắc phải thì cầy sẽ phát triển kém. Do vậy nên cho cầy ăn các thức ăn chín.

Cầy hương khỏe mạnh có hệ tiêu hóa tốt, các bạn có thể thấy hình dạng phân khô, thành khuôn.

Nếu phân nhầy hoặc có lẫn máu, mùi hôi chua thì chứng tỏ cầy mắc bệnh tiêu hóa. Cần quan sát sớm và bắt ngay cầy bị bệnh ra khu riêng. Đòng thời tiến hành vệ sinh chuồng trại tránh trường hợp lây lan.

Cầy hương bị nhiễm giun sán thì sẽ có biểu hiện mài đít. Các bạn cũng cách ly riêng ra và mua thuốc tại cửa hàng thú y. Nghiền nhỏ thuốc trộn cùng thức ăn cho cầy.

Giảm lượng thức ăn để đạt hiệu quả cao nhất. Một số con cầy nhạy, không ăn thức ăn có thuốc thì cần phải nhét thuốc trực tiếp.

Cầy hương bị stress

chon huong

Còn một bệnh khác với cầy hương, đó là ô nhiễm tiếng ồn. Đặc tính của cầy hương là thích sống đơn lẻ, ưa bóng tối. Do vậy cần bố trí theo tiêu chí đã nhắc đến ở trên.

Cầy nhốt ở nơi ồn ào, đông người qua lại bị stress, dữ dằn hơn. Khi đẻ sẽ tha cầy con đi lòng vòng trong chuồng thậm chí cắn con nhỏ. Vì chúng cảm thấy không an toàn. Đây là một trong những đặc tính hoang dã của cầy hương mà chúng ta cần lưu ý.

Kê chuồng sao cho cao ráo thoáng mát, tránh ẩm thấp là những điều cũng cần phải lưu ý để tránh mầm bệnh cho cầy hương.

Chia sẻ những kinh nghiệm cho nhà nông mới bước vào nuôi cầy hương và đang chuẩn bị tìm hiểu về loài cầy hương. Để các bạn có thêm một số những kinh nghiệm cơ bản, biết rõ về đặc tính của chúng.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận