Gà H’mông – Kỹ thuật nuôi đúng chuẩn thu “lợi nhuận cao”

Gà H’mông là một giống gà quý hiếm của đồng bào dân tộc H’mông sinh sống ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Bắc Cạn. Cùng khám phá kỹ thuật nuôi gà H’mông cho năng suất và hiệu quả cao ngay sau đây!

Nội dung

Thực trạng gà H’mông hiện nay

Gà H’mông là giống gà quý hiếm nằm trong danh mục dự án bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ những năm 2000.

Thịt đen, xương đen, giàu dinh dưỡng và chữa được nhiều loại bệnh là đặc điểm đặc trưng nhất của giống gà H’mông. Ngoài ra, lượng mỡ trong thịt rất ít, độ thơm ngon bậc nhất trong những giống gà ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, theo thời gian sản lượng của giống gà này đã giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, khả năng sinh sản thấp nên khó phát triển thành sản phẩm hàng hóa, thậm chí có nguy cơ mai một nguồn gen quý hiếm này. 

Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và duy trì nguồn gen của giống gà H’mông.

Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp và cả những trang trại nhỏ lẻ cũng đã chăn nuôi giống gà này, Tuy nhiên, một nửa trong số đó là chăn nuôi theo hướng thương phẩm và lai tạp. 

Gà H'mông - Kỹ thuật nuôi đúng cách thu "lợi nhuận cao"

Đặc điểm gà H’mông

Gà H’mông có thịt và xương màu đen. Khi gà này nở ra, lông của chúng có màu đen hoàn toàn cho đến khi chúng được khoảng 5 tháng tuổi thì màu lông sẽ bắt đầu phát triển, trừ những con mái. 75% con cái chỉ có màu đặc như đen đặc hoặc xanh lam.

Cũng giống như bất kỳ con gà nào khác, con gà này sẽ chiến đấu với nhau để xây dựng sự thống trị. Nó cũng giống như gà Sumatra, chúng có thể giết nhau và chỉ ngừng đánh nhau khi xây dựng được một con đầu đàn.

Loại gà này còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh và là thức ăn tăng lực. Đây là lý do tại sao nó thường được tiêu thụ như một món ăn được yêu thích và thường thấy trong thực đơn của các nhà hàng ở Hà Nội.

Gà được thả vườn rộng tự nhiên thường xuyên để phù hợp với tập tính. Thức ăn thường ngày của gà chủ yếu là ngô. Đàn gà sẽ được tiêm vacxin định kỳ trong suốt quá trình chăm sóc. Giống gà này thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp.

Mỗi con gà H’mông trưởng thành nặng từ 1-1.5kg. Giá gà H’mông dao động từ 200.000-250.000 đ/kg. Mặc dù giá trị kinh tế cao nhưng giống gà này đẻ trứng rất ít.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi gà lai chọi quy mô lớn

Vòng đời một con gà mái chỉ để từ 65-70 quả trứng. Đặc biệt với tập quán chăn thả giống gà này thì số lượng trứng nở thành gà con chiếm tỉ lệ rất nhỏ. 

Cách phân biệt gà H’mông và những loại gà lai tạp khác

Gà H'mông - Kỹ thuật nuôi đúng cách thu "lợi nhuận cao"

Đặc điểm dễ phân biệt gà H’mông với các giống gà lai tạp khác là khuôn mặt gà. Mào cao, trên mào có nhiều nốt sần. Gà có màu tiết dê. Đồng tử gà H’mông có màu đen sậm. Kiểm tra các bộ phận như dưới da cánh có màu xám xanh hoặc đen.

Đối với gà đã lai tạp, đặc điểm dễ nhận dạng nhất là mào gà nhẵn. 

Chọn gà giống

Để giúp gà đề kháng tốt với bệnh tật, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi và đảm bảo chất lượng gà về sau, gà giống khi mua về phải được lựa chọn ở những cơ sở cung cấp có uy tín nhằm bảo đảm chất lượng con giống.

Gà giống con đạt tiêu chuẩn là những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông mượt, lông có độ bông. Chân mập, khỏe, không cong vẹo. 

Gà H’mông thích nghi tốt với phương thức nuôi công nghiệp, theo phương thức này sẽ có tỷ lệ nuôi sống trên 90%. Gà H’mông thuộc nhóm gà địa phương có khối lượng thấp và tốc độ sinh trưởng nhanh.

Chất lượng gà H’mông nuôi theo phương thức công nghiệp nằm trong giới hạn chất lượng thịt gà nội Việt Nam nhưng giá trị nhất là thịt gà H’mông có hàm lượng sắt cao hơn so với các giống gà nội khác và có đầy đủ 8 loại axit amin thiết yếu.

Gà H'mông - Kỹ thuật nuôi đúng cách thu "lợi nhuận cao"

Chăm sóc gà H’mông

Chăm sóc gà giai đoạn 1 tháng tuổi là quan trọng nhất. Để nuôi gà con trong giai đoạn này, người nuôi cần chuẩn bị chuồng nuôi đúng kỹ thuật.

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi được đặt trong nhà có mái che đảm bảo thoáng khí, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Không bị mưa dột, gió mùa, ẩm ướt.

Nền chuồng được láng xi măng và có hệ thống thoát nước tốt. Chuồng nuôi được thiết kế cao ráo, cách miệng chuồng ít nhất 50cm để thuận tiện cho việc thu dọn chất thải.

Thành chuồng có lưới che và dễ dàng lắp đặt hệ thống điện để sưởi ấm cho gà con. Gà con mới nở chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt nên cần thắp đèn sưởi ấm cho gà.

Để chất thải của gà con không gây mùi hôi và trở thành nơi phát sinh vi khuẩn gây các bệnh trên gà và ô nhiễm môi trường, người chăn nuôi có thể sử dụng các chất độn, các chế phẩm ủ có chứa vi sinh vật có lợi.

Phòng bệnh cho gà

So với các loại gà nuôi hiện nay, gà H’mông có sức đề kháng tốt, nhưng giai đoạn đầu gà con có hệ tiêu hóa kém nên cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để  phòng bệnh cho gà, hỗ trợ gà con tăng cường khả năng miễn dịch với môi trường xung quanh.

Xem thêm  Nuôi Chim Trĩ lãi cao cần chuẩn bị những gì?

Khi tiến hành tiêm vacxin cho gà cần có tấm chắn để ngăn đôi chuồng phân loại gà đã tiêm và gà chưa tiêm nhằm tránh lẫn lộn bỏ sót cả con ảnh hưởng tới sức khỏe cả đàn về sau cũng ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi. 

Mặc dù nuôi gà H’mông theo hình thức gà thả vườn nhưng do thời gian đầu gà con còn non yếu nên cần được nuôi nhốt trong chuồng thực hiện úm gà, sưởi ấm, tiêm phòng vacxin đầy đủ/

Vệ sinh chuồng nuôi đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo gà con khỏe mạnh đủ điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Cung cấp dinh dưỡng cho gà

Thức ăn cho gà cũng là vấn đề cần được người nuôi chú trọng trong những tháng đầu tiên. Gà con được nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp chất lượng tốt, đủ độ đạm để thúc đẩy gà sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh.

1 tháng đầu gà con ăn cám công nghiệp. Từ tháng thứ 2, trộn cám công nghiệp với cám tự trộn. Nếu nuôi gà số lượng lớn có thể đầu tư máy xay cám để thao tác dễ dàng và tiện lợi hơn. Từ tháng thứ 3 trở đi, gà được nuôi bằng các loại thức ăn xanh tự nhiên trong vườn.

Việc nuôi gà bằng các loại thức ăn tự nhiên trong vườn không những có thể kiểm soát được độ an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng thịt gà mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí đầu tư thức ăn chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế. 

Gà H’mông tiêu tốn lượng thức ăn xanh nhiều hơn thức ăn tinh. Nguồn nước cần đảm bảo độ sạch cao, tránh nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn gây bệnh cho gà. 

Cắt cánh cho gà

Sau khi nuôi trong chuồng, thời điểm thả gà H’mông ra vườn các bạn cần tiến hành cắt cánh cho gà để tránh trường hợp gà bay ra khỏi chuồng quây. Từ đó việc gà ăn thức ăn bên ngoài khiến chất lượng gà không đảm bảo.

Từ đó ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ gây bệnh cao hơn. Sau khi thả vườn, cần kiểm soát lượng thức ăn để theo dõi trọng lượng gà khi xuất chuồng.

Món ăn từ gà H’mông

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gà H’Mông có thể tăng khả năng tình dục, sinh lực cho con người và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tim.

Ngày nay, gà H’Mông thường được xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng ở Hà Nội. Gà có thể được phục vụ theo nhiều cách – hấp, hầm với các loại thảo mộc, xào, và nấu trong cháo hoặc lẩu.

Xem thêm  Bí quyết chăn nuôi con LE LE để trở thành "triệu phú"

Lẩu gà H’mông

Tuy nhiên, gà nướng và lẩu là những món được hầu hết những thực khách sành ăn yêu thích. Cùng khám phá cách chế biến món lẩu gà H’Mông ngon nhất ngay sau đây.

Thành phần: dành cho 4-6 người

  • 1 con gà H’Mông 1,2-1,5kg
  • 2kg xương heo để kho
  • 2 cọng sả đập dập
  • một vài lá chanh
  • 20g nấm hương
  • 200g khoai môn, cắt miếng cỡ ngón tay
  • thảo dược: nhân sâm, táo khô, hạt sơn tra.
  • hạt mắc khén (Đây là thành phần quan trọng nhất vì nó tạo ra hương vị đặc biệt của món ăn. Chỉ có thể được tìm thấy ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.)
  • rau: rau muống, ngai ngái (sâu gỗ)
  • sa te (hỗn hợp ớt cay, gừng và cỏ chanh)

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả các thành phần.
  • Chặt gà thành miếng 3x5cm.
  • Để làm nước dùng, hãy hầm xương heo trong một giờ. Loại bỏ bọt và nêm muối.
  • Thêm sả, lá chanh, thảo dược, thơm nấm, sa te và khen mac hạt.
  • Đun sôi lại nước dùng.
  • Cho thịt gà và rau vào nước dùng; tránh nấu quá chín.

Gà H’mông nướng mật ong

Thành phần:

  • Tỏi xay nhuyễn (2-3 nhánh)
  • 1 muỗng tương ớt
  • 2 thìa rượu vang đỏ
  • 1 muỗng mật ong
  • 2 thìa gừng xay
  • 1 thìa vừng rang

Cách làm:

  • Tiến hành trộn hỗn hợp tỏi, tương ớt, rượu vang, mật ong, gừng và gia vị vừa đủ
  • Ướp gà trong hỗn hợp trộn trong khoảng 30 phút. Có thể sử dụng nilon bọc thức ăn bao kín miệng bát và cho vào tủ lạnh.
  • Đưa gà vào lò nướng, phết đều nước ướp. Trở đều 2 mặt cho chín vàng đều.
  • Sau khi nướng xong, bày ra đĩa và rắc vừng rang lên trên.

Gà H’mông rang muối

Thành phần:

  • Gà H’mông: 1kg
  • Sả
  • Lá chanh
  • Hành củ
  • Gia vị để tẩm ướp: bột canh, nước mắm, hạt nêm,…
  • Trứng gà

Cách làm:

  • Chặt gà vừa miếng. Tẩm ướp gia vị cho vừa
  • Tách lòng đỏ trứng gà rồi đánh đều. Sau đó cho gà đã chặt vào ướp cùng lòng đỏ trứng khoảng 10 phút
  • Bắc bếp đổ dầu vào cho nóng. Sau đó chiên gà cho vàng và giòn
  • Phi thơm hành củ. Sả thái nhỏ. Lá chanh thái chỉ. Sau đó đưa vào vào đảo đều rồi tắt bếp
  • Sắp gà ra đĩa, ăn nóng

Gà H’mông là loại gà quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn các kỹ thuật, các kinh nghiệm cần thiết trong quá trình nuôi gà H’mông. Chúc các bạn thành công!

Theo: Ngọc Lan

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận