Cỏ mần trầu – Loài cỏ dại có tác dụng tuyệt vời ít ai ngờ tới

Cỏ mần trầu là một cây cỏ mọc hoang thường ảnh hưởng tới các cây trồng khác. Chính vì lẽ đó ít người biết đó là một cây dược liệu quý. Cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về những tác dụng tuyệt vời của cỏ mần trầu mà bạn không thể ngờ tới qua bài viết sau đây.

Từ lâu cha ông ta đã lấy cỏ mần trầu dùng làm thuốc. Cây này dễ tìm ở mọi nơi và thu hái được quanh năm.

Nội dung

Cỏ mần trầu dùng để gội đầu

Nhắc đến mần trầu điều đầu tiên gợi nhớ tới là câu ca “Bồ kết sạch gầu, mần trầu tốt tóc”. Đã nói lên công dụng của dược liệu này trong việc bảo vệ và chăm sóc mái tóc con người.

Cỏ mần trầu có chứa nhiều acid xianhidric có vị thanh mát khiến tóc mượt mà, ống ả. Đồng thời trị rụng tóc, kích thích mọc tóc. Xưa nay dân gian thường kết hợp cùng bồ kết, có thể thêm lá bưởi, lá sả hay cả vỏ bưởi, hương nhu.

Tác dụng của cỏ mần trầu

Tạo nên nồi nước gội đầu vừa có mùi thơm vừa giúp cho tóc sạch khỏe, bóng mượt.

Cỏ mần trầu nên dùng tươi, rửa bỏ đất, bỏ phần rễ dính đất. Đun sôi cùng với nước sau đó mới cho bồ kết nướng thơm vào nấu cùng.

Gội đầu bừng nước bồ kết và cỏ mần trầu còn có tác dụng rất tốt cho những người bị rụng tóc hay tóc bạc sớm, tóc khô cứng dễ gãy.

Bên cạnh đó dân gian cũng sử dụng cỏ như một dược liệu để phòng và hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh. Cách dùng phổ biến là sắc nước uống.

Vì cỏ mần trầu có tính mát nên nước sắc của nó cũng có vị mát thanh nhẹ, dễ uống. Có thể kết hợp cùng với nhân trần hoặc rễ cây cỏ tranh cũng rất tốt.

Trong trường hợp nổi ngứa, rôm sẩy có thể dùng nước uống hàng ngày. Đặc biệt có thể giã cỏ tươi vắt lấy nước uống. Nếu dùng lâu dài thì có thể phơi khô cất trong túi bóng.

co man trau

Không chỉ Việt Nam mà cỏ mần trầu cũng được sử dụng ở nhiều nơi khác trên thế giới

Một số bài thuốc dùng cỏ mần trầu:

Sỏi thận, sỏi tiết niêu, viêm bàng quang

Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào. Mỗi vị hai mươi mg nấu cùng 0,4 lít nước sắc uống trong ngày.

Cỏ mần trầu dùng trong các trường hợp bí tiểu, đi tiểu khó. Đi tiểu đục, đỏ. Tất nhiên không dùng chỉ nó mà phối hợp với các vị thuốc thẩm thấp như trạch tả, mộc thông hoặc sa tiền,… để tăng tác dụng của mần trầu lên.

Cao huyết áp

Dùng cây tươi 0,5 kg, rửa sạch. Giã nát xong thêm nước và vắt lấy nước cốt vừa đủ một bát.

Sốt cao, co giật, hôn mê

Cỏ mần trầu tươi dùng 1 lạng. Sắc với 0,6 lít nước, sắc còn 0,4 lít, thêm lượng nhỏ muối, chia ra uống trong vòng nửa ngày.

Xem thêm  Những tác dụng và kiêng kị bạn nhất định phải biết về rau răm!

Người ta dùng trong trường hợp chữa sốt cho trẻ con:

Trong bài cơ bản có gừng tươi, rễ má, rau mơ, cỏ nhọ nồi. Bao giờ cũng có thêm cỏ mần trầu vì có tác dụng hạ nhiệt.

Lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc

Lấy cỏ bốn mươi gam, sắc với 0,2 lít nước, dùng mỗi ngày một lần. Có thể sắc chung thêm hai mươi gam rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày

Trị phong, ghẻ lở, mẩn ngứa

Dùng cỏ tươi, rửa sạch, làm nát. Vắt kiệt lấy nước để uống. Ngày dùng hai đến ba lần

tri man ngua

Viêm thận cấp, mãn tính

Cỏ mần trầu bốn mươi gam, cây tầm gửi bốn mươi gam, râu mèo hai mươi gam. Kim tiền thảo hai mươi gam, cỏ xước hai mươi gam sắc uống mỗi ngày trong vòng một tháng.

Lợi ích sức khỏe của cỏ mần trầu

Một số lợi ích sức khỏe của mần trầu là:

Chống ung thư

Cỏ mần trầu có các đặc tính chống ung thư và chống oxy hóa. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Nó có hiệu quả loại bỏ khối u và u nang buồng trứng.

Uống nước hãm từ cỏ thường xuyên vào buổi sáng. Hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối sẽ làm giảm tỷ lệ mắc u nang.

Người ta nhận thấy rằng dịch chiết xuất từ ​​cỏ thực hiện ức chế chọn lọc sự phát triển của tế bào ung thư phổi và ung thư cổ tử cung ở người.

Bệnh thận và lợi tiểu

Cỏ mần trầu có tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp thúc đẩy lưu thông lượng nước trong cơ thể. Giúp loại bỏ độc tố và các tác nhân gây hại khác thông qua nước tiểu. Hạn chế xảy ra các vấn đề về thận.

Làm lành vết thương, trị viêm khớp và nhiễm ký sinh trùng

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi có thể được ngăn ngừa khi dùng cỏ mần trầu.

Trộn hỗn hợp cỏ trầu và dừa nạo rồi hơ nóng, dùng băng lại trên vùng bị đau.

Cỏ mần trầu cũng được sử dụng để cầm máu vết thương.

Vì mần trầu có đặc tính nhuận tràng mạnh. Dùng một hoặc hai ly trà cỏ mần trầu sẽ giúp loại bỏ giun và các ký sinh trùng khác trong cơ thể.

co goi dau

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Theo một nghiên cứu được trích dẫn trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Thuốc Quốc tế. Chiết xuất ethanol của cỏ mần trầu cho thấy các đặc tính chống tiểu đường tích cực, làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Uống trà hoa mần trầu thường xuyên có thể giúp bạn thoát khỏi các vấn đề về tiểu đường. Nước lá và thân đun sôi giúp cân bằng cơ thể và giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Xem thêm  Tác dụng của lá đinh lăng - Cách trồng đinh lăng "siêu đơn giản"

Chống oxy hóa và ngăn gàu và tóc rụng.

Cỏ mần trầu giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa.

Một nghiên cứu về tổn thương gan do carbon tetrachloride gây ra ở chuột cho thấy tác dụng bảo vệ gan của cỏ mần trầu là do đặc tính chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do.

Ngoài ra, một công thức từ lá và thân băm nhỏ trộn với dầu dừa giúp ngăn gàu và rụng tóc, thúc đẩy mọc tóc.

Loại cây này cũng có tác dụng chữa các bệnh khác như ho ra máu. Các vấn đề về gan, rối loạn bàng quang, sốt rét, vàng da, động kinh và vô sinh ở phụ nữ.

Đặc điểm của cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu còn có tên khoa học là Eleusine indica, là một loài cỏ thuộc họ Poaceae. Nó là một loại cỏ nhỏ hàng năm, phân bố trên khắp các khu vực ấm đến khoảng vĩ độ 50 độ. 

Hạt có thể ăn được và cũng được dùng làm thức ăn khi đói nhưng sản lượng thấp. Cỏ mọc tốt ở trên nhiều loại đất và dưới ánh nắng mặt trời.

co man trau

Cỏ mần trầu có thể mọc cao từ 15 cm cho tới 1 mét. 

Các lá mọc về phía gốc thân có màu sáng, xanh và dẹt. Phiến lá có chiều ngang 8 mm và dài 20 – 25 cm, chủ yếu là màu sáng bóng, màu xanh lục từ trung bình đến đậm, có khía. 

Các mép trên phiến lá có lông thưa. Các bẹ lá quấn quanh thân cây hình dẹt và không chặt. Bề mặt bẹ lá màu từ trắng đến xanh vừa, bóng và có gân dọc. 

Một thân cây có chùm từ 2 đến 8 cành hoa trên đỉnh của thân. Có 1 – 2 cành hoa mọc lẻ ở vị trí thấp hơn trên cuống. 

Các cành hoa thẳng hoặc hơi cong, lan rộng, dài từ 5 đến 15 cm. Tất cả các cành hoa đều có hai hàng xếp chi chít những bông hoa. 

Những bông hoa còn non có màu xanh lục nhạt và chuyển thành màu trắng bạc đến đỏ bạc vào thời kỳ nở hoa.

Hoa nở đa số vào mùa hè và một số cây có thể nở vào đầu mùa thu. Khoảng tháng năm tới tháng mười một.

Sau khi nở, hoa chuyển sang màu nâu. Quả hình tròn có hạt dài từ 1 đến 1,5 mm, hình trứng, màu nâu sẫm, dẹt với kết cấu thô.

Lịch sử

Cỏ mần trầu vốn có ở châu Âu và Á. Nó đã là một loại cỏ gây hại trong nhiều thập kỷ trên các vùng trồng cây và cho tới tận bây giờ. 

Có thể dễ dàng tìm thấy mần trầu trong các vườn cây ăn quả, đồng cỏ, ruộng, bãi rác và ven đường. Cỏ phát triển mạnh và đã ghi nhân một số trường hợp phát triển kháng thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, nên diệt cỏ mần trầu bằng các biện pháp thân thiện môi trường.

Kinh nghiệm sử dụng cỏ mần trầu trên thế giới

co man trau
  • Ở Việt Nam và Ấn Độ, nó được sử dụng để điều trị các vấn đề về gan.
  • Trong y học cổ truyền Việt Nam, hỗn hợp thảo dược của nhiều loại cây khác nhau được dùng để chữa bệnh cúm, bệnh gan và thiểu niệu.
  • Cây này được sử dụng để chữa bệnh sốt rét, sốt và nước tiểu vàng.
  • Ở Malaysia, nước ép lá được kê cho phụ nữ sau khi sinh để thải độc nhau thai.
  • Nước sắc của lá được sử dụng ở Sumatra như thuốc tẩy giun sán.
  • Ở Kampuchea, rễ được dùng để chữa sốt và các chứng bệnh về gan.
  • Hỗn hợp cây gogo và cây cỏ mần trầu được sử dụng để loại bỏ gàu và cũng để ngăn ngừa rụng tóc.
  • Nước sắc của cây được dùng ở Ấn Độ cho bệnh kiết lỵ và ho ra máu.
  • Thuốc đắp từ lá được sử dụng cho vết thương và bong gân.
  • Nước sắc từ rễ giúp hạ sốt.
  • Nước sắc của cây được sử dụng để giảm căng cơ bụng và cũng được dùng đắp lên vết thương để cầm máu ở Guyana.
  • Nước sắc của cỏ được sử dụng như một loại thuốc dùng cho các rối loạn bàng quang.
  • Nước sắc được chế biến từ hạt được kê cho trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da đen ở Venezuela.
  • Nước sắc của cây được dùng để chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và co thắt cơ ở Colombia.
Xem thêm  Công dụng Lá Mật Gấu trong điều trị bệnh!

Tác dụng tuyệt vời của cỏ mần trầu

  • Ở Tobago và Trinidad, cây được sử dụng để điều trị các vấn đề về thận.
  • Ở Madagascar, cây được đun sôi và dùng để chữa bong gân.
  • Ở Congo, nước sắc được chế biến từ toàn cây được sử dụng để điều trị nhiễm trùng niệu sinh dục.
  • Sử dụng thuốc đắp để điều trị các vấn đề về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến, vết xước và vết đứt nhỏ.
  • Đối với bệnh tiêu chảy, đun sôi 20 g rễ đã rửa sạch trong 1 lít nước trong khoảng 5 phút. Lọc nó trong một hộp và uống nó như trà bốn lần trong một ngày.
  • Đối với các cơn đau nhức cơ thể và bong gân, hãy đắp hỗn hợp lá đã giã nóng lên các vùng bị ảnh hưởng. Thay mới sau mỗi bốn giờ.
  • Đối với vấn đề rụng tóc và gàu, kết hợp lá, thân băm nhỏ trong dầu dừa, để trong 15 phút. Thoa hỗn hợp dầu này lên da đầu và để trong 30 phút sau đó gội đầu.
  • Nước sắc được chế biến từ rễ được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở Malaysia. Lá có tác dụng chữa tăng huyết áp.

Là một loại cỏ dại đồng thời là nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên thành phần các chất hóa học và các tác dụng của cỏ mần trầu vân chưa được khám phá hết. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức sử dụng cỏ mần trầu để làm thuốc hay gội đầu. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận