Cách trồng bầu hồ lô sai trĩu giàn siêu đơn giản

Bầu hồ lô không chỉ cung cấp loại thực phẩm xanh cho gia đình mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy nhờ hình dáng đặc biệt của nó. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về loài cây này cũng như cách trồng bầu hồ lô nhé!

Nội dung

Tổng quan thực vật về bầu hồ lô

Bầu hồ lô hay còn gọi là bầu chai, bầu eo, tên tiếng Anh là Bottle Gourd, danh pháp khoa học là Lagenari vugaris. Bầu hồ lô được cho là có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới. Bầu được thuần hóa và trồng trọt từ thời cổ đại chủ yếu để lấy quả.

Bầu hồ lô ngày nay được trồng rộng rãi ở khắp các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cây có thể phát triển dài đến 5 m và có bộ rễ chùm ăn nông và lan rộng. Bầu là loài dễ trồng và có sức sống mãnh liệt.

Cụ thể hơn về thực vật, bầu hồ lô thuộc họ Bầu bí nói chung. Giống như bầu sao, Bầu hồ lô có thân thảo, mọc leo, có tua cuốn. Lá mọc so le, cuống lá dài 2,5–12,5 cm, phiến rộng hình trứng đến hình quả thận. Hoa đơn tính, mọc đơn độc ở nách lá.

Quả mọng kích thước rất đa dạng. Hình dạng giống như tên gọi có hình như bình hồ lô. Tuy nhiên hình dạng cũng có thể thay đổi từ hình cầu đến thuôn dài. Lúc non có màu trắng hơi xanh đến xanh đậm, đôi khi có lốm đốm trắng.

Quả bầu hồ lô

Khi già hoặc phơi khô quả có màu nâu. Vỏ quả cứng, bền, thịt màu trắng và mềm, nhiều hạt. Hạt thuôn dài, dẹt, dài tới 2 cm, đôi khi hình thoi, màu trắng đến hơi nâu.

Cách trồng bầu hồ lô

Thời điểm trồng

Bầu hồ lô ưa thích khí hậu nhiệt đới, đặc biệt phù hợp với Việt Nam. Nhiệt độ trung bình tốt nhất cho sự phát triển của bầu hồ lô là từ 19 – 27 oC. Sự phát triển giảm sút đáng kể khi nhiệt độ giảm xuống dưới 15 °C hoặc trên 35 °C. Nó cũng không chịu được sương giá.

Bầu hồ lô ưa thích độ ẩm. Khi đất quá khô hoặc hạn hán có thể dẫn đến hiện tượng rụng hoa và quả. Mặc dù nó cũng có thể trồng nhiều thời điểm khác nhau trong năm như đậu bắp, nhưng do những đặc điểm trên mà nó nên được gieo trồng vào đầu hè, quả thường được thu hái vào mùa thu để đạt năng suất cao nhất.

Chuẩn bị đất và tạo giàn

Đất trồng bầu hồ lô

Bầu hồ lô ưa đất thoát nước tốt, ẩm, giàu hữu cơ. Bạn nên trộn đất với một phân hữu cơ để giúp cây phát triển tốt hơn. Bầu cũng cần nhiều độ ẩm trong mùa sinh trưởng và một vị trí ấm áp, nhiều nắng, tránh gió.

Bầu hồ lô cũng có thể trồng ở chậu hoặc xốp. Do bản chất rễ không ăn sâu nên chậu xốp không cần quá to. Kích thước chậu từ 30-40 cm là có thể trồng bầu tốt. Bạn cũng có thể tận dụng sân trước nhà để cho bầu leo vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo bóng mát cho nhà.

Xem thêm  Cách trồng Khoai Tây cho vụ mùa bội thu

Nếu trồng tại sân thượng, bạn nên cắm các cọc cho bầu leo. Giá đỡ có thể là các cây gỗ, hoặc cột sắt, bê tông được cột thêm dây sắt ngang. Bầu có thể đạt chiều dài tới 9m nên các cột cần được buộc chắc chắn để tránh gió làm đổ gây hỏng cây.

Gieo hạt

Bầu hồ lô phần lớn được trồng từ hạt. Các gói hạt giống bầu hồ lô thường có khá sẵn tại các cửa hàng hạt giống hoặc bán tại các trang thương mại điện tử. Giá của một gói hạt cũng không quá đắt vào khoảng 10 – 20k/ gói có khoảng 10 hạt.

Hạt giống đều được làm khá khô do đó bạn nên ngâm nước ấm khoảng 30-40 oC sau đó ủ khoảng 1 ngày như một động thái kích thích. Việc này sẽ giúp bầu nảy mầm tốt và đều hơn. Tuy nhiên không ủ quá lâu để hạt ra rễ khi trồng sẽ dễ bị đứt rễ.

Cách chăm sóc bầu hồ lô

Giai đoạn phát triển cây

Giai đoạn dây leo bắt đầu từ 2-3 tuần sau gieo trồng. Giai đoạn này bầu hồ lô sẽ phát triển nhanh chóng với nhiều nhánh và tua cuốn. Để cây ra nhiều nhanh cho năng suất tốt hơn thì khi cây dài khoảng 1m ta có thể bấm ngọn để cây tạo nhiều ngọn mới hơn.

Giai đoạn hồ lô đang phát triển

Trong giai đoạn này bạn cần chú ý xem cây nào có dấu hiệu kém phát triển, hoặc sâu thì cần được loại bỏ. Chỉ nên để từ 1-2 cây cho mỗi gốc.

Mặc dù bầu hồ lô có nhiều tua cuốn có thể tự leo lên giàn, nhưng bạn cũng nên chú ý có thể định hướng, buộc cây leo theo ý muốn tránh trường hợp chúng không leo lên giàn.

Nước cũng nên được cung cấp đầy đủ trong giai đoạn phát triển này. Bầu hồ lô khá nhạy cảm với tình trạng thiếu nước khi đang phát triển cây. Thiếu nước có thể khiến cây kém phát triển hoặc thậm chí héo và chết.

Giai đoạn ra hoa, đậu quả

Hoa bầu hồ lô

Bầu sẽ tăng trưởng chậm lại khi bắt đầu ra hoa. Hoa đực xuất hiện 8–18 tuần sau khi trồng. hoa cái chậm hơn hoa đực sau 2–4 tuần. Thời kỳ ra hoa của cây cái kéo dài 3-12 tuần tùy thuộc vào giống cây trồng và điều kiện môi trường.

Hoa thường nở vào buổi tối và tàn sau khoảng 8–20 giờ. Bầu hồ lô có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ ong, côn trùng. Hoa đực nhiều hơn hoa cái nhiều, tỷ lệ hoa đực và hoa cái xấp xỉ 9: 1. Để tăng tỉ lệ đậu quả bạn có thể hỗ trợ thụ phấn nhân tạo giúp cây.

Xem thêm  Trồng ớt trong chậu ''cực đơn giản'' và tiết kiệm nhất

Trong giai đoạn này, lượng nước có thể giảm xuống so với giai đoạn phát triển cây. Tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo cây không quá khô. Giàn bầu cũng nên được làm thông thoáng. Các quả nhỏ, kẹ, dấu hiệu kém phát triển nên được tỉa bớt, tránh cây quá sức.

Cỏ nên được loại bỏ ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây. Xới hoặc nhổ là các loại biện pháp ưu tiên để loại bỏ cỏ quanh gốc bầu. Mặc dù có thể dùng thuốc trừ cỏ, nhưng những loại thuốc này thường khá độc và ảnh hưởng tới bầu.

Quả bầu lúc nhỏ

Thu hoạch

Quả bầu hồ lô đầu tiên có thể thu hoạch trong vòng khoảng hai tháng kể từ khi gieo trồng. Thậm chí có thể sớm hơn nếu cây được chăm sóc tốt. Việc hái liên tục các quả non sẽ kéo dài thời gian cây trồng.

Với việc sử dụng bầu như một loại rau thì nên hái quả non lúc còn non. Mỗi cây bầu có thể cho tới 20 quả. Quả tốt nhất được thu hoạch bằng dao sắc, để lại khoảng 5 cm cuống trên quả.

Để lấy hạt bầu, quả được thu hoạch khi chín hoàn toàn. Quả chín khi vỏ cứng lại và lớp bên ngoài và bên trong bắt đầu chuyển sang màu vàng. Có thể xác định giai đoạn này bằng cách cào mỏng quả để lộ phần vàng bên trong. 

Để để lấy quả như một vật phong thủy hoặc sử dụng làm vật chứa, trái cây nên để trên giàn cho tới khi cây hết vụ. Bầu hồ lô thường sẽ khô cũng cây, khi đó bạn chỉ cần cắt xuống và loại bỏ phần ruột bên trong.

Các lưu ý trong cách trồng bầu hồ lô

Các loại sâu bệnh có thể gặp

Mặc dù không dễ bị bệnh nhưng bầu hồ lô vẫn có thể gặp các bệnh như bệnh thán thư, bệnh phấn trắng. Bạn nên chú ý và sử dụng một số loại thuốc được bán khá phổ biến trên thị trường như thuốc sinh học Agrilife 100SL, Ridomil Gold 68WG để loại bỏ bệnh.

Ngoài ra, bầu hồ lô có thể gặp một số loại sâu ăn lá, bọ cánh cứng ảnh thường tới sự phát triển cây. Với các loại sâu này bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng khi thăm bầu hồ lô vào buổi tối hoặc bằng các loại thuốc trừ sâu sinh học như Actimax

Chế độ phân bón

Bầu hồ lô ưa thích dinh dưỡng. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ nên được bón nhiều. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân hóa học như NPK 10–10–20.

Các loại phân bón qua lá cũng có thể sử dụng giúp bầu phát triển và cho nhiều quả hơn như HVP 401N hoặc Boom Flower N. Phân bón nên dừng trước ngày thu hoạch ít nhất từ 7 tới 10 ngày.

Sử dụng bầu hồ lô

Quả bầu hồ lô được dùng làm rau khi còn non. Chúng có thể được luộc, hấp chấm mắm vừa thanh mát lại rất ngon. Ngoài ra chúng có thể chiên, nấu canh, hầm với xương. Bầu hồ lô có vị khá ngọt đến hơi đắng nhẹ.

Xem thêm  Trồng nấm rơm trên mùn cưa - Xu hướng mới hiệu quả cao
Bầu hồ lô kho tiêu
Bầu hồ lô kho tiêu

Ngoài ra, bầu hồ lô còn có thể sử dụng nhiều phần khác như chồi non và nụ hoa của đôi khi được dùng làm rau xanh. Tuy nhiên chúng thường có vị khá đắng nên ít được sử dụng phổ biến. Dầu từ hạt cũng được đã được sử dụng làm dầu ăn ở Châu Phi.

Nhờ hình dạng đặc biệt của nó mà quả khô được sử dụng làm đồ đựng và đồ dùng ở nhiều nơi. Bầu được sử dụng để đựng nước uống, sữa tươi thậm chí bia và rượu. Ngoài ra ông cha ta còn dùng nó để đựng mật ong, bơ sữa, mỡ động vật, muối, nước hoa, dược liệu, hạt giống cây trồng.

Không những thế bầu hồ lô còn có tác dụng trong y học. Siro làm từ quả xanh được sử dụng để điều trị các rối loạn phế quản như ho và hen suyễn. Các công dụng chữa bệnh khác nhau của lá, quả và hạt đã được ghi nhận từ các quốc gia khác nhau.

Theo y học dân gian, bầu hồ lô được sử dụng như thuốc tẩy giun sán, tẩy xổ và thậm chí là thuốc chữa đau đầu. Cũng có nhiều nghiên cứu hiện đại về loài cây này. Các nghiên cứu cho thấy bầu hồ lô có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống oxi hóa, bảo vệ gan, giảm đau chống viêm,..

Ý nghĩa phong thủy

Phong thủy bầu hồ lô

Trong xã hội ngày nay rất nhiều người quan tâm tới các loại cây phong thủy theo tuổi nhưng bầu hồ lô được xem là loại cây phong thủy bất kể độ tuổi. Bầu hồ lô với hình dạng đặc biệt nên được coi là tượng trưng cho sức khỏe, tiền tài và phú quý cho mọi gia đình.

Với hình dạng miệng nhỏ và bụng to bầu hồ lô được cho là thu hút tiền tài may mắn, tiền vào. Miệng nhỏ tượng trưng cho việc khó thất thoát, nắm bắt đúng cơ hội, giúp gia chủ tài lộc thăng tiến.

Ông Thọ là một trong các vị thần luôn mang theo mình quả hồ lô đựng nước. Ông cũng là biểu tượng của trường sinh bất tử do đó bầu hồ lô còn biểu tượng cho trường thọ. Miệng bầu hút tà khí, giúp trẻ con bớt quấy khóc, người già ít bệnh tật.

Ngoài ra bầu hồ lô còn là loại cây giản dị, sức sống bền bỉ, gắn bó với con người hàng nghìn năm nay. Do đó nó còn để gửi gắm những tâm tư của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nuoitrong.vn hy vọng rằng với những chia sẻ về cách trồng bầu hồ lô này có thể giúp bạn có giàn bầu sai trĩu quả.

Theo: Biển Lặng

4.7/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận