Mẹo trồng Lan Cẩm cù và nhân giống chúng cực hiệu quả

Lan Cẩm cù hay còn có tên gọi khác là lan sao, lan cầu lông, lan cau,… Tên trong tiếng anh thường gọi là lucky heart. Nó không chỉ là một loài lan có hoa đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa. Hãy cũng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về cây này cũng như cách trồng lan cẩm cù nhé.

Nội dung

Tổng quan

Nguồn gốc

Lan Cẩm cù có danh pháp khoa học là Hoya carnosa. Dù có tên lan như lan hồ điệp, lan hài, lan Đai Châu nhưng Cẩm cù lại thuộc một họ khác là họ Thiên lý.

Lan Cẩm cù có thân thảo, chúng được cho là có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Chúng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1810, hiện nay chúng có rất nhiều loại và phân bố khắp thế giới.

Điển hình phải kể đến đó là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Campuchia, Nhật Bản, Lào, Việt Nam.

Thực vật

Lá của lan cũng thay đổi tùy theo môi trường sống từ mỏng tới mọng nước. Lá của chúng thường có xu hướng đơn giản không có răng cưa. Nhiều loại có lớp sắp mỏng bao trên bề mặt lá.

Rễ lan cẩm cù mọc từ thân

Thân lan cẩm cù thường có màu từ trắng vàng tới nâu. Dọc theo thân cây, bạn có thể sẽ nhin thấy những chiếc rễ mọc ra. Nếu bạn cung cấp độ ẩm cao hơn các rễ này có khuynh hướng thường mọc ra dài hơn và bắt đầu bám vào một số bề mặt nhất định.

Hoa thường mọc ở nách lá và mọc thành chùm gồm nhiều bông hoa có khi lên tới gần một trăm bông. Chúng thường nở khá đều tạo thành hình gần cầu hoặc hình trái tim trông rất đẹp. Mỗi bông hoa có năm cánh hình sao nổi bật nhị khác màu ở giữa.

Chúng có nhiều màu từ trắng, vàng, cam,.. Không có gì lạ khi một chùm hoa có thể có nhiều bông hoa khác màu. Lan cẩm cù có mùi thơm nhẹ và thoang thoảng giống như lan quân tử. Hoa của chúng lâu tàn có thể nở trung bình từ 10-15 ngày.

Thân lan phát triển

Cách trồng lan cẩm cù

Điều kiện trồng

Lan cẩm cù có khá nhiều loại và có điều kiện sống khác nhau. Bạn thường có thể suy ra môi trường sống của từng loại Lan Cẩm cù bằng cách nhìn vào những chiếc lá.

Những chiếc lá mỏng, sẫm màu và khá to thường là cây đã quen với môi trường ẩm ướt và bóng râm.

Trong khi những chiếc lá dày, mọng nước, màu sáng hơn thường là loại cần nhiều ánh nắng mặt trời hơn. Chúng cũng có thể chịu được mức độ khô hạn cao hơn. Nhưng nhìn chung Cẩm cù cần một số điều kiện sau đây để phát triển.

Ánh sáng

Bản chất của Lan cẩm cù là loại biểu sinh mọc dưới tán cây của những cây khác. Nên đây là loại thích hợp trồng trong nhà. Chúng thích bóng râm, tuy nhiên vẫn cần ánh sáng để quang hợp.

Xem thêm  Cách chăm sóc Lan phi điệp có thực sự "khó"

Không nên đặt cây dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Việc này sẽ làm cây bị cháy và chết. Tại các vườn lan lớn hay các vườn cây cảnh, Cẩm cù thường được đặt dưới vải che bóng khoảng 50-80%.

Nếu bạn trồng trong nhà, nên đặt chúng gần cửa sổ, ban công có hướng Đông hoặc Tây để chúng có thể lấy ánh sáng lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Nếu các cửa sở, ban công có hướng Bắc thì nên bổ sung đèn chiếu cho cây hoặc đổi chỗ để chúng có thể tiếp xúc được với ánh sáng.

Độ ẩm

Loại cây này sống tốt ở độ ẩm vừa phải đến cao và phát triển tốt ở độ ẩm bình thường trong nhà. Tuy nhiên bạn cần giữ cây cách xa điều hòa một chút.

Nếu bạn nhận thấy cây của bạn có vẻ bị ảnh hưởng bởi không khí khô, bạn có thể tăng độ ẩm xung quanh cây bằng cách dùng máy tạo ẩm hay phun sương.

Nhiệt độ

Lan Cẩm cù một loại cây nhiệt đới nên chúng có thể chịu được nhiệt độ khá nóng và rất thích hợp với cuộc sống trong nhà ở Việt Nam nơi có điều kiện ấm áp. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy thoải mái với nhiệt độ trong nhà lan Cẩm cù cũng sẽ thoải mái.

Nhiệt độ lý tưởng để lan phát triển sẽ khác nhau tùy thuộc vào giống lan. Nhưng hầu hết chúng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 oC tới 30 oC. Nếu bạn ở miền Bắc nơi có mùa đông lạnh thì cần chú ý che chắn, hoặc di chuyển cây tới vị trí ấm áp hơn.

Trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 15 °C, Lan Cẩm cù rất dễ bị rụng lá. Bạn nên để cây tránh xa những nơi có gió lạnh như dưới điều hòa và tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Chuẩn bị giá thể, chất nền

Giá thể

Hầu hết các loại chậu đều có thể trồng được Lan Cẩm cù, chỉ cần chúng thoát nước tốt. Tuy nhiên các loại chậu đất nung được khuyên dùng nhiều hơn vì chúng dễ dàng loại bỏ nước khỏi chất nền.

Bạn không cần thay chậu quá thường xuyên. Các chuyên gia cây cảnh khuyên rằng mỗi 2 tới 3 năm bạn nên thay giá thể và chất nền là tốt nhất cho sự phát triển của lan.

Chậu trồng lan

Chất nền

Lan cẩm cù không cần nhiều chất nền. Chúng có thể được gắn vào giá thể gỗ và treo vào trước sân nhà, dưới bóng cây. Ở nước ta phổ biến loại chất nền được trộn từ xơ dừa, than củi, trùn quế.

Các chất nền cần thông thoáng. Lan Cẩm cù yêu thích sự khô ngắt quãng. Nếu lúc nào cũng ẩm ướt, chúng rất dễ bị thối rữa. Nhưng nếu chúng không nhận đủ nước thì lan sẽ kém phát triển và có thể chết.

Nhân giống Lan cẩm cù

Nhân giống từ cành

Thông thường, nhân giống Lan cẩm cù được thực hiện bằng cách giâm cành vì đây là những lựa chọn mang lại tỉ lệ thành công cao nhất. Để nhân giống từ thân, hãy chọn những cây mẹ khoẻ mạnh đã già và không có dấu hiệu vàng, sâu bệnh.

Xem thêm  Cách trồng hoa hồng tú cầu siêu đơn giản
Cắt cành

Dùng dao hoặc kéo sắc cắt thân lan theo hình hơi vát. Bạn cần cắt thân lan dứt khoát, tránh cắt nhiều lần khiến cây dập nát khó phát triển. Các đoạn cắt ra nên có độ dài khoảng 10 cm và có vài cặp lá.

Bạn nên loại bỏ hầu hết các lá, có thể để lại 2 lá trên cùng để cây có thể phát triển tốt nhất. Sau đó bạn nên ngâm một đầu thường là đầu gần gốc già hơn thuốc kích rễ. Việc này giúp cây ra rễ và phát triển nhanh hơn, nhưng cũng có thể bỏ qua đoạn này.

Nhân giống
Nhân giống từ cành

Nếu bạn nhân giống trong nước, hãy đảm bảo rằng một nửa thân cây ngập trong nước và một nửa nhô ra ngoài. Đặt lan ở nơi có ánh sáng sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ ấm áp. Thay nước khi thấy vẩn đục trong chậu.

Rễ mới sẽ xuất hiện trong vòng vài tuần, lúc đó bạn có thể lấy đoạn cây giống ra khỏi nước và giâm chúng vào chậu nhỏ với hỗn hợp đất thoát nước tốt. Tiếp tục chăm sóc cây với nước tưới đều đặn và ánh sáng gián tiếp.

Việc nhân giống trong nước đặc biệt thú vị vì bạn có thể quan sát rễ xuất hiện và phát triển. Đồng thời bạn có thể dễ dàng nhận ra khi nào chúng có đủ rễ để có thể trồng nó vào một chậu mới.

Bạn cũng có thể nhân giống trực tiếp vào đất. Việc nhân giống kiểu này cũng thành công và rất phổ biến. Hỗn hợp đất giâm cây cũng gần giống như đất trồng cây trưởng thành. Hỗn hợp nên có độ ẩm và thoát nước tốt.

Dùng ngón tay út hoặc đầu cùn của bút chì tạo một lỗ ở giữa để cành giâm của bạn có thể dựng đứng.

Mặc dù bạn sẽ không thể nhìn thấy rễ hình thành, nhưng bạn có thể kiểm tra sau vài tuần bằng cách giật nhẹ thân cây. Nếu lan ra ngay thì nghĩa là nó chưa sẵn sàng để trồng trong chậu.

Nhưng nếu bạn cảm thấy có cản trở khi đó thì có nghĩa là rễ đã mọc đủ để có thể trồng nó vào một chậu lâu dài hơn.

Nhân giống theo kiểu phân lớp

Một phương pháp nhân giống hiệu quả khác nữa từ cây mẹ mà hay được gọi là phân lớp. Để nhân giống bằng này, bạn chọn một thân mẹ lan dài, và đã già.

Sau đó, đặt một chậu mới cạnh chậu mẹ cắm nó vào một chậu mới chứa đầy đất trong khi nó vẫn còn bám vào cây mẹ. Rễ sẽ bắt đầu hình thành dọc theo mặt của thân nơi nó gặp đất.

Phương pháp có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc nhân giống bằng giâm cành. Sau khi đủ rễ đã hình thành dọc theo thân cây, bạn có thể cắt nó khỏi cây mẹ và chăm sóc nó phát triển thành một cây lan cẩm cù mới.

Xem thêm  Chăm sóc cây trầu bà có thật sự "đơn giản" như lời đồn?

Nhân giống từ lá và hạt

Giâm lá và hạt cũng có thể được sử dụng để nhân giống Lan Cẩm cù. Nhưng những cách này thường kém thành công và tốn nhiều thời gian hơn.

Hạt giống lan thường không ổn định, vì vậy bạn sẽ khó biết chính xác loại lan đang trồng. Nhiều loại hạt thường khó sống, vì vậy bạn nên phải gieo nhiều hạt trong cùng một chậu.

Nhân giống bằng lá cũng không phổ biến vì nó thường mất nhiều thời gian để phát triển thành cây. Bằng cách này ta có thể nhân giống được nhiều. Tuy nhiên việc phát triển cây từ lá cũng khá khó khăn và không đảm bảo tất cả đều phát triển thành cây.

Cách chăm sóc lan cẩm cù

Tưới nước

Thông thường, bạn nên tưới cho lan mỗi tuần một lần trong mùa sinh trưởng, vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu và mùa đông thì chỉ cần một lần cho hai tuần.

Việc tưới nước còn tùy thuộc vào kích thước của cây và điều kiện sống của nó, vì vậy hãy luôn kiểm tra độ ẩm trước khi tưới cây.

Giống như hầu hết các loại cây trồng ưa bóng râm, Lan Cẩm cù rất dễ bị thối rễ. Vì vậy cây ở trong tình trạng khô thoáng luôn tốt hơn điều kiện nước ngập.

Không tưới quá nhiều nước, đảm bảo rằng nước không đọng lại trên bề mặt đất. Trong môi trường sống tự nhiên, Lan Cẩm cù sống trong điều kiện ít nước, vì vậy hãy tái tạo điều này khi trồng lan tại nhà để cây có thể phát triển tốt nhất.

Hoa Lan Cẩm cù đang nở

Cắt tỉa

Lan Cẩm cù phát triển khá chậm do đó ít khi cần cắt tỉa. Nếu Lan có lá bị chết, hư hỏng hoặc bị bệnh, bạn nên loại bỏ chúng để giữ cho cây trông đẹp nhất.

Cắt tỉa quá nhiều hoặc loại bỏ các bộ phận quan trọng của cây có thể làm cây kém phát triển. Do đó bạn nên thật thật trọng khi tỉa cây.

Lan cẩm cù nhìn từ dưới lên

Phân bón

Lan Cẩm cù không cần nhiều phân bón. Nhưng chúng sẽ phát triển tốt khi được bổ sung phân có hàm lượng nitơ cao trong suốt thời kỳ phát triển vào mùa xuân và mùa hè.

Khi cây đạt kích thước trưởng thành chuẩn bị ra hoa bạn có thể chuyển sang một loại phân bón khác có hàm lượng phốt pho cao.

Vào mùa thu và mùa đông, cây gần như không hoạt động và cần nghỉ ngơi. Vì vậy bạn không nên cho cây ăn trong thời gian này.

Với những chia sẻ trên đây nuoitrong.vn hy vọng bạn có thể trồng cho mình những giỏ Ln Cẩm cù siêu đẹp. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận