Cách trồng nấm mối đen đơn giản mà hiệu quả nhất!

Nấm mối là loại nấm được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Loài này gồm 2 loại: nấm mối trắng và nấm mối đen. Nấm mối trắng là loại mọc tự nhiên. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến đặc điểm, cách trồng nấm mối đen.

Nội dung

Những điều cần biết về nấm mối

Nấm mối đen là gì?

Nấm mối đen (còn gọi là nấm Rễ sâu) có tên khoa học là Xerula radicata sinh trưởng và được nuôi trồng phổ biến vùng đông nam bộ và miền tây của Việt Nam.

Khác với nấm trắng, loại nấm này phải được nuôi dưỡng trong những điều kiện môi trường nhất định thì mới thu được sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Đặc điểm của nấm mối đen

Để không bị nhầm lẫn với những loại nấm khác, các bạn có thể nhận biết nấm mối đen thông qua những đặc điểm sau:

  • Đến giai đoạn trưởng thành, một cây nấm sẽ có chiều dài khoảng từ 10 đến 15cm
  • Thân nấm mềm, có hình trụ, màu hơi đen. Thân nấm không quá to. Kích thước trung bình từ 0.5 – 1cm
  • Thịt nấm bên trong màu trắng.
  • Mũ nấm không xòe rộng ra mà cụp lại.
  • Do có hệ thống rễ dài và cắm sâu xuống mặt đất nên nấm mối đen còn được gọi là nấm Rễ sâu.

Nấm mối đen là một loại ưa ẩm như bao loại nấm khác. Nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp là từ 24 – 32oC. Mùi vị của nấm này được đánh giá là ngọt thơm hơn hẳn loại nấm trắng thông thường.

Thành phần dinh dưỡng cơ bản của nấm mối đen

Nếu so sánh với nấm mối trắng, nấm mối đen có chứa cùng loại các chất như vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, hàm lượng của những chất này lại cao hơn so  với nấm trắng. Ví dụ như calci, protein, sắt, vitamin B, … Do đó nó có rất nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe con người.

Công dụng của nấm mối đen

Nấm vốn dĩ trước nay luôn là loại thực phẩm mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể như nấm rơm, nấm linh chi, … Và nấm mối đen cũng vậy. Một số tác dụng chính của nấm mối đen như sau:

Ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc ung thư

Do có chứa 2 chất là β – Glucan và Acid Linoleic có tác dụng chính trong ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các khối u gây ra ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Đặc biệt với những loại ung thư ác tính, các chất trong nấm mối đen sẽ làm giảm sự lam rộng của những tế bào này. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc điều trị căn bệnh quái ác này một cách hiệu quả hơn.

Xem thêm  Trồng nấm rơm trên mùn cưa - Xu hướng mới hiệu quả cao

Nấm mối đen có tác dụng làm giảm tiểu đường

Nấm mối đen có thành phần là các enzyme dạng tự nhiên. Nhờ vậy, nó giúp cơ thể phân giải thức ăn kèm theo thành đường và tinh bột. Do đó, nấm mối đen được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn để điều trị các bệnh liên quan đến đường huyết.

Bổ sung các chất hỗ trợ cho tim mạch

Với thành phần có chứa nhiều protein và các chất xơ, loại nấm này sẽ giúp làm giảm thiểu lượng cholesterol trong máu. Do vậy, khi ăn nấm mối đen có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, …

Nấm mối đen làm giảm nguy cơ gây thiếu máu

Khi có chế độ ăn nấm phù hợp bổ sung lượng sắt còn thiếu, nhờ đó, nấm sẽ có tác dụng ngăn ngừa và hồi phục các triệu chứng do thiếu máu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, …

Đặc biệt với chị em phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt thì chế độ ăn nấm sẽ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Nấm mối đen có tác dụng tuyệt vời trong bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, …Không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giảm những triệu chứng một cách tích cực.

Là thực phẩm giúp giảm cân an toàn mà hiệu quả

Nấm là một loài nằm trong các loại thực vật, rau củ quả. Do đó, nó sẽ không hề gây béo nếu ăn thường xuyên. Nấm có thể thay thế nhiều loại rau với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn.

Nấm mối đen giúp giải độc và tăng cường chức năng gan

Công dụng chính của loại nấm này với gan là làm giảm men gan và thúc đẩy sản sinh glucogen. Nhờ đó, gan có thể loại bỏ những chất độc hại tích tụ, giúp gan khỏe mạnh để tiếp tục thực hiện các chức năng của cơ thể.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, nấm mối đen có tác dụng tích cực lên hệ thống miễn dịch. Nó giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể với những tác động oxy hóa từ bên ngoài, kích thích sản sinh lympho T và B của cơ thể.

Cách trồng nấm mối đen đơn giản nhất

Có rất nhiều cách trồng nấm mối đen hiện nay nhưng chủ yếu là trồng nấm trên nền mùn cưa trong nhà. Dưới đây là những bước cụ thể trong quy trình trồng nấm mối đen.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng mướp ''sai quả'' và siêu sạch tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Cách trồng nấm mối đen không quá phức tạp. Nguyên liệu ban đầu là túi phôi nấm. Để chuẩn bị túi phôi này, cần những nguyên liệu bao gồm: mùn cưa khô, đường glucose và bột bắp. Tiến hành như sau:

Chuẩn bị mùn cưa khô:

  • Nên chọn những loại mịn, không chứa sạn, đá và tạp chất khác. Thông thường hiện nay thường dùng loại mùn cưa từ cao su thì sẽ cho chất lượng nấm tốt hơn. Sau đó, mùn cưa được rưới thêm nước cho ẩm và để khoảng 15-30 ngày.
  • Khoảng 3 đến 4 ngày, sẽ thêm vào mùn cưa một lượng nước có pH 12-13. Trộn đều mùn cưa cho thấm nước và che lại.
  • Sản phẩm thu được là những túi mùn cưa có độ ẩm khoảng 80% và pH = 7

Sau đó, sử dụng túi mùn cưa thu được trộn mùn cưa với bột bắp và glucose theo tỉ lệ 100kg : 3kg : 3kg. Bởi vì mùn cưa là chất dinh dưỡng chính của nấm. Do đó, công đoạn chuẩn bị mùn cẩn hết sức cẩn trọng. Tốt nhất không nên để mùn bị mốc.

Đóng gói mùn cưa: Mùn cưa được nén chặt vào trong túi có kích thước 19x37cm. Dùng dây chun và gập chặt đầu túi. Dùng bông ẩm vo tròn thành nút túi mùn. Bây giờ túi mùn còn gọi là túi phôi.

Tiệt trùng túi phôi:  

Đây là một công đoạn rất quan trong để đảm bảo nấm sẽ phát triển tốt. Để tiệt trùng túi phôi người ta thường sử dụng hấp cách thủy.

Tùy vào kích thước của túi mà thời gian và nhiệt độ khác nhau. Thường là khaongr 121 – 128oC và từ 2 – 3 tiếng. Sau đó, túi phôi được mang ra để nguội.

Bước 2: Cấy giống nấm mối đen

Giống nấm: Trước khi cấy cần kiểm tra giống thật kỹ. Cần đảm bảo hạt không bị nấm mốc, không bị khuyết thiếu hay dị tật.

Để cấy giống nấm mối đen có 2 cách:

  • Cách 1: Cấy bằng meo hạt. Dùng thanh sắt lấy giống rồi rải đều trên túi mùn. Lượng giống cấy bằng 1,2% khối lượng túi phôi.
  • Cách 2: Cấy bằng meo que. Trong cách này, các giống nấm được gắn trên các que. Sau đó, dùng kẹp đã tiệt trùng bằng lửa đèn cồn để gắp các que để cắm vào các lỗ đã tạo sẵn trong túi phôi.

Chú ý: Thực hiện trong phòng kín, đã được vệ sinh sạch sẽ.

Xem thêm  Cách trồng dưa leo tại nhà ''Đơn giản'' và hiệu quả!

Bước 3: Quy trình chăm sóc

Sau khi giống đã được cấy vào phôi, các túi mùn được sắp xếp trên các kệ của phòng ươm sợi. Thời gian của giai đoan này thường kéo dài từ 50 – 70 ngày.

Trong quá trình ủ, các tơ nấm mối có màu khác màu trắng và đen thì cần phải loại bỏ. Bởi đây là những tơ bị bệnh, cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến những tơ khác.

Sau một khoảng thời gian, khi mà túi phôi đã bị nấm ăn khoảng 3/4, mở nắp túi. Sau đó, với mỗi nắp, cho thêm một lượng đất sạch đã trộn một ít nước vào. Đưa túi lên trên giá.

Thông thường, trong giai đoạn này, mỗi ngày cần xịt nước 3- 6 lần để giữ độ ẩm của túi. Độ ẩm của phòng tầm 85-90%.

Bước 4: Thu hoạch nấm

Sau khoảng 30 ngày, các búp nấm màu đen được hình thành. Mũ nấm thường rộng từ 8-15cm. Đây là lúc các cây nấm đã có thể thu hoạch. Các đợt thu hoạch nấm có thể diễn ra nhiều lần.

Nấm mối đen ăn như thế nào?

Giống như nhiều món nấm khác, nấm mối đen có rất nhiều cách nấu khác nhau. Tất nhiên, không thể ăn sống loại nấm này được. Có một số món ăn dễ dàng nấu được, nếu dùng nấm mối đen không chỉ tăng mùi vị mà còn tăng hàm lượng chất dinh dưỡng:

  • Nấm mối đen nướng
  • Bánh xèo
  • Dùng trong các món xào: mì xào, rau xào, xào thịt
  • Ăn cùng với các món lẩu
  • Nấu cùng với cháo
  • Nấm mối đen kho

Ngoài ra, còn có rất nhiều các món ăn khác tùy vào sở trường, sở thích của từng người. Hơn nữa, nấm mối đen có thể dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu khác như hành lá, tiêu, ớt cay, …mà không làm mất đi hương vị của món ăn.

Nấm mối ngon nhất là dùng chế biến ngay sau khi hái về. Thời gian dùng của nấm thường khoảng 10 ngày nếu để ở nơi có nhiệt độ khoảng 5oC. Tuy nhiên, càng để lâu thì hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất dần và hương vị chắc chắn sẽ không ngon như lúc ban đầu nữa.

Nấm là một loại thực vật chứa nhiều dưỡng chất lại an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không nên dùng nấm với những đồ uống lạnh vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy, … Do đó, các bạn nên tìm hiểu kĩ phương thức chế biến và cách dùng để bảo vệ sức khỏe nhé!

Theo: Marry Tran

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận