Mướp hương đã nổi tiếng từ lâu bởi mùi thơm dịu, vị ngon đặc trưng. Cách trồng mướp hương hay kỹ thuật trồng mướp hương liệu có khác hay cần lưu ý gì so với kỹ thuật trồng mướp ta không? Sau đây xin mời các bạn tìm hiểu cùng nuoitrong.vn nhé!
Trước khi tìm hiểu về cách trồng mướp hương hay kỹ thuật trồng mướp hương. Chúng ta cần nắm sơ qua về đặc điểm của cây mướp.
Nội dung
Một vài đặc điểm của mướp hương
Mướp hương hay còn có tên gọi khác là mướp gối có nguồn gốc từ vùng Bắc Phi. Ở Việt Nam, mướp hương được các hộ gia đình ở vùng nông thôn trồng nhiều.
Giống với mướp nói chung, mướp hương là cây thân leo, thuộc họ bầu bí. Thân cây màu lục nhạt, có góc cạnh, leo bằng tua cuốn.
Lá mướp hương mọc so le, mép lá có răng cưa, bản to, tròn, đường kính khoảng 20 cm. Mặt trên của lá màu lục đậm, mặt dưới có một lớp lông trắng.
Hoa mướp có 5 cánh, màu vàng tươi. Hoa đực mọc thành chùm, hoa mướp hương cái mọc riêng lẻ. Quả mướp có vỏ nhẵn, màu xanh nhạt, hình trụ dài, dài trung bình khoảng 20 – 25 cm. Để ý sẽ thấy có những đường sọc chạy dọc theo thân quả.
Để nhận biết quả mướp hương cũng khá dễ dàng. Quả mướp hương có kích thước nhỏ, màu đậm hơn không giống như mướp ta. Chúng có mùi thơm đặc trưng, mềm, vị ngọt mát.
Chưa cần đến gần giàn mướp hương đang có quả, chúng ta cũng có thể cảm nhận được mùi hương ngan ngát tỏa ra.
Quả mướp ta to và dài hơn quả hơn mướp hương. Mướp ta có mùi hơi hắc, không thơm như mướp hương. Chính bởi vì mùi thơm đặc trưng của quả mướp hương và vị ngon của nó nên mướp hương được nhiều người yêu thích.
Chuẩn bị trước khi trồng mướp hương
Thời điểm trồng mướp hương
Để cây mướp hương sinh trưởng tốt và cho nhiều quả thì cần phải trồng mướp hương đúng thời vụ. Cây mướp hương thích hợp trồng nhất trong điều kiện thời tiết ấm. Vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam rất thích hợp.
Thời điểm trồng mướp hương chính ở miền bắc và miền trung rơi vào từ đầu tháng 1 cho tới giữa tháng 6. Ở miền nam trồng mướp hương vào vụ đông xuân và vụ xuân hè.
Nếu trồng mướp hương vào nửa cuối của năm, khi đó thời tiết sẽ lạnh hơn. Cây mướp huong sẽ phát triển kém và cho quả xấu.
Nơi trồng mướp hương
Vị trí thích hợp để trồng mướp hương là vị trí thông thoáng khí và có nắng ấm chiếu tối thiểu 6 giờ mỗi ngày.
Đó có thể là các khoảng vườn trống không bị che bóng bởi tán cây. Khoảng sân trong nhà bạn đã làm giàn sẵn, khoảng ban công của các căn hộ chung cư. Khoảng sân thượng của những ngôi nhà sát nhau, không có diện tích đất vườn.
Nếu bạn đang ở trung cư hoặc nhà bạn không có chỗ để trồng mướp hương trong vườn thì cũng đừng lo lắng nhé. Các bạn vẫn có thể áp dụng cách trồng mướp hương hay kỹ thuật trồng mướp hương mà nuoitrong.vn giới thiệu như bình thường.
Ban công ở chung cư hay sân thượng có nhiều ánh sáng cũng rất lý tưởng đó ạ, thậm chí áp dụng đúng cách trồng mướp hương cây sẽ rất sai quả.
Chuẩn bị chậu trồng mướp hương
Công đoạn chuẩn bị chậu trồng là không thể bỏ qua khi trồng mướp hương không ở trên đất vườn.
Để áp dụng cách trồng mướp hương trong thùng xốp cho nhiều quả, bạn cần chuẩn bị chậu trồng. Chậu trồng là các thùng xốp hoặc tận dụng những xô sơn cũ, chậu nhựa cũ.
Điểm quan trọng là phải có thể tích lớn, chứa được nhiều đất. Điều này đảm bảo có nhiều không gian cho rễ cây phát triển toàn diện và tốt nhất.
Các chậu đã chuẩn bị trên cần được xử lý để thoát nước tốt. Tiến hành đục nhiều lỗ ở hai bên sườn chậu và đáy chậu đảm bảo giữ cho đất trồng luôn thông thoáng.
Khi không xử lý thoát nước tốt, rễ sẽ bị thối nếu để đọng nước nhiều sau khi tưới, có thể gây chết cây.
Đất trồng mướp hương
Nên chọn loại đất nhiều dinh dưỡng khi tiến hành cách trồng mướp hương trong chậu. Đất dinh dưỡng có bán tại các cửa hàng nông nghiệp. Loại đất dinh dưỡng thường dùng là đất Fusa hoặc đất Tribat, hoặc đất phù sa trộn với phân trùn quế và mùn hữu cơ.
Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đất trồng nếu không mua được. Đất chuẩn bị trồng mướp hương có độ pH từ 5,5 đến 6,8 và thoát nước tốt.
Đập vỡ và nghiền nhỏ đất, xới đều. Trộn cùng với vôi bột, phân chuồng ủ hoai mục, vỏ trấu hoặc mùn hữu cơ. Phơi nắng để loại bớt các mầm bệnh trong đất.
Đất trồng nhiều dinh dưỡng và giữ độ ẩm ổn định là yếu tố quan trọng để áp dụng cách trồng mướp hương cũng như kỹ thuật trồng mướp hương. Giúp cây mướp hương nhà bạn phát triển tốt.
Chọn giống mướp hương
Hạt giống mướp hương có bán tại các cửa hàng hạt giống cây trồng. Bạn nên chọn các giống cho năng suất cao và phải chống chịu sâu bệnh tốt. Mức giá niêm yết cho mỗi gói hạt giống mướp hương khoảng 15000 đồng.
Các bước tiến hành trồng mướp hương
Bước 1: Xử lý hạt giống mướp hương
Các bước xử lý hạt giống mướp hương giống với xử lý hạt giống mướp nói chung.
Hạt giống mướp hương sau khi mua về được xử lý bằng cách ngâm trong nước ấm. Bật mí cho các bạn nhiệt độ thích hợp nhất khi pha 2 phần nước sôi với 3 phần nước lạnh. Ngâm hạt trong vòng 6 tiếng sau đó vớt ra rửa sạch, đem ủ trong khăn hoặc giẻ ẩm.
Hạt mướp hương sau khi ủ từ 1,5 – 2 ngày sẽ bắt đầu nứt nanh. Lúc này hạt chuẩn bị nảy mầm và đã sẵn sàng để đem gieo trồng.
Bước 2: Gieo hạt mướp hương
Chọn các hạt mướp hương đã nứt nanh đem gieo vào các lỗ sâu khoảng 1 cm. Chú ý để phần đầu bị hạt nứt quay xuống phía dưới. Sau đó lấp đất lại, tưới đều một lượt nước. Chờ cho hạt nảy mầm. Giữ độ ẩm của đất ổn định trong suốt quá trình hạt nảy mầm.
Sau khi hạt mướp hương nảy mầm và phát triển thành cây con có từ 2-3 lá non thì bắt đầu đem trồng. Khoảng cách trồng giữa các cây phải trên 1 m.
Chỉ nên trồng khoảng 2-3 cây con trong 1 chậu (thùng) khi trồng mướp hương trong thùng xốp. Lấy cây con ra trồng phải sấn kèm nhiều đất, không nên sấn ít đất để tránh đứt rễ cây.
Những ngày đầu sau khi trồng cần che nắng cho cây con để cây thích nghi với môi trường mới.
Các kỹ thuật chăm sóc cây mướp hương
Làm giàn
Mướp hương là cây thân leo nên cần làm giàn để cây phát triển tốt.
Làm giàn cho cây khoảng 1 tháng sau khi cây mọc. Mục đích để cây phát triển nhanh. Dùng các cọc tre, nứa đan chéo vào nhau. Giàn cho mướp hương cần chắc chắn, độ cao thích hợp khoảng 2 m để cây cho nhiều quả.
Hoặc có thể làm giàn thành mặt phẳng ngang, thích hợp cho cây mướp hương ra quả có kích thước đều và số luọng nhiều hơn. Làm giàn giúp cây có không gian thông thoáng, tránh một số bệnh. Quả phát triển đều và thu hoạch dễ dàng hơn.
Tưới nước
Trong cách trồng mướp hương cho nhiều quả, việc tưới nước cần phải thực hiện đúng và đủ. Tưới nước đúng hai lần một ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát, không tưới nước vào buổi trưa.
Tưới đủ lượng nước cho cây, không được để gốc cây bị khô quá hay sũng nước quá. Cây thiếu nước sẽ chậm phát triển, cây thừa nước sẽ bị thối rễ.
Tưới nhiều nước hơn khi hoa bắt đầu rộ. Khi cây bắt đầu có trái thì giảm lượng nước tưới. Tránh tưới nước vào hoa và quả non gây hỏng.
Bón phân
Giống với các loại cây cho quả khác, mướp hương cũng cần được bón phân để tăng năng suất và chất lượng quả. Nếu chỉ bổ sung đạm thì cây cho ít quả, cần sử dụng các loại phân giàu kali và lân.
Đầu tiên, dùng phân chuồng hoai mục bón lót trước khi trồng. Sử dụng phân NPK pha loãng với nước tưới bón thúc 20 ngày một lần khi cây bắt đầu leo giàn. Cũng có thể bón một số loại phân hữu cơ.
Việc vun gốc, làm cỏ cho mướp hương cũng rất quan trọng. Bón phân sai cách, sai lượng làm mướp ra ít quả và phát triển kém.
Cắt tỉa
Khi áp dụng cách trồng mướp hương cần quan tâm đến việc cắt tỉa cây.
Khi mướp hương đã leo lên giàn và cao khoảng 20 – 30 cm thì lấy kéo cắt bỏ phần đầu dây leo. Cuộn dây thành 3 – 4 vòng đặt xung quanh gốc. Có thể dùng rơm phủ quanh gốc cây.
Để lại ngọn cây nhô lên, khi ngọn phát triển cao 60 – 70 cm thì bắt đầu cho dây leo bò lên giàn. Đây là kỹ thuật giúp tăng năng suất để cây mướp hương ra nhiều quả trong cách trồng mướp hương.
Khi dây mướp hương bò đến đỉnh giàn, cắt bớt các cành bên gần gốc để gốc cây thông thoáng. Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi tán ở trên. Khi mướp hương ra quả, ngắt bớt lá che ánh sáng đến quả để quả phát triển nhanh hơn.
Thụ phấn
Mướp hương ra hoa khoảng 2 – 3 tháng sau khi trồng. Ong và côn trùng thụ phấn giúp chuyển phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái.
Theo cách trồng mướp hương sai quả, bạn cũng có thể tiến hành thụ phấn bằng tay cho mướp. Để tăng số lượng quả đậu trong trường hợp không có ong và côn trùng thụ phấn.
Ngắt bông hoa đực rồi úp ngược, búng nhẹ để phấn rơi vào núm bông hoa cái. Bầu nhụy của hoa cái được thụ phấn thành công sẽ phình ra và phát triển thành quả.
Thu hoạch mướp hương
Thời điểm thích hợp để thu hoạch mướp hương khoảng hơn 3 tháng sau khi trồng. Thời gian thu hoạch hàng năm của các vụ có thể kéo dài đến tháng 9. Nếu cây có quá nhiều quả non có thể ngắt bớt để quả phát triển to và đều hơn.
Tham khảo thêm:
Để quả làm giống
Từ ngày xưa khi mà khoa học, kỹ thuật kinh tế chưa phát triển. Việc đi mua hạt giống mướp hương tại cửa hàng chắc chắn là không có. Do đó, mỗi gia đình trồng mướp hương đều giữ lại quả làm giống.
Quả lấy hạt làm giống được lựa chọn phải là các quả không có sâu bệnh, quả ở lượt thứ 2 – 3 trở đi. Để quả già ở trên cây, sau đó ngắt xuống, đem phơi khô, treo lên gác bếp để bảo quản.
Sâu bệnh hại mướp hương và phòng ngừa
Giống như các loại mướp nói chung, mướp hương cũng bị sâu bệnh tấn công.
Một số loại sâu bệnh như ốc sên, ruồi vàng, bọ rùa, sâu vẽ bùa, sâu xanh cắn lá, bọ trĩ, rầy,… chích hút nhựa ở ngọn và lá, ăn lá cây. Làm lá cây bị khô, rách cây phát triển kém.
Các bệnh hay gặp là thối rễ, cháy lá, đốm lá, sương mai, bệnh héo xanh. Cây nhiễm bệnh phát triển chậm, héo rũ.
Một số kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại không sử dụng thuốc trừ sâu đã được nuoitrong.vn giới thiệu trong kỹ thuật trồng mướp siêu sạch tại nhà. Các bạn có thể tham khảo thêm.
Sử dụng mướp hương
Quả mướp hương có mùi thơm dịu đặc trưng, vị ngọt mát, mềm nên rất được ưa chuộng. Trong mướp hương cũng chứa nhiều các chất như vitamin A, B6, C, mangan,…
Không những là món ăn ngon mà mướp hương còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hy vọng với cách trồng mướp hương và các kỹ thuật trên đây, sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trồng rau quả sạch tại nhà. Nuoitrong.vn chúc các bạn có giàn mướp hương sai trĩu quả!
Theo: Thủy Tiên