Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con sống 100%

Chăm sóc thỏ con là những bước đầu để nuôi thỏ thành công. Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con nuoitrong.vn giới thiệu sẽ giúp cả thỏ tự nuôi hay mua về có tỉ lệ hao hụt thấp nhất.

Nội dung

Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con

Thỏ từ khi mới đẻ tới lúc tách mẹ sức khỏe còn yếu nên dễ mắc bệnh. Tỉ lệ thất thoát do dịch bệnh ở thời điểm này cao từ bai mươi tới năm mươi phần trăm. Thậm chí có thể chết cả đàn nếu không có biện pháp quản lý tốt. Làm thế nào chăm sóc thỏ con thời điểm này đạt tỉ lệ sống cao nhất.

Có con chăm thỏ con cực ổn và cũng chẳng thiếu những con vụng. Vì thế từ thời điểm mới sinh có thể tách ra ngoài để chăm sóc thỏ con.

Con thỏ nó sinh ra rồi ổ ướt, bẩn, mình sẽ chuyển ổ rồi bắt thỏ con tới một ổ mới. Có lông rác, vải lót cho vào xong đậy lại để ở trên lồng. Đến hôm sau đến giờ cho bú rồi thì ta cho xuống bú, xong rồi thì lại lấy ra đặt lên trên.

cham soc tho con

Cách cho thỏ con ăn no

Như vậy thỏ mẹ hạn chế được nhảy vào nhảy ra, thỏ con ăn no rồi thì ngủ. Mà cũng không bị con mẹ dẫm vào. Thông qua việc quan sát các dấu hiệu của thỏ con để nhận biết lúc nào đòi ăn.

Mỗi ngày sẽ để vào bú từ một đến hai bận. Ăn đủ sữa thì bụng rất tròn và căng, khi đã no rồi mình đặt vào ổ là nằm im túm tụm lại với nhau ngủ.

Con mẹ để bú mà còn đói qua chưa no đều là mình phải bắt, giữ con mẹ. Bắt buộc nó phải lại cho đàn con bú no đều. Thao tác cần nhẹ nhàng tránh làm con mẹ hoảng loạn và có thể dùng tay hơi che che mặt nó một chút. Chứ nhiều khi là nó sẽ cứ chồm dậy.

Có nhiều người không biết cứ giữ ghì con mẹ quá mạnh làm cho hoảng loạn. Khi đó bị stress thì khả năng tiết sữa lại càng kém đi.

nuoi tho

Chăm sóc thỏ mẹ

Thỏ sau sinh cung cấp đủ thức ăn về cả hai loại. Cụ thể thức ăn tinh chiếm tới 80 phần trăm khẩu phần.

Dựa vào số lượng thỏ con để tính toán khẩu phần cho phù hợp. Cách dễ nhận biết là nhìn vào ô đó xem nó có nhiều con hay ít con. Nếu như ba bốn con thì nhu cầu của nó chỉ hai lạng hoặc hơn hai lạng là đã đủ rồi.

Những có những con nó nuôi bảy tám con vậy là nhu cầu tiêu hao năng lượng của nó phải lớn hơn rất nhiều. Để dễ nhận biết là mình cho ăn đổ cám vào đến một tiếng sau thì kiểm tra lại. Nếu như đã ăn hết rồi thì nhu cầu của nó thiếu rất nhiều mình phải bổ sung thêm.

Khi mà thừa nhiều quá nó sẽ vày, mà khi vày thì chắc chắn bẩn. Ăn vào dễ ảnh hưởng đường tiêu hóa của nó.

Xem thêm  Chăn nuôi heo rừng lai quy mô hộ gia đình

Thời gian úm thỏ con

Mười hôm đầu thỏ con được nuôi tại ô úm riêng, được đánh số thứ tự để khỏi nhầm lẫn. Đồng thời tổ chức nuôi úm cung cấp đủ nhiệt để chúng phát triển. Nếu chăm sóc thỏ con thiếu nhiệt thì chúng sẽ yếu dần, tỉ lệ hụt cao.

cham soc tho con

Dùng bóng từ sáu mươi W đến dưới một trăm W, làm sao cho nhiệt độ lý tưởng là từ 28 – 31.  Đến khoảng hai tuần tuổi thì thỏ con sẽ mở mắt, lông phát triển.

Lúc này chúng có thể đi lại trong ô nuôi, khi đó tùy vào thời tiết có thể cất đèn úm. Và bắt đầu tập cho ăn. Đến hai mươi lăm hôm ta tiến hành cai sữa và chăm sóc thỏ con cho ăn lượng ăn như thông thường.

Về cho bú thì ta nên cho vào một giờ, ví dụ như cho bú buổi sáng liên tục. Theo kinh nghệm thì nên nhốt riêng mười hôm đến khi nó mở mắt. Khi đó thì ta có thể để chung vào cùng thỏ mẹ. Bắt thỏ con thì ta véo phần da ở lưng gần cổ là được.

Cách cho thỏ con bú sữa ké

Có mẹo chăm sóc thỏ con tích lũy là con thỏ nào sắp sinh cắn lông lót ổ. Con thỏ đó chắc chắn chịu để bú chăm sóc thỏ con tốt.

Còn con nào mà lười bứt lông thì khả năng là chăm sóc thỏ con kém. Con đó thường sẽ sinh rớt sàn bởi ta đâu biết nó cắn lông để phụ lót ổ. Ta phải tính dần đường để gửi con nó cho con khác nuôi.

Con nào mà đang cho con bú là chịu được hết. Tại vì chúng cũng không quá khó khăn như con , con , con heo gì đó mà không phải con nó là nó không cho bú.

Thỏ mẹ cũng rất là thính, chúng nhận ra nên các bạn cần phải có một chiêu. Rất đơn giản thôi, ta bỏ chung thỏ con vào ổ nhốt riêng chừng một hôm thôi. Đến ngày hôm sau là nó sẽ cho lủi vào bú ké bình thường.

Cách nuôi thỏ ít hao hụt

Điều đầu tiên chia sẻ với bà con vô cùng quan trọng chưa chắc ai cũng nghĩ tới. Nó rất đơn giản nhưng nhiều lúc bà con chẳng để ý. Đó là khi bắt thỏ thì bà con nên đi bắt vào buổi sáng hoặc chiều tối. Tránh những lúc mà thời tiết nó quá nóng, sẽ không tốt đâu.

Chia thỏ con ra các ô chuồng

Khi đi đem về thì bà con nên chia thỏ ra những ô nhỏ, đừng để một cái chuồng quá lớn. Ví dụ như chuồng thỏ thịt làm có sáu ô thì mỗi ô ta để hai con. Như thế ta dễ kiểm soát lượng ăn cũng như tình trạng bệnh của thỏ như cầu trùng hay Ecoli. Tại vì chăm sóc thỏ con mới bắt về mà.

Không nhất thiết là cứ phải chuồng sáu ngăn, nhưng mà cố gắng phân thành các ô ra. Chỉ cần năm mươi sáu mươi vuông thôi cũng được.

Xem thêm  17+ "bí kíp nằm lòng" khi nuôi dê thịt & Mẹo cho năng suất cao

Lưu ý nữa là khi bắt thỏ con không cùng choạt cùng cỡ. Thì về ta cũng phải cố lựa ra sao để mà ra cùng trạng với nhau. Để khi chăm sóc thỏ con tránh con lớn ăn hiếp con bé.

cham soc tho con

Nhiều người không để ý đi bắt về cứ cho hết vào một chuồng rất rộng để chăm sóc thỏ con. Thì tình trạng đó bây giờ cũng khá phổ biến của một số người mới vào nghề nuôi thỏ. Hay đóng những chuồng rất lớn rồi có thỏ con về cho hết vào luôn.

Như thế có thể nói là khó có thể kiểm soát được thức ăn, dịch bệnh. Cũng như là việc những con thỏ nhỏ hơn bị cắn. Những con nào ăn trước có thể dẫm cả lên máng rồi đi vệ sinh tùm lum ra.

Ta làm kiểu ô để chia ra từng tốp nhỏ để chăm sóc thỏ con, thì như vậy rất dễ quản lý.

Để thỏ nghỉ ngơi

Khi đi bắt về là chúng ta nên thả ra liền, nhiều người đi bắt tốt nhất là đừng có ghé đây ghé đó. Cứ một mạch chạy thẳng về luôn, chứa thỏ con trong rổ chật hẹp. Mà còn đi uống cà phê hay là tám với ai thì về thấy thỏ mệt mỏi và hay sổ mũi là vậy.

Đi bắt thì nhớ chuẩn bị điều này quan trọng thấy nhiều bác chưa làm được. Đó là nên tự giác chuẩn bị các thứ như rổ hay sọt để đi bắt cho nó thoáng. Chứ chả đem cái gì thì có những chỗ chỉ có bao đựng thôi.

Ta để cho thỏ nghỉ ngơi và chắc chắn việc tránh cho ăn liền. Mà thay vào đó là ta cho uống dung dịch đường nếu như đủ điều kiện và rảnh.

Điều này rất cần các bạn đừng nghĩ uống nước đường là không có phí đâu nhé. Nước đường giúp thỏ mau khỏe nhưng tuyệt đối là không để ăn ngay.

cham soc tho con

Ví dụ như đi bắt sáng, ta có thể bỏ cho tới chiều mới cho ăn. Hoặc là khi đi bắt vào chiều thì bà con hay để sáng hôm sau mới cho ăn. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến thỏ mà sẽ giúp nó dễ dàng sống sót hơn.

Đối với thỏ con chúng ta nuôi từ thỏ nái đẻ tại trại luôn thì việc chăm sóc thỏ con rất đơn giản. Nếu khi đem thỏ con từ nơi khác về thì chuyện hao hụt đó là bình thường. Thậm chí có những ổ hao hụt rất nhiều, những ổ mà họ chưa phòng cầu trùng,…

Cho thỏ con ăn

Khi mà bắt đầu cho ăn lại rồi thì đừng cho ăn quá nhiều mà phải cho một lượng cực kì ít. Đó là cho theo kiểu lót ruột để chống cho nó không bị đói thôi. Với để cho quen dần nữa, đây cũng là lý do mà không được thả chung vào một chuồng. Sẽ khó canh được lượng thức ăn.

Tách nhỏ nhỏ ra chăm sóc thỏ con dễ kiểm soát. Và chúng ta cho ăn ví dụ như sáng cho ăn thì cho làm sao mà một tới hai tiếng sau là sạch thức ăn là được. Đừng để còn quá nhiều, nếu còn thì thỏ con háu ăn. Cuối cùng là thỏ mắc chướng hơi, căng bụng vì tiêu không kịp.

Xem thêm  Kinh nghiệm chăn nuôi hươu sinh sản

Nên là mục đích cho ăn lần này là chống đói và quen dần đồ ăn. Với ô thả hai thỏ con thì ta chỉ cho nhúm cám bằng nửa nắm tay.

Nếu mà các ban biết được nguồn gốc thỏ con của người ta đang cho ăn cái gì. Thì ta mua đúng loại đó cho ăn thì sẽ tuyệt vời. Nhưng mà đâu phải ai cũng làm được vì việc mua thức ăn nơi nào cũng có đâu.

tho con

Thức ăn của thỏ con

Đối với thỏ con mới bắt về thì có những thức ăn như sau. Thứ nhất là cám bò, cám này thì nuôi sau này tốc độ lớn của nó hơi chậm. Cám heo thì nhanh lớn nhưng tỉ lệ tiêu chảy cao do đạm. Nên là ta cũng có thể xem xét về cho cám gà.

Nói về phần rau thì khi về chăm sóc thỏ con ta tránh phần còn ướt. Chẳng hạn như các bạn sẽ hay lấy rau muống, xuyến chi. Các thứ khá phổ biến do chúng ta chăm được nên nó nhiều.

Thỏ mới bắt nơi khác về thì cố gắng cho ăn khô cho nó kĩ. Một hai ngày cho chúng quen rồi mới cho ăn nhiều tùy các bạn. Cám thì cũng có gắng cho lượng vừa phải cho quen dần trong tuần đầu rồi sau đó mới tăng dần lên.

Phòng bệnh cho thỏ con

Đó là chăm sóc thỏ con mới bắt ở ngày thứ nhất, vậy sang ngày thứ hai thì chúng ta làm ra sao?

nuoi tho

Ngay hôm thứ hay ta cố gắng sắp xếp bơm cầu trùng cho thỏ. Giới thiệu có các loại Bio coc, Vi cox, Nova cox,… là các loại chúng ta bơm trực tiếp vào miệng con thỏ luôn. Thêm một cái nữa là các bạn có thể trộn men tiêu hóa cộng với bio anti coc cho ăn liên tục ba tới năm hôm.

Còn một chai nữa là Rtd Norflox Gold thì hay cho Ecoli. Hoặc các bạn cũng có thể cho thỏ trên một tháng phòng tiêu chảy. Cũng có rất nhiều loại, các bạn chỉ cần ra mua loại nhỏ tiêu chảy cho gia súc năm ngày tuổi là được. Về ta làm theo cho thỏ con trên một tháng cũng được.

Đó là ngày thứ hai thì ta cố gắng sắp xếp như vậy. Bởi vì có thể là ở chỗ người ta nuôi đã phòng rồi nhưng mà đến với môi trường mới. Thức ăn mới, cái gì cũng mới thì ta nên làm lại cầu trùng.

Trên đây là kinh nghiệm chăm sóc thỏ con mua về cho bà con mới vào nghề. Tiếp đó chọn hướng thỏ thịt hay thỏ sinh sản đều đã có bài giới thiệu chi tiết.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận