Mẹo hay trong chăn nuôi gà rừng

Chia sẻ những mẹo hay trong chăn nuôi gà rừng. Mời các bạn cùng nuoitrong tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Nội dung

Mẹo bổ sung chất xơ cho gà rừng

Giới thiệu đến các bạn cách tăng cường chất xơ, các loại vitamin, rau xanh cho gà rừng như thế nào?

Chúng tôi gợi ý chuẩn bị những khay trồng lúa, trồng lên lúa non, trồng hoàn toàn trên cát. Các bạn cắt ngang thân hoặc là bê nguyên cả khay vào khu nuôi cho gà ăn.

Bình thường trong hạt lúa chỉ có tinh bột, xơ, và một chút ít vitamin B1 thôi. Nhưng mà một khi các bạn làm như thế này. Thì các bạn đã thêm được chất bổ cho gà rừng của chúng ta từ lúa.

Như vậy với cách làm lên mầm như thế này là ta đã gián tiếp cung cấp thêm cả một lượng thay thế rau xanh. Các bạn đem bê nguyên các máng vừa trồng vào khu nuôi gà rừng cho nó. Để rải rác làm sao cho phân bố đều ra, tránh tranh nhau đánh nhau.

Thêm nữa máng ta chọn để gieo cũng nên là các máng dài, hẹp để phục vụ được cho nhiều con hơn. Chất trồng lại bằng cát nữa cũng bổ sung được cho gà rừng, chúng cũng thích ăn hơn. Bên cạnh đó cũng tiện cho việc cọ rửa và gieo thêm lúa gà ăn hết cho các đợt sau.

ga rung

Lưu ý cách gieo lúa

Bình thường các bạn biết là gà thiếu chất xanh hay nói cách khác thiếu chất xơ thì sẽ dẫn đến tình trạng là gì? Hấp thu yếu, hệ tiêu hóa yếu dần dần dẫn đến vấn đề hấp thu chất dinh dưỡng yếu.

Ta thêm đều đặn chất xơ và vitamin thì hệ đường ruột của gà rừng sẽ rất khỏe. Để chắc chắn cho gà hấp thu chất bổ một cách ổn nhất. Những khay mà ta trồng như thế này thì cũng rất là sạch, lại trồng được mật độ rất dày.

Các bạn biết là khi mà chúng ta trồng dày thì cây lúa mọc rất nhanh. Xuất hiện hiện tượng mọc vống khi mà các bạn trồng dày. Cây mọc nhanh và non nữa nên rất tốt về vấn đề chúng ta cần thời gian nhanh để cho gà ăn.

Nếu như các bạn gieo thưa thì lúa lên cũng chậm, được lá to. Nhưng mà nó lại già, cái mà chúng ta cần ở đây là nó non và nó phát triển nhanh để cung cấp cho gà rừng mỗi ngày.

Các bạn có thể thu nhiều cái máng, khay, các chai lọ bổ ngang,… Xúc cát vào các bạn trồng, rất là rẻ thôi, dễ làm và thứ hai là nó giàu chất dinh dưỡng cho gà các bạn nhé.

Lấy cát và lúa trộn với nhau cho vào khay, các bạn tưới đẫm lên là nó sẽ lên. Tầm khoảng năm đến sáu hôm thôi là ta sẽ được các khay rau mạ non cao tầm mười phân. Sẵn sàng phục vụ cho đàn gà của chúng ta.

Xem thêm  Cách nuôi GÀ TA mau lớn đạt "năng suất cao - lợi nhuận khủng"

Chủ động được nguồn chất xơ

Ở những nơi mà các bạn chưa chủ động được nguồn chất xanh. Thì các bạn có thể làm như vậy tại nhà mà không cần đi đâu xa. Không cần phải bứt cỏ hay là trồng rau lục bình các thứ, như thế nhẹ nhàng hơn rất là nhiều.

Mà cho ăn thế này lại rất là sạch, thứ hai là giàu chất, thứ ba là dễ làm, thứ tư là hiệu quả cao. Nếu mà bê nguyên cả khay vào thì gà nó ăn hết luôn, từ lá cho đến gốc hết sạch luôn.

Khi hết thì ta chỉ đảo cát trong khay lại, gieo một lớp lúa mới lên. Tưới ướt là năm hôm sau nó lại lên như thế luôn. Rất là nhanh thôi, hoặc các bạn đỡ muốn mất thời gian thì có thể cắt. Lá nó lên đến đâu thì cắt đến đấy, sau khi cắt thì ba bốn hôm sau nó lại lên như cũ thôi, rất tiện.

Một cách khác mà bà con cũng hay làm cho , vịt, ngan để chúng ngon miệng hơn. Nhưng với cách làm này thì sẽ không nhiều chất bằng, tuy nhiên sẽ nhanh hơn. Đó là ngâm lúa trong nước để qua đêm, hoặc là một đến hai hôm. Tiếp đó thì ta cứ lấy ra cho chúng ăn thôi, đảm vào với quý vị là cho ra bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Cách làm ổ đẻ cho gà rừng

Làm ổ đẻ như thế nào để cho hợp với gà rừng? Làm sao để cho gà rừng đẻ đều? Làm sao để cho gà rừng ấp nở tỷ lệ cao nhất trong tất cả các dạng thời tiết?

Một xô xách vữa bằng nhựa dẻo, xô này dùng sẽ rất tốt, trấu hoặc mùn cưa, cát khô. Tại sao mà chúng ta lại chọn xô xách vữa trong rất nhiều các nguyên vật liệu làm ổ đẻ cho gà?

Thì xô này rất tiện, thứ nhất là nó bền, thứ hai là có miệng, độ rộng, độ sâu tương ứng với ngoại hình của con gà rừng. Nó cao không cao quá, thấp cũng không thấp quá phù hợp với con gà rừng. Mà khi con gà rừng nằm vào nó có độ kín đáo mà nó không tối.

Thứ ba là con gà nằm ở trong này rất vừa, không chật, làm cho trứng luôn tụm lại một chỗ rất ổn định. Nhiệt phân bố đều và đủ hơn.

Cách làm

Cách làm như thế nào sẽ hướng dẫn quý vị sau đây

Trước tiên khẳng định với quý vị là tùy thuộc vào dạng thời tiết theo mùa. Mà ta làm ổ đẻ cho hợp từ hai thành phần đã chuẩn bị.

Ví dụ mùa đông lạnh thì các bạn nên tăng cường tỉ lệ trấu lên. Bình thường là 50 – 50 nhưng khi mùa đông nhưng khi mùa đông lạnh thì đòi hỏi các bạn phải giảm tỷ lệ cát đi.

Để làm cho con gà rừng ấp đủ nhiệt độ, không mất nhiệt. Vào mùa hè thì làm ngược lại, ta biết các phần trấu, rơm giữ nhiệt. Cộng thêm thân nhiệt của gà vào nữa thì lại cao, làm cho trứng nó chín luôn, thành ra ung hết.

Xem thêm  Nuôi Chim Trĩ lãi cao cần chuẩn bị những gì?

Cho nên vào mùa hè các bạn phải tăng tỷ lệ cát lên, giảm tỷ lệ trấu xuống để cho con gà nó mát. Tại sao lại chọn cát, như các bạn biết cát là thành phần không giữ nhiệt nhiều.

Ví dụ các bạn biết trời nóng ba mươi chín độ, trên mặt đống cát sờ vào rất nóng. Nhưng các bạn chỉ cần luồn sâu tay vào một đến hai cm vào dưới lớp cát đó thôi rất là mát rồi.

Những thành phần giúp cho ổ đẻ cân đối về nhiệt độ thì chỉ có cát thôi. Khi trên bề mặt gà nằm rất nóng thì dưới cát lại mát.

ga rung

Cát và trấu đảo lẫn với nhau, ta nhìn xô làm sao khi bỏ vào xô đạt một phần tư là được. Hàng ngày gà lên lớp cát sẽ chìm dần xuống dưới và trấu ở bên trên.

Làm sao để gà rừng đẻ nhiều

Còn một vài vùng miền người ta chọn rất nhiều vật liệu làm ổ. Ví dụ như chậu, sọt và lót mình rơm, mùn cưa vào. Những nguyện liệu đấy rất tích nhiệt và như vậy thì chắc chắn làm cho trứng bị ung.

Nếu lót mình như vậy thì tỉ lệ nở mùa hè chắc chắn sẽ không đạt bởi vì sao. Nếu như nóng quá như vậy thường xuyên con gà bay ra ngoài.

Thường xuyên bỏ ổ như vậy thì làm nhiệt trong ổ trứng thất thường. Lúc thì cao quá, lúc ra ngoài lại thấp quá, chính vì như vậy dẫn đến tỉ lệ gà nở không thành công.

Vấn đề mà ngoài chất lượng trứng ra mà cách làm ổ đẻ chúng ta sai. Thì sẽ dẫn đến việc nở kém chứ không riêng gì chất lượng trứng các bạn nhé.

Thêm nữa mà làm ổ rộng thì khi con gà vào nằm cảm giác rất ít an toàn, lộ liễu quá. Theo bản năng gà rừng thì chúng lại sợ những nơi đó nên chúng không nằm vào đẻ. Do không phù hợp rồi nó đẻ kém, không thích, đẻ ít.

ga rung

Tăng tỉ lệ trứng nở

Bởi cảm giác không an toàn cho nên không vào đẻ nữa. Hoặc là đẻ nhưng mà nó không ấp khi đấy lại phải có máy ấp.

Mà với gà rừng thì ta nên để chúng tự nhiên là tốt nhất, đó là lý do mà các bạn nên để ý. Ổ đẻ quyết định rất nhiều đến vấn đề nuôi gà rừng sinh sản.

Thứ nhất nó quyết định đến vấn đề gà sinh sản có tốt. Thứ hai là tác động đến vấn đề gà có trung thành với cái ổ đấy hay không. Thứ ba là gà trong ổ đấy có thành công, hay nói cách khác tỉ lệ nở có cao hay không.

Các bạn cũng biết thêm là khi bỏ cát vào rồi nó sẽ hạn chế tạo ra những cái mạt. Những con đốt gà và cắn, gà ấp được bằng mẹ thì nở ra khỏe mạnh nhiều hơn.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi vịt thịt "năng suất cao" thu lợi nhuận tối đa

Ngoài chất cho gà rừng tốt ra rồi để đảm bảo trứng tốt ra rồi. Thì ngoài ra các bạn cần quan tâm vấn đề như trên. Cách làm của nuoitrong thì tỉ lệ nở sẽ không bao giờ bị thay đổi bởi yếu tố thời tiết bên ngoài.

Cách nhận biết gà rừng thuần chủng

Các bạn chú ý thật kỹ nếu gà rừng thuần chủng thì chẳng bao giờ trống có lông đầu đen. Và trên thân lông trống chẳng xuất hiện các chòm lông đen. Không phân định rõ ràng giống như lông đỏ ngũ sắc.

Mái gà rừng lai sẽ có mả mốc mả chuối. Khi mà các bạn cho lai với gà ri, gà tre, gà nhà thì rất hay ra thể loại này. Còn gà chuẩn luôn luôn thống nhất về các tính trạng màu lông, màu mắt, màu tích, trọng lượng sinh học.

Không cần nói các bạn cũng biết trống duy nhất lông ngũ sắc. Mái duy nhất một màu lông xám đất, không có màu thứ hai, thứ ba như loại lai tạp. Trừ trường hợp thoái hóa đột biến thì ra một số các màu khác thường, nhưng nó lại rất hiếm.

ga rung

Muốn dòng thuần chủng thì bắt buộc ta phải nuôi gà rừng rặc ngay ban đầu.

Gà con lúc mới nở luôn luôn thống nhất về các tính trạng. Không bao giờ có màu đầu đen, mả mốc, mả chuối cả, trăm con như nhau cả trăm con. Các bạn nuôi bao nhiêu dời nữa nó vẫn y như vậy không đổi cái gì cả.

Chính vì lý do này mà các bạn phải nhìn vào con gà qua các đặc điểm. Để các bạn đánh giá nó và xem lại các thế hệ đời sau để xem có thống nhất các tính trạng hay không.

Để từ đó ta đánh giá gà rừng thuần chủng hay gà rừng lai tạp. Nếu lai tạp thì đời con nó rất nhiều kích thước, màu sắc và trọng lượng sinh học. Nói chung từ bé đên lúc lớn là luôn thống nhất về các đặc điểm.

Khi các bạn nuôi gà rừng phải chấp nhận là nó rất nghèo nàn màu sắc. Trống chỉ duy nhất một lông đỏ ngũ sắc, nó chỉ khác nhau mả vàng hay mả đỏ thôi. Còn mái duy nhất một lông xám đất không có loại khác.

Ta chỉ có đa dạng về tiếng gáy thôi chứ không nhiều con độc đáo về ngoại hình được như gà tre Tân Châu. Khi nuôi các bạn phải để ý để lựa chọn con giống. Để nuôi cho nó ổn hơn, có giá trị hơn. Còn khi nuôi gà rừng lai thì không có giá trị về mặt kinh tế cả.

Để chăn nuôi gà rừng có rất nhiều vấn đề cần chú ý. Nếu có mẹo hay nào khác các bạn hãy chia sẻ vào trao đổi ở phần bình luận bên dưới nhé.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận