Cách trồng rau mồng tơi chuẩn organic tại nhà siêu đơn giản

Rau mồng tơi là một loại rau phổ biến trong các món ăn của người Việt Nam. Nó có thể chế biến thành món canh, luộc hoặc xào. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về đặc tính cũng như cách trồng rau mồng tơi nhé.

Nội dung

Tổng quan

Cây rau mồng tơi trưởng thành

Rau mồng tơi hay nhiều nơi còn gọi là mùng tơi có danh pháp khoa học là Basella alba. Mồng tơi được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, mở rộng sang các vùng cận nhiệt đới và thậm chí đến các vùng ôn đới hàng năm.

Có thể nói rau mồng tơi phân bố rộng khắp thế giới. Từ thời cổ đại, nó chủ yếu được trồng với mục đích lấy rau ăn. Một số vùng ở châu Âu trồng loại mồng tơi có thân đỏ như một cây trồng trang trí.

Mồng tơi là loại cây ngắn ngày. Cây thân thảo, mọng nước, thân lúc đầu mập mạp, dày đến 2 cm, màu xanh lục, sau vài tháng sinh trưởng và đạt chiều cao 15-45 cm. Thân sau đó bắt đầu nhỏ lại có khi mảnh và dài.

Lá mồng tơi

Lá có cuống lá ngắn, lá có hình hình trứng. Các lá non thường to hơn, đỉnh tròn, trông mập mạp hơn. Cụm hoa mọc ở nách lá dài đến 15 cm.

Hoa thường có màu trắng đôi khi có màu hồng. Quả có màu tím sẫm hoặc đen mọng nước và bao bọc hạt phía trong. Hạt hình cầu đường kính khoảng 3mm.

Cách trồng rau mồng tơi

Giống như nhiều loài rau màu khác chẳng hạn như đậu bắp, mồng tơi là loại khá dễ trồng. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn có thể có những bữa rau tươi ngon chuẩn organic tại nhà rồi.

Thời điểm trồng rau mồng tơi

Mồng tơi là loại cây nhiệt đới. Mặc dù có thể chịu được nhiệt độ từ 10 đến 35 °C nhưng nhiệt độ tối ưu là 23 đến 27 °C. Do đó ở Việt Nam có thể trồng mồng tơi vào bất cứ mùa nào như bầu hồ lô nhưng thời điểm tốt nhất để trồng mồng tơi là vào mùa xuân.

Mồng tơi ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9 và đậu quả từ tháng 7 đến tháng. Nó sẽ phát triển kém khi nhiệt độ giảm xuống dưới 14 °C. Mồng tơi rất dễ chết nếu gặp sương giá.

Do đó nếu muốn trồng mồng tơi mùa đông bạn phải chú ý che chắn tránh sương giá, đảm bảo nhiệt độ phù hợp.

Chuẩn bị đất và nơi trồng

Loài này ưa thích loại đất thịt màu mỡ thoát nước tốt và có đủ nắng đến bóng râm nhẹ. Nó có thể phát triển trong đất có độ pH từ 5,5 – 7. Nó chịu được đất kém và thời gian khô hạn ngắn. Nhưng mồng tơi không chịu được độ mặn và nước đọng.

Xem thêm  Cây bạc hà và cách trồng cây bạc hà "siêu đơn giản" tại nhà

Do đó để có những sợi bữa rau chuẩn organic thì việc chuẩn bị đất khá quan trọng. Rễ mồng tơi không ăn sâu nên có thể dễ dàng trồng trong các chậu, thùng xốp. Đất nên là đất màu mỡ, nên trộn đất với phân hữu cơ và một ít xơ dừa để đảm bảo thoát nước tốt.

Đối với các chậu và thùng xốp không cần quá to, có chiều rộng khoảng từ 20- 30 cm là có thể trồng mồng tơi. Các thùng xốp và chậu cần được đục lỗ tại đáy và thành bên để đảm bảo đất có thể thoát nước, tránh úng nước mồng tơi.

Gieo hạt

Gói hạt giống

Giống như nhiều cây ngắn ngày khác như dưa lưới, mồng tơi thường được trồng từ hạt. Hiện nay có thể mua dễ dàng các gói hạt bán trên thị trường hoặc các trang mạng điện tử với giá không đắt dao động từ 10 tới 20k cho 1 gói 10g hạt giống.

Các gói hạt giống hiện nay thường có độ ẩm khá thấp để bảo quản hạt giống lâu hơn do đó, trước khi gieo bạn nên ngâm nó trong nước ấm khoảng 30-40 °C. Sau đó ủ trong khăn ướt khoảng 1 ngày rồi mới đem ra gieo trồng.

Hạt sau khi ủ nứt nanh nên trồng nó ra không để nó mọc rễ dài khi trồng rất dễ bị gãy đứt mất rễ. Bạn cũng có thể mua bầu để ươm hạt, các bầu nén xơ dừa được bán khá phổ biến rất tốt cho cây nảy mầm. Giá của các bầu nén này khá rẻ chỉ tầm 8k tới 10k cho 10 viên nén.

Các bầu viên nén phải được ngâm vào nước cho tới nở hoàn toàn. Sau đó với hạt mồng tơi đã nứt bạn chỉ cần ấn nhẹ hạt xuống bầu và chờ hạt nảy mầm.

Với việc gieo hạt trực tiếp trên đất thì nên gieo tầm 2-3 hạt cho một vị trí và mỗi hố nên cách nhau 20 tới 25 cm. Một lớp đất mỏng tầm 1 cm nên được vùi lên trên bề mặt hạt.

Chăm sóc cây lúc còn bé

Cây mồng tơi lúc nhỏ

Sau khi gieo trồng, mồng tơi nên được ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh ánh sáng quá mạnh. Nước nên được tới thường xuyên duy trì độ ẩm. Sau khi hạt nảy mầm và ra khoảng 2 lá thật thì nên trồng mồng tơi ra chậu.

Với việc gieo trực tiếp hạt xuống thùng xốp thì sau khi cây ra 2 tới 4 lá thật thì cũng nên tỉa cây. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên để mỗi gốc một cây. Các cây yếu kém có dấu hiệu chết nên được loại bỏ.

Mồng tơi khá dễ sống và không yêu cầu nhiều dinh dưỡng. Với đất đã đủ dinh dưỡng, đất có trộn phân hữu cơ, trùn quế, xơ dừa trước khi trồng thì trong giai đoạn phát triển của cây không cần phải bón thêm phân nữa.

Xem thêm  Kĩ thuật trồng hành lá đơn giản và hiệu quả

Khi cây còn bé quan trọng nhất là tưới nước. Nên tưới cho mồng tơi 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối. Tránh tưới giữa trưa sẽ rất dễ rất tới héo và chết cây. Những ngày mưa thì có thể giảm tần suất tới xuống tránh cho cây bị úng nước.

Chăm sóc cây lúc trưởng thành

Cây trưởng thành và có thể cho thu hoạch sau khoảng 3 tuần từ khi gieo hạt. Hoặc khi cây cao khoảng 30 cm thì có thể thu hoạch được. Trong giai đoạn trưởng thành và thu hoạch, nên che nắng một phần để nó tạo ra những chiếc lá to và mọng nước hơn.

Giai đoạn này cũng cần cung cấp đủ nước cho cây. Đặc biệt những ngày mưa lớn bạn cần chú ý xem cây có bị đổ hay không. Bạn có thể cắm thêm 1 cái cọc gần cây để tránh cây bị đổ. Nhưng với việc trồng khá ít trong thùng xốp thì cây cũng không dễ bị đổ.

Thu hoạch

Thu hoạch rau mồng tơi

Khi thu hoạch bạn nên dùng dao cắt ngọn cây, cắt khoảng 15 tới 20 cm để chừa lại phần cuống lá để cây ra mầm mới. Sau khi cắt bạn tưới nước tiếp tục như cũ và khoảng 1 tuần tiếp theo là có thể thu hoạch đợt mới.

Việc thu hoạch hàng tuần vừa khuyến khích việc sản xuất vừa giúp cây không chiếm nhiều diện tích.

Mặc dù có thể thu hoạch dài tới 6 tháng nhưng càng lâu thì thân mồng tơi càng nhỏ, dài và lá cũng mỏng đi.

Do đó thường thì mồng tơi chỉ nên thu hoạch 3-4 lần. Sau đó bỏ đi và trồng đợt mới để thu hoạch được mồng tơi ngon và mập mạp hơn.

Cây ra hoa khoảng 6 tuần sau khi gieo. Các bông hoa tự thụ phấn. Quả chín trong khoảng 1 tháng. Thường quả chín có màu đỏ khá đẹp.

Nếu bạn muốn tiết kiệm có thể để mồng tơi ra hoa khi quả đỏ thì thu hái loại bỏ thịt quả và phơi khô là có thể thu hạt giống cho những vụ sau.

Quả rau mồng tơi

Bảo quản

Mồng tơi tốt nhất là nên được dùng tươi. Nhưng nếu thu hoạch được nhiều không nấu hết trong một nữa thì bạn có thể để mồng tơi ở điều kiện thường trong 1 ngày. Hoặc để trong tủ lạnh thì có thể để được từ 2-3 ngày.

Các chú ý trong cách trồng rau mồng tơi

Mồng tơi là loại cây khá khỏe mạnh và không dễ bị bệnh. Tuy nhiên một số bệnh bạn có thể gặp khi trồng mồng tơi đó là sâu ăn lá, nấm, bệnh đốm nâu, ốc sên,…

Đối với các bệnh sâu ăn lá, hay ốc sên ăn lá rất dễ quan sát thấy khi lá mồng tơi xuất hiện các đốm xanh do sâu hoặc ốc sên ăn mất.

Các loại sâu, ốc sên này thường hoạt động vào buổi tối. Do đó việc loại bỏ chúng khá dễ dàng khi thăm mồng tơi vào buổi tối. Bạn có thể dễ dàng bắt và giết chúng.

Xem thêm  Bạn đã biết cách trồng Hành Lá "siêu đơn giản" chưa?

Đối với các bệnh do nấm hay bệnh gỉ sắt, cây thường không thường xuyên gặp. Nhưng để phòng tránh và loại bỏ thì mồng tơi nên được trồng cách vụ.

Bạn có thể luân canh với các cây trồng khác hoặc để cho đất nghỉ. Các cây có dấy hiệu bệnh, yếu kém nên được loại bỏ để tránh lây lan cho cây khác.

Giá trị sử dụng của mồng tơi

Giá trị dinh dưỡng

Canh mồng tơi

Mồng tơi là một loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn như canh mồng tơi, mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc chấm mắm,..

Không chỉ cung cấp một loại thực phẩm mát lành cho bữa ăn mà thành phần của rau mồng tơi chứa chất dinh dưỡng như protein, chất báo, nhiều vitamin A, C, thiamin, riboflavin, niacin, folate …. 

Mồng tơi xào

Các giá trị khác

Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng trong y học cổ truyền. Mồng tơi có tính mát, vị ngọt nhẹ.

Mồng tơi có nhiều tác dụng như là thuốc nhuận tràng, xoa bóp, giảm đau, lợi tiểu, hạ sốt, làm se. Mồng tơi cũng được sử dụng trong viêm kết mạc, lở loét.

Lá mồng tơi phơi khô còn được sử dụng như một loại trà. Nước ép từ lá được người Nepal xưa dùng như một thuốc hạ thổ trong bệnh kiết lỵ. Hoa mồng tơi còn có thể giải độc.

Nước ép từ màu đỏ của quả được sử dụng như một thuốc giảm viêm và an toàn với phụ nữ có thai. Quả mồng tơi được sử dụng như một loại thuốc nhuộm màu đỏ. Ngoài ra quả còn được sử dụng trong sản xuất mực in, màu thực phẩm.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lá mồng tơi chứa nhiều chất có hoạt tính như là basellasaponins, betavulgaroside I, spinacoside C, momordins,… Hai peptit kháng nấm và hai protein có hoạt tính kháng virus cũng đã được phân lập từ hạt.

Lưu ý

Mặc dù mồng tơi rất lành tính và có thể dùng cho phụ nữ có thai như một nguồn bổ sung đạm. Tuy nhiên không nên dùng mùng tơi cùng với thịt bò, vì cả hai nguồn giày đạm này có thể gây táo bón, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Có thể nói mồng tơi là loại rau ăn lá có năng suất tốt với các đặc tính dinh dưỡng tuyệt vời. Khả năng kháng bệnh và sâu hại vượt trội. Cách trồng rau mồng tơi cũng rất đơn giản và rất dễ chăm sóc.

Với những chia sẻ nhỏ về cách trồng rau mồng tơi trên đây, nuotrong.vn hy vọng rằng bạn có thể trồng những cây rau mồng tơi và có những bữa ăn chuẩn organic tại nhà. Chúc bạn thành công!

Theo: Biển Lặng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận