Trồng ớt trong chậu đòi hỏi kĩ thuật không quá khó. Nhưng chúng cần nhu cầu hơi khác so với các loại cây khác.
Lợi ích to lớn của việc trồng ớt trong chậu là một cây ớt thường sẽ cho bạn hàng trăm quả ớt hoặc hơn. Vậy trồng ớt trong chậu thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Một cây ớt thường sẽ cho bạn hàng trăm quả ớt hoặc hơn. Tất cả những người thích ăn ớt thường có thể tự cung cấp đủ ớt chỉ với một vài cây.
Bạn sẽ khám phá một thế giới hương vị hoàn toàn mới. Khi so sánh với các loại ớt ‘đỏ’ và ‘xanh’ phổ biến ở hầu hết các siêu thị.
Nội dung
Trồng ớt trong chậu là gì?
Trồng ớt trong chậu là kỹ thuật trồng ớt quy mô nhỏ, không quá tốn diện tích. Bạn có thể trồng ngoài ban công, sân thượng… Chỉ một vài cây ớt cũng cung cấp đủ lượng ớt bạn cần cho các món ăn.
Điều kiện thích hợp để trồng ớt trong chậu
Trồng ớt trong chậu cần một vị trí ấm áp, đầy nắng. Chúng có thể được trồng trong nhà kính, khung trồng hoặc kết cấu có mái che.
Tiếp theo là thời gian thích hợp để trồng ớt trong chậu. Có thể gieo hạt trong khoảng tháng 2 đến tháng 4. Bạn nên gieo sớm các loại ớt nóng vì chúng cần một mùa hè dài để thu hoạch được.
Công tác chuẩn bị cho việc trồng ớt trong chậu
1. Chọn giống cây phù hợp trồng ớt trong chậu
Chọn giống ớt cay hoặc ớt ngọt theo sở thích của bạn. Giống ớt cay tiêu biểu có ớt chỉ thiên quả nhỏ, ít bị sâu bệnh. Hoặc ớt chỉ địa quả to, dễ bị sâu bệnh. Giống ớt ngọt điển hình là ớt chuông.
- Hạt giống:
Có thể lựa hạt từ những quả ớt không sâu bệnh rồi phơi khô. Hoặc mua trực tiếp hạt ở cửa hàng.
- Cây giống:
Nếu bạn không thích ươm hạt giống thì lựa chọn mua cây giống là một giải pháp tốt. Giúp bạn tiết kiệm thời gian và rút ngắn thời gina thu hoạch.
2. Chọn chậu
-Chọn chậu có lỗ thoát nước vừa đủ.
-Chậu có đường kính cỡ 7 cm đủ cho một cây giống nhỏ. Khi cây cao lên, bạn nên có chậu sâu và rộng hơn. Sử dụng một chậu lớn hơn một chút cỡ 20-23 cm để trồng cây loại lớn.
3. Đất trồng
Đất tốt là chìa khóa để trồng ớt trong chậu thành công. Đất phải giàu chất hữu cơ và màu mỡ. Bạn có thể thêm phân chuồng hoại mục hoặc phân trộn vào lúc trồng.
Bên cạnh đó, trộn 5-10 g bột neem vào lúc làm đất. Việc này sẽ bảo vệ cây non khỏi các bệnh và sâu bệnh truyền qua đất.
4. Nước tưới
Dùng nước ấm để ươm hạt giống và nước máy thường để tưới cây sau khi trồng vào đất.
5. Phân bón
- Phân trộn hoặc phân chuồng hoại mục.
- Phân giàu Kali/ phân NPK mua trực tiếp tại cửa hàng phân bón.
- Phân bón sử dụng cho cây cà chua.
6.Nhiệt độ thích hợp cho việc trồng ớt trong chậu
-Nhiệt độ đất trên 15 độ C là cần thiết để cây phát triển tốt nhất.
-Nhiệt độ nảy mầm tối ưu của hạt là trên 20 độ C. Nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 35 độ C và xuống đến 10 độ C.
-Nhiệt độ phát triển lý tưởng là từ 21 đến 32 độ C.
Các thao tác tiến hành trồng ớt trong chậu
1. Bước 1: Ươm hạt để trồng ớt trong chậu
- Ngâm hạt giống ớt qua đêm trong nước ấm trước khi trồng 24 giờ.
- Gieo hạt sâu khoảng 5mm trong bầu ủ hạt. Đặt bầu ủ hạt ở nơi ấm áp, nhiệt độ trên 15 độ C là rất quan trọng cho hạt nảy mầm.
- Thường xuyên phun sương cho hạt giống và giữ ẩm đều cho đất. Để hạt dễ nảy mầm, dùng màng bọc thực phẩm bọc bầu lại và để ở nơi ấm áp.
2. Bước 2: Trồng cây giống vào chậu:
-Quá trình nảy mầm thường mất 1-3 tuần, phụ thuộc vào độ ấm và độ ẩm. Đặt cây nhân giống của bạn ở nơi nó sẽ không bị quá nóng dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy duy trì nhiệt độ nhất quán cũng rất quan trọng.
Sau khi hai lá thật đã hình thành thì cấy từng cây con vào bầu có đường kính 9-10cm. Duy trì ở nhiệt độ khoảng 16-18 độ C. Đợi cây cứng dần ( khoảng 10-14 ngày sau nảy mầm) trước khi trồng ra ngoài trời. Cây con sẽ thích nghi dần với nhiệt độ.
Khi ớt lớn hơn, chúng cần được chuyển dần vào các chậu lớn hơn một chút. Ví dụ, chuyển cây con dần từ chậu 3 cm sang chậu nửa lít. Sau đó là chậu một lít, rồi ba lít – thay vì từ chậu 3 cm sang chậu ba lít.
Cây sẵn sàng đưa vào chậu trồng cố định ( 20-23 cm) khi rễ đã lấp đầy chậu 9-10cm.
2.1. Vai trò của việc tỉa cành cây:
Tỉa cành trong thời kỳ đầu phát triển làm cho cây rậm rạp hơn. Khi cây cao khoảng 15-20 cm, hãy cắt ngọn đang phát triển để giúp thân cây bụi hơn. Nếu bạn thấy những bông hoa xuất hiện sớm, hãy loại bỏ chúng.
+Tỉa cành cũng có ích trong trường hợp cấy ghép. Trong quá trình sinh trưởng, hãy để ý các bệnh hoặc cành, lá bị nhiễm bệnh và loại bỏ chúng.
+ Cây ớt trồng trong chậu có thể được coi là cây trồng lâu năm và cần cắt tỉa tốt trong những tháng mùa Đông.
Bạn có thể tham khảo thêm cách chiết cành tại đây
2.2. Cách tưới nước cho ớt trồng trong chậu.
Cách bạn tưới ớt sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sự thành công khi trồng ớt trong chậu. Chọn chậu có lỗ thoát nước là quan trọng vì rễ ớt phải có không khí.
Tưới nước để giữ đất ẩm liên tục, tránh khô hoàn toàn. Bạn có thể thêm đá mạt trên bề mặt đất để kiểm soát lượng nước.
Tránh tưới quá nhiều nước, có thể gây nhiễm nấm. Vào thời điểm bắt đầu ra hoa và bắt đầu hình thành quả thì giảm tưới một chút. Nhưng hãy cẩn thận, đất khô hoàn toàn dẫn đến rụng hoa.
Một típ nhỏ khi bạn đã trồng ớt vào chậu mới. Hãy ghi nhớ sức nặng của chậu trước khi tưới. Tránh tưới nước thêm nữa cho đến khi chậu trở lại trọng lượng chưa được tưới một lần nữa.
Phun sương thường xuyên cho các tán lá. Đặc biệt là dưới mái che bằng nước ấm. Việc này giúp ngăn chặn nhện đỏ và cải thiện việc trồng trọt.
2.3. Cách bón phân cho ớt trồng trong chậu.
Cây ớt cần cho ăn thường xuyên sau khi chúng đã sử dụng hết chất trong phân ủ (thường sau khoảng sáu tuần).
Phân bón giàu kali hoặc kali (K) cần thiết cho ớt đậu quả. Bạn có thể tự làm phân bón cho ớt từ lá cây hoa chuông. Hoặc sử dụng phân bón cho cà chua. Bạn hãy sử dụng ở nồng độ thấp hơn một chút so với cho cà chua.
Phân NPK thường được sử dụng phổ biến hơn. Nó có thể giúp cây phục hồi và phát triển mới sau thu hoạch.
Việc bón phân trộn và phân hoại mục cũng rất tốt. Cho ăn mỗi tháng một lần bằng phân trộn hoặc trà phân chuồng sẽ thúc đẩy sự phát triển của cây.
Bạn có thể tham khảo kỹ thuật trồng ớt sừng chi tiết tại đây.
3. Bước 3: Thu hoạch
– Thời gian thu hoạch có thể khác nhau. Tùy thuộc vào giống cây bạn đang trồng và điều kiện. Nhưng hầu hết các giống đều mất 2-4 tháng.
-Chọn trái khi nó đã đạt kích thước tốt. Bạn có thể hái chúng khi còn xanh (vị khá nhẹ). Hoặc để chúng trên cây cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ (vị mạnh hơn, nóng hơn).
*thu hoạch ớt chín
Mẹo thu hoạch ớt của bạn:
-Thu hoạch ớt của bạn bằng cách cắt phần đầu của thân cây có trái. Việc thu hoạch quả thường xuyên giúp cây ớt dành năng lượng để phát triển nhiều quả hơn.
Phòng chống sâu bệnh cho cây ớt của bạn
1.Rệp:
- Rệp là kẻ thù lớn nhất của cây ớt, vì vậy hãy để ý chúng. Ngoài ra, trong thời tiết khô và nóng, nhện có thể ảnh hưởng đến cây.
- Tìm các đàn ruồi xanh trên các ngọn chồi mềm của cây hoặc trên lá. Chúng hút nhựa cây và bài tiết mật dính, kích thích sự phát triển của nấm mốc đen.
- Cách khắc phục: Dùng ngón tay cái và ngón cái để bóp chết các đàn rệp. Hoặc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học.
2. Ruồi trắng
- Những con ruồi trắng nhỏ hút nhựa cây và bài tiết ‘mật ong’ dính trên cây. Nó kích thích sự phát triển của nấm mốc.
- Cách khắc phục: Sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học hoặc bẫy dính.
3. Mốc xám
- Nấm phát triển thường có màu xám, mờ. Có thể bắt đầu dưới dạng các mảng nhợt nhạt hoặc đổi màu. Mốc xám (botrytis) là một bệnh phổ biến đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt.
- Bào tử xâm nhập vào cây qua mô bị tổn thương, vết thương hoặc hoa hở. Bào tử màu đen tồn tại qua mùa đông.
- Cách khắc phục:
+ Loại bỏ các bộ phận cây bị hư hỏng trước khi chúng có thể bị nhiễm bệnh.
+Cắt các vùng bị nhiễm bệnh thành mô khỏe mạnh và dọn sạch các mảnh vụn bị nhiễm bệnh.
+ Trong nhà kính, giảm độ ẩm bằng cách thông gió và tránh để cây non và cây con quá chen chúc.
Một số lưu ý khi trồng ớt trong chậu
- Cây ớt giống cần có ánh sáng tốt để phát triển.
Nếu nhà ở đô thị không có ánh sáng bên, đặc biệt là vào đầu mùa (tháng 2 / tháng 3) khi mức độ ánh sáng thấp. Bạn có thể mua đèn LED hoặc đợi mua cây vào cuối năm. Đây thường là một lựa chọn tốt với ớt vì bạn chỉ cần một vài cây.
- Hạt giống ớt thích thời tiết nóng. Vì vậy có thể trồng trong chậu trên bệ cửa sổ nhà bếp để tạo thêm một chút nhiệt cho cây ớt của bạn.
- Gieo hạt giống ớt càng sớm càng tốt (tháng Giêng hoặc tháng Hai đối với các giống nóng).
- Lý tưởng nhất là gieo hạt ớt ở nhiệt độ từ 18-21 ° C
- Gieo hạt trong bầu nhỏ và rất nông (sâu khoảng 5mm). Chuyển sang chậu lớn hơn khi hai lá đã phát triển, cố gắng không chạm vào rễ đang hình thành khi chuyển, tránh làm hỏng cây.
- Tưới nước thường xuyên nhưng không để đất bị úng. Che khay hạt bằng đá Vermiculite vì giúp giữ nước và giữ nhiệt.
- Nếu trồng cây con bên ngoài thì đợi cây con cứng dần trong 10-14 ngày, có thể để ngoài trời ban ngày và đem trồng qua đêm.
- Bón phân vào từng thời điểm thích hợp.
- Trái ớt trên cây càng lâu thì hương vị của chúng càng nóng hơn. Nhưng đồng thời điều này sẽ giảm khả năng đậu quả cho lần thu hoạch tiếp theo.
Tổng kết kỹ thuật trồng ớt trong chậu
Trồng ớt trong chậu không yêu cầu kĩ thuật cao nhưng cần sự kiên nhẫn. Bạn phải đáp ứng cho cây đủ điều kiện để sinh trưởng như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt…Ngoài ra bạn có thể tham khảo kỹ thuật trồng ớt sừng tại đây .
Sau khi thu hoạch, ớt có thể được sấy khô hoặc đông lạnh để sử dụng dần. Do đó, chỉ cần một cây ớt có thể đủ vị cho các món ăn một thời gian dài.
Chúc bạn thành công với những hướng dẫn trên nhé!
Theo: Nguyễn An