Trồng địa lan bằng gì? Bạn đã biết chưa?

Địa lan là loài hoa đẹp và có sức sống cao. Nhưng trồng địa lan bằng gì, có giống như các loài phong lan khác không? Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về thực vật cũng như cách trồng loài lan này nhé.

Nội dung

Tổng quan

Nguồn gốc phân bố

Địa lan có tên khoa học là Cymbidium hybrid thuộc họ Phong lan. Địa lan gồm rất nhiều loài và hàng nghìn loài đã được lai tạo. Chúng được cho là có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Australia.

Địa lan cũng là loài lan được trồng lâu đời nhất. Nhiều bằng chứng cho thấy chúng đã được trồng ở Trung Quốc cách đây 2500 năm, từ những năm 500 trước Công nguyên vào thời Khổng Tử.

Giống như nhiều loài lan như lan quân tử, lan hài, chúng là loài biểu sinh. Tuy nhiên chúng có thể sống tốt ở môi trường trong chậu hơn là trên các cây gỗ, hay sống nhờ các cây. Trong tự nhiên chúng được tìm thấy sống ở trên cạn nhiều hơn.

Thực vật

Địa lan là loài thân thảo, thân chúng được biến đổi như các giả hành nhưng không rõ ràng như lan vảy rồng. Thân địa lan trưởng thành cao từ 50cm tới 80 cm, thậm chí có thể cao tới 1m.

Bộ rễ của chúng có xu hướng phát triển xuống chất nền hơn là phân nhánh để tìm nhiều chất dinh dưỡng. Nó như là một yếu tố biến đổi để thích nghi với môi trường sống trên cạn nhiều hơn biểu sinh so với những loài lan khác. 

Lá chúng mọc từ gốc, mỗi thân thường có từ ba đến mười hai lá tùy độ trưởng thành của lan. Lá héo xuống gốc tạo bẹ bao quanh thân giả hành. Hoa nở thành chùm, những chùm hoa mọc từ các giả hành hoặc đôi khi từ các nách lá.

Mỗi chùm hoa có thể lên tới 30 bông. Màu sắc của chúng cũng rất đa dạng như trắng, kem, vàng, xanh lá cây.

Những bông hoa thường vào cuối mùa đông và mùa xuân. Đường kính mỗi bông hoa cũng đa dạng tùy loài từ 3 tới 7 cm. Nhiều loài lai tạo hiện nay có thể có đường kính bông to hơn lên tới 15 cm.

Đia lan trắng

Trồng địa lan bằng gì

Từ những đặc điểm về thực vật cũng như nguồn gốc của địa lan, chắc bạn chắc đã có những mường tượng về câu trả lời cho việc trồng địa lan bằng gì. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé.

Điều kiện trồng địa lan

Ánh sáng

Khác với nhiều loài lan ưa nhiều bóng râm, địa lan cần một lượng ánh sáng tốt để phát triển và ra hoa tốt. Một dấu hiệu hữu ích để biết cây có nhận được ánh sáng thích hợp hay không là màu sắc của lá. 

Chúng phải có màu xanh lá trung bình, nếu màu xanh quá đậm chứng tỏ cây của bạn đang thiếu ánh sáng. Nếu lá cây quá vàng chứng tỏ cây của bạn quá thừa ánh sáng.

Xem thêm  Bí kíp trồng và chăm sóc LAN HẠC VỸ "hiệu quả bất ngờ"

Nếu bạn trồng trong nhà, hãy cố gắng cho cây ra ngoài trời để chúng tiếp xúc tối đa với ánh sáng mặt trời. Cần lưu ý một quan trọng là đưa chúng từ từ với ánh sáng mạnh hơn. Nếu ngay lập tức đưa địa lan ra ánh sáng mạnh có thể làm cháy lá của lan.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tốt nhất cho sự phát triển và ra hoa là 25 °C vào ban ngày và 13 °C vào ban đêm. Tuy nhiên, những loại cây này rất bền và có thể chịu được nhiệt độ rộng hơn. Tuy nhiên cần điều chỉnh độ ẩm và lượng nước tưới. 

Một nguyên tắc nhỏ là tăng độ ẩm và tưới nước ở nhiệt độ cao hơn, và giảm cả hai ở nhiệt độ thấp hơn. Mặc dù địa lan thích nghi rất tốt nhưng nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới sự phát triển của lan.

Do đó khi trồng lan ở miền Bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh đôi khi nhiệt độ có thể dưới 8 °C bạn nên chú ý che chắn cho lan hoặc đưa cây vào trong nhà.

Chuẩn bị chất nền và giá thể

Hiện nay hầu hết các giống địa lan đều được trồng trong chậu. Chậu của chúng yêu cầu cần thoát nước tốt do đó các chậu sứ, hay các chậu đất là thích hợp để trồng lan. Kích thước chậu tùy thuộc vào kích thước cây.

Bạn nên chọn một chậu có đủ chỗ cho cây phát triển trong hai năm. Đường kính thường khoảng trên 10cm. Tránh sử dụng chậu lớn hơn một cách không cần thiết, vì phân ủ sẽ bị ướt quá lâu, làm thối rễ địa lan.

Nhiều người sử dụng chậu bé như một phương pháp để kìm hãm sự phát triển của lan. Các chậu có tỷ lệ đường kính và chiều sâu vào khoảng 3:1 được các chuyên gia trồng lan khuyên bạn nên chọn để trồng địa lan.

Chất nền để trồng địa lan cần thoát nước tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Tốt nhất bạn nên trộn xơ dừa, than củi, vỏ thông, và thêm một chút phân hữu cơ. Bạn cũng có thêm một ít đá chân trâu để tăng độ thoát nước cho giá thể.

Đối với các chất xơ dừa hay vỏ thông nên được xử lý trước khi trồng. Chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh nên ngâm trong nước sạch nửa tiếng tới một tiếng trước khi đem trồng địa lan.

Nhân giống

Trồng địa lan bằng gì

Nhân giống địa lan không hề khó khăn với một số mẹo nhỏ là bạn có thể đảm bảo lan phát triển khỏe mạnh và ra hoa tốt. Giống như các loại phong lan nói chung, địa lan tốt nhất nên trồng vào mùa xuân ngay sau khi kết thúc mùa hoa.

Xem thêm  Chăm sóc cây trầu bà có thật sự "đơn giản" như lời đồn?

Giống như lan hồ điệp, việc nhân giống tốt nhất là nên tách chồi từ các cây mẹ. Đầu tiên bạn nên chọn những cây địa lan mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó tưới thẫm nước cho chậu lan và để trong một tới hai giờ.

Bạn sẽ lấy cây ra khỏi chậu dễ dàng sau khi tưới. Bạn có thể dùng tay gỡ bỏ bớt đất và phân trên rễ lan. Sau đó bạn có thể dùng dao hoặc cưa chia địa lan ra thành những nhóm nhỏ.

Chú ý để không ảnh hưởng tới sự phát triển của lan vào mùa tưới bạn không nên chia chúng thành những đám quá nhỏ. Các rễ nên được gỡ rối và loại bỏ toàn bộ đất cũ bao gồm cả phân bón.

Bạn nên cắt tỉa rễ bị bệnh hoặc chết bằng kéo hoặc dụng cụ cắt đã khử trùng. Chúng thường có màu nâu, nhão, nhăn nheo hoặc rỗng bên trong. Các rễ khỏe mạnh thường có màu trắng và chắc nên được cắt ngắn lại, để khoảng 15 tới 20cm.

Không nên trồng địa lan quá sâu vì chúng có thể bị úng hoặc nghẹt thở. Vì dù chúng có đặc điểm để thích nghi với môi trường nhưng chúng vẫn là loài biểu sinh và có hô hấp qua rễ. Phần gốc lan khi trồng phải ngang bằng mới mặt chậu.

Cách chăm sóc địa lan

Tưới nước

Trồng địa lan bằng gì

Cây địa lan đã tiến hóa các cơ quan dự trữ nước (giả hành) để chịu được sự khô hạn nhất định. Đặc điểm này giúp chúng có thể sống tốt trong môi trường khô hạn. Các giả hành càng lớn thì thời gian chịu hạn của địa lan càng lâu.

Do đó khi trồng địa lan bạn nhất định phải để cây gần khô giữa các lần tưới. Tưới nước một lần một tuần thường là đủ đối hầu hết các loại địa lan. Trừ khi điều kiện quá nóng hoặc quá khô thì bạn nên tăng tần suất tới cho cây.

Những cây nhỏ hơn có thể cần tưới 4-5 ngày một lần trong thời gian phát triển, cho đến khi chúng trưởng thành hơn. Vào những thời điểm mát mẻ hơn trong năm, cây có thể để lâu hơn một chút giữa các lần tưới. 

Luôn tưới nước kỹ, để nước thoát tốt qua các lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Nhiều khi bạn có thể quên tưới cây hay không chắc việc tưới cây hôm trước hay chưa. Bạn tốt nhất nên để một ngày nữa rồi tưới.

Bón phân

Phân chỉ nên trong thời kỳ sinh trưởng phát triển. Các chuyên gia trồng lan khuyên bạn nên sử dụng phân bón với liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng ghi trên nhãn của các loại phân.

Xem thêm  Lan vảy rồng - một loài lan rừng không hề khó trồng

Tần suất bón phân là vào khoảng một lần mỗi 3 hoặc 4 tuần. Không nên bón nhiều hơn vì điều này có thể khiến chúng bị nhiễm mặn. Bạn có thể nhận biết cây nhiễm mặn khi  dầu lá địa lan xuất hiện màu đen hoặc nâu.

Khi nhận thấy dấu hiệu này bạn nên ngay lập tức giảm nồng độ và tần suất bón phân. Rửa chậu kỹ bằng nước thường. Ngâm chậu ngập trong nước và sau đó để chảy tự do ra khỏi chậu.

Những lưu ý khi trồng địa lan

Sâu bệnh hại lan

Địa lan vàng

Địa lan không đặc biệt dễ bị sâu bệnh. Nhện đỏ hay rệp đỏ là loài hay gặp nhất đặc biệt là ở các môi trường quá nóng hoặc quá ít độ ẩm. Thông thường, chỉ cần thay đổi môi trường trồng cây hoặc là thay chậu sẽ loại bỏ được nhện đỏ.

Ngoài ra bạn có thể phun thêm các loại thuốc trừ sâu bệnh. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn có thể sử dụng Ultra-Fine đều đặn (ba tuần một lần) sẽ giúp cây phòng tránh các bệnh tật. Hãy luôn cẩn thận để rệp không tấn công nụ hoa trong giai đoạn đầu.

Các loại virus, vi khuẩn cũng có thể gặp ở địa lan. Vì vậy hãy đảm bảo bạn nên xử lý tốt giống cây trước khi trồng hoặc là chỉ nên mua giống từ những nguồn uy tín.

Một trong những ưu điểm của địa lan là khi bị bệnh do các loại virus thường tạo ra các triệu chứng trên lá có thể nhìn thấy được. Nên cây nhiễm bệnh có thể được kiểm tra, xử lý và loại bỏ virus dễ dàng.

Kích thích lan ra hoa

Để kích thích cây ra hoa theo thời điểm Tết Nguyên Đán bạn nên ngừng bón phân từ cuối tháng Tám. Giảm lượng lượng tưới dần dần. Khi thời tiết mát mẻ hơn đến gần, hãy giảm lượng nước tưới xuống gần như không và để cây khô ráo. 

Điều quan trọng là kết hợp khí hậu mát mẻ, không bón phân, khô ráo và ánh sáng để kích thích cho cây ra hoa. Địa lan thường cần ít nhất 6 tuần trong chế độ này để bắt đầu phát triển hoa. Nếu bất kỳ yếu tố nào bị bỏ qua, lan có thể không ra hoa trong mùa đó.

Thường thì vào đầu tháng 11, bạn có thể mang cây vào trong nhà. Cố gắng đặt chúng ở vị trí thoáng mát và chỉ tưới nước cho đến khi bạn thấy những cành hoa bắt đầu lộ ra. Sau đó, dần dần trở lại chế độ chăm sóc bình thường và tận hưởng những bông hoa.

Trên đây những chia sẻ về cách trồng địa lan. Nuoitrong.vn hy vọng rằng với những chia sẻ này bạn đã có cho mình câu trả lời của câu hỏi trồng địa lan bằng gì. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận