Biện pháp diệt Sâu Vẽ Bùa hiệu quả nhất

Sâu vẽ bùa rất hay bắt gặp trên những cây ăn quả hay các loại rau trồng tại nhà. Mời các bạn cùng nuoitrong.vn tìm hiểu cách diệt sâu vẽ bùa không cần dùng thuốc đơn giản và hiệu quả.

Khi sâu vẽ bùa gây hại trên cây trồng, bề mặt lá có các đường đục dài, lá cây cuốn lại. Các bạn rất dễ bắt gặp hiện tượng này ở các cây có múi. Tưởng chừng như là vô hại, tuy nhiên nếu không phòng trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ bùng phát và gây hại nặng trên toàn bộ vườn.

Sau đây nuoitrong.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết và phòng trị loại sâu này trên các vườn cây trồng. Hay quy mô nhỏ hơn có thể là cây, rau sạch trồng tại nhà. Các biện pháp thủ công, biện pháp chỉ dùng nước để diệt sâu vẽ bùa. Và các loại thuốc sinh học thân thiên môi trường. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

sau ve bua

Nguy hiểm hơn nữa là từ những vết mà loại sâu này gây ra, các loại sinh vật có hại sẽ tận dụng cơ hội xâm nhiễm. Nhất là những vi khuẩn gây bệnh loét. Tác hại kép sẽ tàn phá mạnh mẽ hơn và khiến cho lá bị rụng.

Cây cằn cỗi xơ xác, quả kém phẩm chất và khó tiêu thụ. Gây thiệt hại đáng kể cho những người trồng.

Nội dung

Dấu hiệu có sâu vẽ bùa

Sâu non đục phá dưới mặt lá ăn mô mềm làm xuất hiện các đường chạy dài ngoằn nghoèo. Lá cây co cụm, giảm diện tích quang hợp, giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non.

Đây là các dấu hiệu điển hình của sâu vẽ bùa gây hại. Trước khi vào nhộng thì nó ra ngoài sát mép lá, sau đó nó cuộn mép lá lại và làm nhộng bên trong. Thì vuốt mép lá ra là có thể diệt được sâu. Nếu sâu chưa vào nhộng thì tìm trên đường vẽ, bấm một cái cũng tiêu diệt được.

Các thuốc có tính chất thân thiện phòng trị loại sâu này được là dầu khoáng hoặc ABAMECTIN hoặc ROTENONE khi lộc mới nhú. Và phun nhắc lại sau 7 – 10 ngày.

Phun trừ hầu như là rất khó vì sâu đã chui vào bên trong nên hiệu quả không cao. Cho nên phải phòng ngừa trước khi nó đục vào.

Nguy cơ nhiễm các bệnh khác khi bị sâu tấn công

Khi sâu vẽ bùa tấn công tạo điều kiên cho các bệnh khác phát triển từ vết thương. Có thể có triệu chứng xuất hiện nhiều đốm đỏ, sau đó héo dần ra xung quanh, lan xuống cả mặt dưới lá. Triệu chúng này cùng có ở hai bệnh loét do vi khuẩn và bệnh ghẻ do nấm.

Tuy nhiên đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác biệt về bản chất. Vì vậy cần lưu ý một số đặc điểm phân biệt. Nếu như cây quýt hoặc cây chanh thì bệnh sẹo là chính. Nhưng trên cây cam, cây bưởi thì bệnh loét có các vết to hơn, bên cạnh đó xung quanh vết bệnh có quầng vàng rất rõ.

Cây nào sinh trưởng kém, càng thiếu dinh dưỡng càng bị nặng cho nên cần hết sức chú ý. Chỉ khoảng một thời gian sau khi nhiễm bệnh là lá sẽ rụng hết.

Khi thấy vườn cây bị bệnh, áp dụng ngay các cách làm tổng hợp. Cắt đi các cành lá và quả nhiễm đem hủy bỏ. Không tưới nước tràn trên lá mà chỉ tưới ở gốc. Bón phân cân đối, chú ý giảm lượng phân đạm và ngưng phun phân bón lá.

Cách diệt sâu vẽ bùa không dùng thuốc

Chia sẻ hai cách diệt sâu vẽ bùa đơn giản không cần dùng bất cứ loại thuốc nào cho các bạn.

Diệt sâu thủ công

Cách thứ nhất là mình sẽ bắt bằng tay dành cho những bạn nào trồng cây với số lượng ít. Hoặc là mật độ của sâu vẽ bùa chưa cao. Tác hại của sâu vẽ bùa là sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và năng suất của cây nếu như xuất hiện với số lượng nhiều.

Một ví dụ điển hình có sâu vẽ bùa là cây cà chua trồng trong chậu tại nhà. Một loại cây rất hay gặp sâu vẽ bùa.

cay ca chua

Với sự xuất hiện của sâu vẽ bùa ít thì cây vẫn phát triển và cho trái bình thường. Nhưng nếu như sâu xuất hiện ở mật độ cao thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cây. Cây sẽ phát triển kém ảnh hưởng đến năng suất.

Với mật độ ít thì các bạn có thể bắt sâu vẽ bùa bằng tay rất dễ dàng.

Dấu hiệu để biết sâu vẽ bùa đơn giản nhất là trên lá cây xuất hiện những vết màu trắng giống như vết sên bò. Lá bị sâu tấn công sẽ chậm phát triển và héo dần. Vậy như thế nào thì gọi là mật độ thấp. Đó là khi các lá bị nhiễm sâu nằm rải rác lẻ tẻ.

Còn khi các lá bị sâu tấn công phủ đầy hết cây thì đó là tình trạng quá nặng.

Diệt sâu trên cây trồng tại nhà

Các đường loằn ngoằn của sâu vẽ bùa trên lá cây luôn có hai đầu. Đầu nhỏ là đầu bắt đầu, nó sẽ chạy dài đến đầu lớn. Đó chính là nơi có con sâu vẽ bùa nằm bên trong. Để ý kỹ các bạn sẽ thấy phần đầu lớn này có một đốm nhỏ màu vàng nhạt, đó chính là con sâu vẽ bùa.

Để bắt sâu vẽ bùa, các bạn dùng phần đầu nhọn của cây tăm hoặc que vót nhọn. Cào nhẹ vào chấm màu vàng nhạt đã xác định được. Nếu cào mạnh thì sẽ thủng lá. Cào nhẹ nhàng và gẩy con sâu ra từ từ. Với tác động từ đầu que nhọn là sâu đã vỡ ra rồi, coi như tiêu diệt xong.

diet sau ve bua

Loài sâu này rất bé, kích cỡ của nó tương đương cũng chỉ bằng đầu nhọn của cây tăm. Tuy nhiên không phải đường loằn ngoằn nào cũng có sâu vẽ bùa bên trong đâu các bạn ạ.

Ví dụ như các bạn tìm thấy ở đầu lớn có nốt màu đen chứ không phải vàng nhạt, không có sâu vẽ bùa bên trong. Đó chính là đường vẽ bùa đã cũ nên không có sâu. Phần đầu lớn có đốm đen hoặc màu trắng thì thường không có sâu.

Chỉ khi nào đầu lớn có chấm màu vàng nhạt rất dễ nhận biết thì ta mới xử lý. Do phương pháp làm thủ công nên cũng cần yêu cầu mắt nhìn tốt và khéo léo. Bởi loài sâu này có kích thước rất nhỏ.

Diệt sâu vẽ bùa chỉ dùng nước

Cách diệt sâu này dành cho những bạn trồng cây dạng dây leo. Hoặc là mắt các bạn không nhìn tinh, không thấy được sâu vẽ bùa. Hoặc đơn giản là không có thời gian để ngồi chăm chút cho từng lá được.

Ở cách này chúng ta sẽ phun nước ấm, nước hai sôi một lạnh. Nước lạnh là nước lấy ở nhiệt độ bình thường. Lấy một tô nước lạnh đổ vào chậu trước. Tiếp đó thêm vào hai tô nước sôi. Nước sôi ở đây là nước vừa mới đun xong, coi như xấp xỉ 100 độ C.

Chú ý thao tác để tránh bị bỏng do nước rất nóng. Vừa không diệt được sâu lại còn bị phỏng tay.

Đổ sang một ca có mỏ để cho sang bình phun dễ dàng hơn. Bình phun chọn những loại bình tưới hay dùng tại nhà mua ở các cửa hàng. Có thể là loại bình màu vàng, dung tích 1,5 lít.

Trước khi phun nhớ điều chỉnh vòi sao cho đạt lượng nước ra vừa phải. Tiến hành xịt thẳng vào từng lá bị sâu vẽ bùa. Để vòi xịt nghiên một góc khoảng 60 – 70 độ sao với lá. Xịt ba lần lên lá.

phuong phap dung nuoc

Mỗi lần xịt một lượng vừa phải, tầm 0,5 giây. Nhớ kỹ rằng chỉ phun vừa phải, không được phun quá nhiều. Sau khi phun các bạn có thể dùng kẹp ghim đánh dấu để vài ngày sau kiểm tra hiệu quả.

Kiểm tra sau phun nước

Sau vài ngày, có thể lấy que nhọn để kiểm tra. Ta cũng tiến hành cào nhẹ phần đầu to. Các bạn sẽ thấy sâu bị mềm nhũn ra, chúng sẽ có màu trắng chứ không phải màu vàng nhạt. Chứng tỏ sâu đã bị tiêu diệt.

Nếu các bạn phun qua nhiều thì lá sẽ bị bỏng và cháy sau vài ngày. Nếu phun ít thì không đủ nhiệt độ để tiêu diệt sâu. Nhớ phun vừa đủ như trên. Các bạn có thể phun thử vài lá trước để lấy kinh nghiệm.

Thời điểm phun nước hai sôi một lạnh vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm và đặc biệt chú ý phun vừa phải. Nước sau khi pha phải tiến hành thao tác nhanh để không bị nguội mất. Ảnh hưởng đến việc tiêu diệt sâu.

Cách diệt sâu vẽ bùa trên rau cải

Để diệt sâu vẽ bùa trên rau cải thì các bạn dùng thùng tưới ô roa cỡ lớn. Và tưới cho cây bằng nước một sôi một lạnh. Cách làm này cũng có thể áp dụng để tiêu diệt những loại sâu ăn lá rau. Đối với rau cải khi tưới nước một sôi một lạnh có tác dụng diệt sâu vẽ bùa rất tốt.

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao khi dùng để diệt sâu trên rau lại dùng bình tưới cỡ lớn và nước một sôi một lạnh. Còn khi dùng bình tưới nhỏ 1, 5 lít thì lại dùng nước hai sôi một lạnh.

Nguyên nhân là khi nước phun ra từ vòi phụt thì nhiệt độ sẽ giảm nhanh hơn. Nên ta phải tăng phần nước sôi lên để bù lượng nhiệt mất đi.

Còn khi dùng bình tưới cỡ lớn thì nước ra nhiều nên nhiệt dộ không bị giảm nhiều cho nên chỉ cần pha tỷ lệ 1 : 1 là có thể diệt được sâu vẽ bùa rồi.

Phun dung dịch tỏi ớt gừng và nước rửa chén pha loãng có diệt được sâu vẽ bùa không?

Loài sâu này đào đường hầm ăn sâu vào bên trong lá. Phía bên ngoài được lớp biểu bì của lá che chắn. Do vậy khi phun dung dịch tỏi ớt gừng hoặc nước rửa chén pha loãng thì chắc chắn sẽ bị chặn lại bởi lớp biểu bì của lá.

Do vậy không đến được đích là sâu. Cho nên phương pháp này cho hiệu quả không cao.

Khắc phục cây chanh bị nhiễm sâu

Hỏi cách khắc phục hiện tượng cây chanh có lá bị sâu vẽ bùa và xoăn lá, cuộn tròn lá lại như thế nào?

Nếu đúng theo triệu chứng mô tả như trên thì có thể khẳng định cây đã bị sâu vẽ bùa. Chúng xâm nhập, tức là tạo ra những vết loằn ngoằn ở trên lá. Đầu tiên khi lá chưa quăn lại thì hình dáng những đường này như là những đường người ta vẽ trên lá bùa cho nên được gọi là sâu vẽ bùa.

sau ve bua

Đó là cách lấy tên của loại sâu này còn thực tế nó là một loại sâu đục lá. Khi gây hại chúng làm cho lá bị xoăn và cuối cùng cuộn tròn lại. Khiến cho lá mất khả năng quang hợp.

Mà cây không quang hợp được thì sẽ không tạo ra chất, không lớn được. Sinh trưởng rất là kém, và nếu ra hoa ở trên những cành vẽ bùa thì cũng sẽ bị rụng sớm. Quả cũng sẽ bị rụng sớm.

Vì thế cho nên đối với loại sâu vẽ bùa này thì chúng ta cần chú ý như sau. Phải nắm được đặc điểm của nó thì qua đó chúng ta mới phòng trừ tốt được. Thứ nhất là con sau này phát sinh phát triển bao giờ cũng kèm với sự phát sinh phát triển đợt lộc của cây.

Sâu vẽ bùa tấn công thời điểm nào?

Thế thì đối với cây của chúng ta thường một năm ra khoảng bốn đợt lộc. Nếu mà chúng ta chăm sóc không tốt, bón phân lai rai thì các đợt lộc xuất hiện cũng rất lai rai. Và gần như quanh năm lúc nào cũng thấy ở trên cây có lộc. Như thế thì không tốt.

Vì thế cho nên là chúng ta phải nắm được có bốn đợt lộc như vậy. Thì vào trước mỗi đợt lộc như vậy các bạn phải tập trung phân bón vào. Và nước tưới cũng bổ sung vào nếu cần. Như vậy để làm gì? Để kích cho cây ra lộc tập trung.

Nếu ra tập trung như vậy thì chúng ta chỉ bảo vệ đơn giản hơn mà cũng đỡ phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn. Theo nhiều nhà nông cứ nghĩ rằng phải phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần.

Cứ theo như thế thì một năm chúng ta phải phun đến gần 30 lần. Như vậy thì không được, cũng gây ô nhiễm môi trường, tốn chi phí.

Bởi vì thế cho nên chúng ta phải chăm sóc để cây ra lộc tập trung. Còn khi lộc cây mới nhú, nhấn mạnh là chỉ nhú. Tức là dài từ một đến hai cm thôi. Nếu dài hơn thì rất có thể sâu chui vào trong mô lá rồi.

Thuốc sinh học phòng trị sâu vẽ bùa

Các bạn sử dụng các loại thuốc trừ sâu có gốc dầu khoáng như là PETROLEUM hoặc thuốc trừ sâu gốc ABAMECTIN. Hoặc thuốc trừ sâu gốc gốc ABAMECTIN cộng với dầu khoáng PETROLEUM SPRAY OIL. Hoặc là thuốc gốc CYROMAZINE hoặc gốc MATRIN,…

Một trong các thuốc này, các bạn pha theo tỷ lệ khuyến cáo trên bao bì. Và tiến hành phun lên đọt non của cây chanh. Và phun vào lúc lộc mới nhú dưới hai cm là đợt phun thứ nhất.

Phun lại đợt thứ hai sau 7 – 10 ngày nữa. Như thế mỗi đợt lộc chúng ta chỉ cần phun hai lần thôi Là chúng ta có thể bảo vệ được.

Sâu vẽ bùa có thể xuất hiện mọi thời điểm, nhiều nhất ở các đợt lộc xuân hoặc khi cây ra hoa đến lúc trái non. Nắm vững các đăc tính của sâu vẽ bùa cùng các biện pháp tiêu diệt và xử lý. Sẽ giúp các bạn phòng trừ được tốt nhất. Để không còn nỗi lo sâu vẽ bùa tấn công rau sạch trồng tại nhà hay vườn cây ăn trái.

Cảm ơn các bạn theo dõi bài viết.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (2 bình chọn)

Thêm bình luận