Kinh nghiệm chăn nuôi hươu sinh sản

Kiến thức cơ bản được đúc rút từ thực tế chăn nuôi hươu sinh sản đã thành công. Giới thiệu lại để bà con tham khảo ứng dụng vào chăn nuôi của gia đình nhà mình.

Nội dung

Nuôi hươu sinh sản

Tuổi của hươu là hai mươi lăm năm, năm nào hươu đực cũng cho nhung, năm nào hươu cái cũng đẻ. Ta chăn nuôi khai thác tầm mười bảy mười tám năm. Khi thấy lượng nhung hươu kém, chất lượng đẻ thất thường. Chuyển lứa khác để hiệu quả hơn, hươu cũ chuyển bán thương phẩm.

Như vậy chỉ cần đầu tư vốn một lần mà tuổi thọ của nó hai mươi lăm năm là thời gian rất dài.

Từ khi đẻ ra con cái chỉ cần mười ba tháng đi lần thứ nhất. Nhưng khi con đực phải có đủ hai tuổi trở lên mới phối được.

Để tốt nhất ta chỉ nên dùng hươu đực từ hai tuổi rưỡi trở lên.

Căn cứ đặc điểm này người mua hươu giống nhỏ hay mua kèm một con bố. Tuy giá thành con đực bố đắt hơn, lợi nhuận mang lại rất lớn.

Thứ nhất được cặp nhung to. Thứ hai là thời gian sinh sản của các con cái sẽ đẩy nhanh lên từ một đến hai lứa. Lợi nhuận sẽ rất cao.

nuoi huou sinh san

Hươu cái sinh sản

Chọn giống

Cơ bản hươu cái sinh sản được trừ những con tàn tật đến mức độ không thể sinh sản được. Nên ta cần chọn loại bỏ những con tàn tật.

Hươu đực để phối phải có lấy nhung từ tám chín lạng trở lên. Hươu cái đạt độ tám đến mười một tháng gọi hươu tơ.

Đối với hươu cái từ sinh ra đến khi đi giống lần đầu tiên là mười ba tháng. Giao phối thành công mang bầu bảy tháng, mỗi năm đẻ một lứa, mối lứa một con.

Khi hươu cái đã đạt thì các lần đi giống sẽ là tầm tháng hai cho đến tháng tám âm.

Chu kỳ động dục

Nếu đi giống chưa phối giống thì lần tiếp theo sẽ là tháng kế tiếp. Hươu đực đi giống và hươu cái đi giống có khác nhau.

Các triệu chứng hươu động dục có biểu hiện sau: đứng nằm không yên, mắt doãi theo con đực. Luôn luôn đòi theo con đực, tìm mọi cách sang ô của con đực. Sục xạo bám đuổi theo con đực, có hiện tượng ăn ít, có con còn bỏ cả ăn.

Về thể trạng hoa cái có màu hồng hồng, các triệu chứng trên người chăn nuôi gần gũi với con hươu sẽ phát hiện ra.

Cách cho hươu giao phối

Phát hiện hươu cái đi giống, điều trước nhất là phải mở cửa. Cho hươu đực, hươu cái vào cùng một ô để cho tự sinh hoạt cùng nhau.

Nếu nuôi cùng trong một ô chuồng hoặc nuôi theo đàn thì khi đến kỳ động dục. Đều giao phối một cách tự nhiên. Từ trước tới nay việc hươu giao phối đều là tự nhiên, không cần phải con người hỗ trợ như trâu, , lợn và các loại động vật khác.

Xem thêm  Kinh nghiệm chăm sóc thỏ con sống 100%

Cách làm cửa thông chuồng

Cách tạo cửa cho hươu cái động dục sang giao phối

Trong trường hợp nhốt mỗi con từng ô lại ít thời gian theo dõi hươu cái để nhìn thấy. Thì biện pháp tốt nhất cần tạo cửa nhỏ để cho hươu cái tự chui sang giao phối.

Cách làm: giữa ô chuồng nọ với ô chuồng kia, từ mặt nên cao lên ba mươi phân thì để một lỗ tròn đường kính ba mươi phân. Tùy vào hươu to hay hươu nhỏ.

Với cửa nhỏ này khi con cái đi giống sẽ chui sang ô con đực. Con đực chẳng thể chui qua được vì con đực to hơn. Lúc phối thành công, các lần tiếp theo con cái không cho, con đực đánh. Khi đó con cái sẽ tự chui qua cửa lỗ về ô của mình.

Với biện pháp này nhà chăn nuôi hươu sinh sản đỡ phải mất thời gian theo dõi. Mà kết quả sinh sản của hươu vẫn đảm bảo.

Nuôi để nhân đàn thì tỷ lệ một hươu đực tối đa là bốn hươu cái. Hươu đực vừa cho nhung, vừa chức năng giao phối sinh sản bình thường. Hươu đực phải có nguồn gốc cho nhung tám chín lạng là tối thiểu.

nuoi huou sinh san

Thời kì hươu sinh sản

Hươu bầu bảy tháng là tới kỳ sinh sản. Trước sinh sản phải chuẩn bị cho hươu một ô chuồng thật cẩn thận. Không để các rủi ro do chuồng gây ra bằng cách nền chuồng phải khô sạch sẽ.

Các tấm bạt, ni lông che mưa che gió không được đu đưa lật phật, không làm cho hươu giật mình. Giữa ô nọ với ô kia các thanh bức ngăn không thưa quá. Hươu con không thể chui từ ô nọ sang ô kia được, bởi chui sang ô của con khác là rất phức tạp.

Đông che hè mở, chuẩn bị chuồng tốt rồi, khi hươu đẻ đều tự nhiên. Con người không cần phải hỗ trợ.

Sinh hươu con ra, hươu mẹ tự liếm các nhớt ở trên người hươu con cho lông khô ráo. Có con còn ăn hết cả các phụ kiện đi ra theo. Nói chung hươu mẹ chăm sóc con rất khéo, không phải hỗ trợ.

Hươu con sinh ra là đứng dậy đi được ngay và tự tìm đến bú sữa mẹ. Hươu mới sinh cũng đành hanh, vì thế để tránh các rủi ro do con người gây ra. Ta không sờ vào hươu con, không bắt hươu con, không lau chùi cho hươu con. Bởi làm thế dễ bị hơi tay làm lỗi đến khả năng nhận con của hươu mẹ.

nuoi huou sinh san

Lưu ý nuôi hươu sinh sản

Hươu chăm con khá giỏi, chỉ cân chuẩn bị chỗ đẻ cho hươu thật tốt là ổn. Hươu con sinh ra phần chính là bú sữa, đến hai chục hôm là tự ăn nhấm nháp cỏ non được.

Xem thêm  17+ "bí kíp nằm lòng" khi nuôi dê thịt & Mẹo cho năng suất cao

Sau hai chục hôm đẻ thì tăng cường cỏ non và lá cây non cho hươu tập ăn. Đủ ba tháng tuổi là có thể tách mẹ ra được rồi.

Trong thực tế chăn nuôi có người đến bốn tháng, sáu bảy tháng, có khi tám tháng cũng có. Tốt hơn hết ba đến bốn tháng thì phải tách để chu kỳ sinh sản tiếp theo không bị lỡ thời gian.

Hươu mẹ sinh sản đẫy hai tháng, sang tháng thứ ba là có thể phối lại rồi. Tốt nhất sang tháng thứ tư ta cho phối lại để lứa sinh sản tiếp theo diễn ra theo đúng kế hoạch. Theo đó hươu cũng có khoảng hồi phục để có thể trạng tốt nhất trước khi vào lứa mới.

Cách chăm sóc nuôi dưỡng hươu sinh sản

Thức ăn chính hươu là cỏ và lá đắng, ngọt, bùi hươu ăn được hết. Hươu thuộc dạng ăn tạp, cỏ trâu bò không ăn được thì hươu vẫn ăn ngon lành.

Lượng chuẩn bị cho một con thì có thể đáp ứng được ba con hươu. Có thể bổ sung thêm chất tinh, một con một ngày đêm hai lạng là được. Chất tinh là hạt bắp, hạt ngô, sắn, gạo,…

Hươu ăn ban ngày bốn mươi phần trăm, ban đêm sáu mươi phần trăm lượng ăn. Hươu hay đói tầm nào ăn tầm đó, cho nên là ta bỏ cỏ vào chưa chắc hươu đã ăn luôn. Vì thế mà đừng vội đánh giá là hươu bỏ ăn, có vấn đề hay bị bệnh.

Do vậy một ngày đêm ta có thể bỏ cỏ làm ba lần không cần đúng chính xác bữa. Thời gian ăn chất tinh lúc một giờ chiều hàng ngày, không nên cho ăn chất tinh lúc buổi tối.

Làm máng ở bên ngoài chuồng cho hươu thò đầu ra ngoài ăn, đã sạch lại còn tiết kiệm ăn. Hươu cái khi đủ tám đến mười một tháng là hươu tơ. Lượng thức ăn một ngày đêm là tám đến mười hai ký, chất tinh hai lạng.

Cỏ và lá cây bỏ làm ba lần trong đó hai lần cho sáng và trưa bừng bốn mươi phần trăm. Một lần buổi tối bằng sáu mươi phần trăm. Một lần chất ăn tinh lúc một giờ chiều bằng hai lạng.

Khi hươu động dục, mang bầu lượng thức ăn vẫn như hươu tơ. Nhưng nguyên tắc tóm lại ăn thừa nhiều thì bớt đi một chút, ăn thiếu sạch sành sanh thì phải tăng lên.

Chế độ ăn cho hươu mẹ nuôi con nhỏ

Thời kỳ hươu mẹ nuôi hươu con các thời điểm cho ăn nhìn chung vẫn như hươu tơ. Có một vài thay đổi cụ thể như sau:

Cỏ và lá cây tăng lên mười hai đến mười sáu ký, thức ăn tinh tăng lên bốn lạng một ngày. Về lá ta có thể chuẩn bị lá chuối, lá mít, rau muống, cỏ voi, lá xoan, lá sung, bèo, đu đủ, …

Chế độ ăn cho hươu mẹ sau tách con

Lượng thức ăn và thời gian ăn cũng như hươu tơ. Lượng thức ăn một ngày đêm từ tám đến mười hai ký, thức ăn tinh hai lạng. Về lượng chia cho các lần ăn trong ngày xin được nhắc lại:

Xem thêm  Kỹ thuật phối giống cho heo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Cỏ và lá cây bỏ làm ba lần trong đó hai lần cho sáng và trưa bừng bốn mươi phần trăm. Một lần buổi tối bằng sáu mươi phần trăm. Một lần chất ăn tinh lúc một giờ chiều bằng hai lạng.

Lượng thức ăn có thể chỉnh linh hoạt tùy vào độ thừa thiếu thực tế. Cho nên là những kiến thức cơ bản được đúc rút từ thực tế chăn nuôi hươu sinh sản đã thành công.

Một số lưu ý

Một số chú ý trong quá trình chăn nuôi hươu sinh sản

Qua chăn nuôi và thực tế ở các nơi, con hươu mới sinh ra bị hỏng do lỗi của chuồng. Thì cần phải khắc phục các việc như sau:

Trước khi hươu đẻ phải chuẩn bị chuồng cho thật tốt. Khi hươu con mới đẻ, tuyệt đối không được để hươu con chui sang các ô của các con khác.

Không để các tấm che gió, che nắng che mưa loạt xoạt, lật phật. Bức ngăn giữa ô nọ với ô kia, các thanh ngăn phải dày dặn. Để hươu con không thể chui qua được.

Và một điểm lưu ý nữa là nền cần sát trùng thật sạch.

Tác động nên tránh nuôi hươu sinh sản

Những tác động của con người làm hỏng hươu con

Những hoạt động của ta có thể làm hỏng con hươu con thì phải chú ý những điểm như sau. Không gây ồn ào tại nơi hươu đang sinh sản. Muốn vậy chuồng cần chuyển ra nơi vắng, tránh đường nhiều xe đi lại.

Không tổ chức tham quan, xem xét tại nơi hươu đang sinh sản, mới sinh sản. Hươu mới đẻ ra không dùng tay sờ mó vuốt ve hay lau chùi hươu. Làm ảnh hưởng đến khả năng nhận diện của hươu mẹ.

Hươu rất đành hanh, do hơi tay mà nhiều người nuôi hươu sinh sản bị hươu không nhận con. Đá con đi không cho con bú hoặc cắn con. Tuy vậy gặp tình huống này vẫn có thể xử trí theo cách lấy dầu gió bôi vào hươu con và mũi hươu mẹ.

Mục đích để cho đồng mùi hươu sẽ nhận lại con. Trường hợp không xử lý được thì đành phải nuôi bộ.

Lỗi do thức ăn làm hỏng hươu mẹ có thể cả hươu con

Trong một bữa trong một ngày không cho ăn chất tinh nhiều quá dễ bị đầy hơi đi ngoài. Không cho ăn các loại đồ ăn thối rữa mốc meo hoặc cứng quá.

Trên đây là toàn bộ nội dung, kinh nghiệm nuôi hươu sinh sản. Mọi trao đổi, câu hỏi bà con có thể để lại bình luận ở bên dưới. Nuoitrong chúc các bạn chăn nuôi hươu sinh sản áp dụng thành công.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận