Tỏi đen – “Thần dược” chữa bệnh không phải ai cũng biết!

Nội dung

Tỏi đen là gì?

Tên tiếng Anh là Black Garlic. Nguồn gốc chính xác của loài này chưa xác định được, nhưng trong nhiều thế  kỷ, tỏi đen được sản xuất và sử dụng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sau đó nó được du nhập qua Bắc Mỹ và trở thành nguyên liệu yêu thích tại đây.

Tỏi có màu đen đặc trưng, vị ngọt mặn, dai. Điểm đặc biệt là nó hề còn mùi hăng khó chịu của tỏi trắng thông thường. Nó được ứng dụng rộng rãi làm nguyên liệu trong thực phẩm, dược phẩm ngày nay.

Tỏi đen hay còn gọi là “tỏi lên men”. Loại này được làm hoàn toàn từ loại tỏi trắng thông thường. Màu sắc, hương vị của tỏi đen được tạo thành do sự phân hủy các enzym và sự biến đổi đường có sẵn trong tỏi. Do đó, quá trình tạo tỏi đen không hề sử dụng hóa chất, chất bảo quản, hương liệu, nguyên liệu bên ngoài.

Tỏi đen có mấy loại?

Phân loại tỏi đen sẽ phụ thuộc vào loại nguyên liệu được sử dụng. Hiện nay, phổ biến hai loại là tỏi nhiều nhánh và tỏi cô đơn. Thực chất quy trình làm hai loại tỏi này là giống nhau.

Tỏi nhiều nhánh

Tỏi đen có nhiều nhánh thực chất là loại tỏi có nhiều tép con. Loại này thường được dùng khá phổ biến làm gia vị. Do việc nuôi trồng khá đơn giản nên giá thành cũng rẻ hơn loại tỏi cô đơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam sẽ ít dùng tỏi nhánh làm tỏi đen.

Tỏi cô đơn

Tỏi cô đơn là loại mà cả củ chỉ có một tép tỏi. Đây là loại tỏi được nuôi trồng đặc biệt. So với tỏi nhiều nhánh, loại này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng hơn. Mùi vị loại này cũng bớt hăng hơn, thậm chí có mùi thơm nhẹ.

Tỏi đen cô đơn

Do đó, để làm được loại tỏi đen chất lượng tốt, người ta vẫn ưu tiên dùng tỏi cô đơn hơn. Thời gian làm tỏi đen từ loại này sẽ lâu hơn, nhưng sản phẩm cuối cùng sẽ nhiều dưỡng chất và thơm hơn tỏi đen làm từ tỏi nhiều nhánh nhiều.

Thành phần hóa học trong tỏi đen

Tỏi đen chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng  hoặc chất có hoạt tính sinh học được hình thành từ quá trình lên men:

  • Chất chống oxy hóa: polyphenol, flavonoid, dẫn xuất tetrahydro-β-carboline,
  • Các hợp chất organsulfua: S-allyl-cysteine ​​và S-allyl-mercaptocysteine. allicin, allixin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, S-allyl-cysteine, S-allyl-mercaptocysteine, allixin, 1-propenyl allyl thiosulfonate , …

Chất chống oxy hóa, các hợp chất organsulfua là những chất có tác dụng quan trọng như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng sinh, chống đái tháo đường, … Và so với tỏi tươi, nồng độ của chúng cao gấp 4.3 – 6.3 lần.

Công dụng tuyệt vời của tỏi đen

Tỏi đen đã được nghiên cứu và phát triển như một thực phẩm ngăn ngừa, điều trị nhiều bệnh và bồi dưỡng cơ thể:

Xem thêm  Đắp mặt nạ sữa tươi qua đêm như thế nào để ''hiệu quả''?

Tác dụng chống ung thư

Ung thư được biết đến là căn bệnh gây tử vong dẫn đầu so với các nhóm bệnh khác. Nó liên quan đến sự phát triển không kiểm soát hoặc bất thường của các cơ quan trong cơ thể.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của tỏi đen trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Nó khiến cho các tế bào ung thư không thể lan rộng sang các tổ chức lành bên cạnh. Tác dụng này được tìm thấy liên quan đến ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư bạch huyết.

Chống rối loạn lipid máu và béo phì

Với các chế độ ăn có thêm tỏi đen giúp giảm cân bằng cách gây cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng rối loạn lipid do ăn nhiều gây ra.

Khả năng chống oxy hóa

Với khả năng chống lại các tác nhân oxy hóa, tỏi đen sẽ làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa và làm giảm các bệnh về tim mạch. Ví dụ như cải thiện chức năng tim, bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch, …

Một tác dụng nữa của tỏi được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe là ngăn ngừa tiểu đường. Thậm chí là hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh này.

Tác dụng chống viêm của tỏi đen

Tỏi đen có chứa các chất có tác dụng hạn chế sản xuất những chất trung gian gây viêm. Những chất này thường gặp trong những loại quả như cà chua, óc chó, dầu ô liu, anh đào, …

Tỏi đen tác dụng tích cực đến trí nhớ và hệ thần kinh

Đây được coi như “thần dược” trong việc cải thiện chứng suy giảm trí nhớ.  Đặc biệt là hội chứng Alzheimer ở người cao tuổi. Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng vượt trội trong điều trị viêm thần kinh hoặc nhiễm độc thần kinh, bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh.

Bảo vệ gan

Gan là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng thải độc của cơ thể. Gan dễ bị tổn thương do thói quen dùng rượu, thuốc lá, đồ cay, nóng, …Với cơ quan này, tỏi đen thể hiện chức năng bảo vệ hiệu quả, chống cả các bệnh mãn tính và cấp tính.

Cách làm tỏi đen cực đơn giản tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để chuẩn bị làm tỏi đen, các bạn cần chuẩn bị tỏi còn nguyên vẹn, chưa bị bóc vỏ. Nên chọn những củ tỏi có tép to đều, căng đầy, không bị hư hại, thối mốc. Bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài đủ để nhìn thấy các tép tỏi bên trong.

Xem thêm  14 Cách diệt kiến đen ''hiệu quả và an toàn'' nhất!

Bước 2: Làm sạch tỏi

Dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch những bụi bẩn bên ngoài củ tỏi. Không lấy những tép con hay cắt bỏ mầm tỏi. Không dùng khăn ướt hoặc rửa bằng nước để tránh ảnh hưởng đến quá trình lên men.

Bước 3: Chuẩn bị nồi

Đặt nồi cơm điện hoặc nồi nấu chậm ở chế độ làm ấm (warm). Những chế độ này sẽ cung cấp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tạo tỏi đen.

Bước 4: Cho tỏi vào nồi

Cho tỏi đã làm sạch đặt trên giá cho vào trong nồi. Cần chú ý không đặt quá nhiều củ cùng lúc. Nên để một khoảng không gian nhỏ để các củ tỏi không chạm vào nhau. Nên gói tỏi với một lớp giấy bạc để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình lên men của tỏi, trước khi cho vào nồi, người ta thường ngâm tỏi với bia trong khoảng 30 phút. Cứ 5 phút lại đảo tỏi cho thấm đều bia. Sau đó, vớt nhanh ra và gói vào giấy bạc.

Đây gọi là quá trình làm tỏi ướt. Nếu làm theo cách này thì có thể không cần dùng đến giá đỡ cũng được.

Bước 5: Để tỏi lên men

Giữ cho nồi cơm điện hoặc nồi làm ấm luôn ở chế độ “warm” cho đến khi các tép tỏi mềm dai và có màu đen (thường từ 2 – 3 tuần).

Nên thường xuyên kiểm tra nồi để đảm bảo đang đặt chế độ “warm” hoặc không bị tắt. Tỏi thu được có lớp vỏ màu nâu thẫm, khô lại. Phần bên trong các tép tỏi màu đen

Bước 6: Bảo quản tỏi đen

Sau khi làm được tỏi đen, cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Hạn dùng thường khoảng 3 tháng. Đây là cách sản xuất hiện đại thường được sử dụng ngày nay.

Chắc chắn cách làm này rất đơn giản và thuận tiện với mỗi gia đình muốn tự làm thực phẩm ngon, bổ, rẻ ngay tại nhà.

Sử dụng tỏi đen như thế nào?

Với những công dụng tuyệt vời của loại tỏi này, vậy làm thể nào để sử dụng chúng và mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất. Đây là những cách dùng tỏi đen các bạn có thể tham khảo

Ăn trực tiếp

Bởi vì không còn vị hăng nồng của tỏi trắng, cộng thêm có vị ngọt ngọt thơm thơm nên rất dễ ăn trực tiếp tỏi đen. Nên ăn từ 5 đến 10 tép tỏi vào buổi sáng. Ăn hàng ngày sẽ giúp đốt cháy lượng calo thừa nhanh chóng.

Thời điểm ăn cũng rất quan trọng. Thời điểm tốt nhất là ăn trong và sau bữa ăn. Đây được coi là thời gian hệ tiêu hóa hấp thu tốt. Nhờ vậy, cơ thể mới hấp thu tối đa được chất dinh dưỡng có trong tỏi

Xem thêm  17 loài cây chống muỗi vô cùng lợi hại & mẹo chăm sóc hiệu quả

Tỏi ngâm mật ong

Nếu không muốn ăn trực tiếp, đồng thời bảo quản được lâu hơn có thể chuyển sang dạng tỏi ngâm mật ong. Cách làm như sau:

  1. Bóc vỏ tỏi đen, cho phần tép đã bóc vỏ vào chai thủy tinh
  2. Đổ mật ong ngập phần tỏi
  3. Ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được

Nước ép tỏi đen

Nước ép tỏi là một dạng dễ dùng khác của tỏi đen. Các bạn có thể thay thế như một thức uống hàng ngày. Cách pha chế rất đơn giản. Sử dụng 3- 5 tép tỏi, thêm nước ấm. Sau đó dùng máy xay, xay nhuyễn hỗn hợp nước và tỏi. Dùng khăn hoặc lưới lọc, lọc bã tỏi.

Chế biến các món ăn

Bởi vì có vị ngọt ngọt nên khá dễ dàng để sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Không những không làm mất mùi vị của thức ăn mà còn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bữa ăn.

Thường thêm vào các món ăn như một gia vị thông thường như súp, thịt viên, pasta, salad, thịt kho tàu, … Tùy vào khẩu vị và số lượng người ăn mà thêm lượng tỏi thích hợp.

Ai không nên sử tỏi đen

Tỏi đen mang lại những lợi ích tuyệt vời như vậy nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Với những đối tượng này cần phải lưu ý khi sử dụng

Phụ nữ mang thai

Trong thời kì mang thai, bà bầu có thể ăn tỏi đen nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi vì nếu ăn nhiều, lượng đường quá cao sẽ dẫn đến đường huyết tăng cao. Do đó, cần giảm lượng tỏi ăn hàng ngày, thậm chí ăn cách ngày.

Người bị bệnh về mắt

Mặc dù tỏi là một thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng với những người có bệnh về mắt cần cẩn thận. Ăn lâu dần sẽ gây nhức mỏi mắt, giảm thị lực, ù tai, khô miệng, nặng đầu, suy giảm trí nhớ, …

Người dị ứng với tỏi

Đương nhiên, những người bị dị ứng với tỏi thì không nên sử dụng. Nếu dùng có thể gây nổi mẩn, phát ban, ngứa, khó thở, sốc phản vệ, sưng tay chân, … Nếu có những triệu chứng này cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giải quyết.

Người bị tiêu chảy

Khi đang bị tiêu chảy mà ăn tỏi đen sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Nguyên nhân là do tỏi làm tổn thương lớp niêm mạc ruột. Thậm chí có thể gây chảy máu trong thành ruột.

Đọc thêm: nấm linh chi, cách trồng nấm rơm, …

Theo: Marry Tran

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận