Cách trồng hoa hồng tú cầu siêu đơn giản

Hồng tú cầu giống như tên gọi của nó, hoa nở như một cầu quả nhỏ rất đặc biệt. Nó mang vẻ đẹp ấn tượng sâu sắc không thể nhầm lẫn với bất kì loài nào khác. Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu kĩ hơn về loài hoa này cũng như cách trồng hoa hồng tú cầu nhé!

Nội dung

Sơ lược về hoa hồng tú cầu

Nguồn gốc

Hoa hồng tú cầu còn có tên gọi khác là huyết hoa, huyết hoa, hoa quốc khánh,… Nó có danh pháp khoa học là Scadoxus multiflorus. Chúng gồm hai loại chính là loại cây xanh quanh năm và loại rụng lá. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến loại cây xanh quanh năm.

Chúng có nguồn gốc từ châu Phi, được mô tả lần đầu vào năm 1877 và phân bố chủ yếu ở châu lục này. Hiện nay, hồng tú cầu được trồng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là các khu vực có khí hậu nhiệt đới.

Thực vật

Giống như lan quân tử, hồng tú cầu có dạng thân củ sống lâu năm. Củ được hình gần gốc bởi các lá chồng khít lên nhau có đường kính lên tới 2,5 cm thường có màu từ tím đốm đến trắng.

Hồng tú cầu có từ 4 tới 7 lá lớn mang gân giữa rõ rệt và mép lá thường nhấp nhô. Lá của cây phát triển tốt có thể dài tới 70 cm.

Hoa hồng tú cầu là dạng hoa kép. Một bông hoa thực ra mang tới gần 200 bông hoa nhỏ, mọc từ cuống hoa tỏa ra các phía như mũi lao tạo thành hình cầu.

Mỗi cây sẽ chỉ ra một bông hoa lớn và ra hoa một lần trong năm. Một bông lớn có thể đạt đường kính 25 cm và cao tới 110 cm. Hồng tú cầu có màu hồng pha đỏ hoặc cam. Những bông hoa tiết ra mật hoa và có nhị hoa nổi bật, nhưng chỉ có mùi hương thoang thoảng.

Chúng thường ra hoa màu đầu xuân. Hạt phát triển ở đầu cuống hoa. Khi chín vào tầm mùa thu từ tháng 7 tới tháng 9 chuyển sang màu đỏ tươi khi chín. Những quả mọng này trông cũng rất đẹp và có thể để đến 2 tháng.

Quả khi chín

Cách trồng hoa hồng tú cầu

Điều kiện trồng hồng tú cầu

Giống như nhiều loài hoa khác như lan phi điệp, lan hài, hoa cúc Hồng tú cầu nên được trồng trồng vào cuối xuân đầu hè.

Khi này cây vừa kết thúc đợt hoa, sẽ tập trung cho cây phát triển tốt nhất. Mặc dù các thời điểm khác trong năm có thể trồng được nhưng cây sẽ kém phát triển hoặc bị trột.

Hồng tú cầu ưa bóng râm bán phần, thậm chí chúng cũng có thể phát triển trong bóng râm hoàn toàn. Do đó đây là một loài thích hợp để trồng trong nhà.

Vào mùa đông đặc biệt khu vực miền Bắc nước ta có khí hậu lạnh, chúng thường không phát triển. Các chuyên gia nông nghiệp gọi đây là giai đoạn ngủ đông.

Xem thêm  Cách chăm sóc Lan phi điệp có thực sự "khó"

Hồng tú cầu rất nhạy cảm với sương giá và không được khuyến khích trồng ngoài trời ở những khu vực có mùa đông lạnh.

Nhiệt độ dưới 10 oC có thể làm chết cây. Khi trồng cây ngoài trời bạn cần chú ý che chắn cho cây khi có sương giá. Bạn nên để cây vào nhà trong mùa đông.

Chuẩn bị đất và nơi trồng

Hồng tú cầu không có yêu cầu cao về đất trồng cây. Rất nhiều loại đất có thể trồng được nó chỉ cần thoát nước tốt. Bạn nên trộn đất với phân hữu cơ hoặc trùn quế và ủ vài ngày trước khi trồng. Điều này giúp tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Chúng có thể trồng tại khu vườn râm mát nhà bạn. Nhưng hồng tú cầu ưu thích trồng nhà hơn. Một chậu cây có đường kính khoảng 20 cm là có thể trồng hồng tú cầu.

Kích thước chậu có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước cây. Ví dụ như trồng 2 củ thì nên chọn chậu có kích thước từ 30 cm.

Chậu cây thì có thể là chậu nhựa hoặc đất nung có thoát nước tốt. Không giống như lan hồ điệp yêu cầu nên thay chậu hằng năm. Hồng tú cầu ưa thích sự ổn định, miễn là đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Nhân giống

Nhân giống từ hạt

Hạt giống

Hồng tú cầu có thể được trồng từ hạt. Hạt giống có thể được thu khi đã chín nhưng không cần phải lấy ra khỏi cây ngay. Tốt nhất bạn nên để cho đến khi lớp da đỏ xung quanh hạt bắt đầu nhăn lại, điều này cho thấy hạt đã chín hoàn toàn.

Làm sạch phần thịt quả, bạn cần chú ý vì hạt của chúng khá mềm. Tốt nhất là bạn nên chà xát hoặc bóc nó ra. Sau đó, dùng bầu đất nhẹ thoát nước tốt, ấn nhẹ hạt vào đất. Không vùi đất kín hạt mà để đầu hạt nhô lên hoặc ngang với mặt đất.

Luôn giữ ẩm nhưng tránh để úng hạt cây gieo trồng. Ánh sáng cũng cần được đảm bảo để hạt có thể thẻ nảy mầm. Không nên đặt bầu gieo hạt tại nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Gieo từ hạt, cây có thể cho hoa từ sau khoảng năm 3 chăm sóc.

Nhân giống từ củ

Củ hồng tú cầu

Tuy nhiên cách trồng từ hạt yêu cầu người trồng cần tỉ mỉ và có một số kĩ năng nhất định do đó người ta thường trồng hồng tú cầu từ củ. Cây mẹ trưởng thành thường sẽ sinh ra nhiều củ con.

Đợi hết mùa hoa, thì chọn những cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh để đem nhân giống. Các lá già nên được loại bỏ. Bạn có thể dùng tay để tách những củ con ra hoặc dùng một con dao sắt cắt dứt khoát. Loại bỏ các rễ gãy, sau đó bạn đem củ ra trồng.

Xem thêm  Cách ghép lan rừng vào thân cây & Mẹo giúp lan "nở rộ" hiệu quả

Bạn tạo một lỗ trên đất có đường kính khoảng gấp rưỡi củ sau đó đặt củ vào. Nên vùi đất khoảng khoảng hai phần ba của củ đem trồng.

Chú ý không nên vùi kín đầu củ ảnh hưởng tới sự nảy mầm của cây. Cách trồng từ củ này thường cho tỉ lệ mọc 100%. Thao tác cách này khá đơn giản nên được nhiều người lựa chọn.

Chăm sóc hồng tú cầu

Tưới nước

Tưới nước có lẽ là việc quan trọng nhất trong chăm sóc hồng tú cầu. Việc cung cấp nước cho cây có thể chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn cây phát triển, bạn nên tưới nước thường duy trì độ ẩm cho cây. Tuy nhiên cũng cần chú ý không để cây bị thừa nước. Việc úng nước có thể làm thối củ gây chết cây.

Trong giai đoạn ngủ đông chuẩn bị ra hoa của cây thì việc tưới nên được giảm xuống. Giai đoạn này cây không cần chăm sóc quá nhiều, cây sẽ lấy dinh dưỡng chủ yếu từ củ đã tích lũy trước đó. Tuần suất tưới hợp lý nhất là một tuần một lần.

Nếu bạn trồng ngoài vườn thì cần chú ý vào mùa mưa, tần suất tưới nên giảm xuống. Bạn cũng cần tạo các rãnh thoát nước để tránh cây bị úng. Khi nhiệt độ cao hoặc trời hanh khô thì bạn có thể tăng số lần tưới cho cây.

Cây ra hoa và giữ hoa trong khoảng từ 7 tới 10 ngày. Trong giai đoạn này bạn vẫn nên duy trì chế độ tưới nước như giai đoạn phát triển cây. Nước nên được cung cấp dưới dạng bình xịt vào gốc cây.

Hồng tú cầu trong chậu

Cắt tỉa cây

Nhìn chung, hồng tú cây phát triển khá chậm và không tốn nhiều diện tích. Nó cũng không yêu cầu phải cắt tỉa thường xuyên. Bạn chỉ cần chú ý cắt tỉa cuống sau khi thu hoạch quả để cây phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật bao hoa

Mặc dù hồng tú cầu có thể tự nở hoa rất đẹp nhưng các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn nên bao hoa. Vì nếu để tự nhiên hoa sẽ nở không đồng đều. Những người trồng hồng tú cầu chuyên nghiệp để bán sẽ dùng giấy để quấn tất cả các bông hoa.

Một số loại giấy chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất không thấm nước. Khi quấn cần quấn kín và chặt thành hình chóp nón khi hoa chuẩn bị nở. Khi tháo bao quấn hoa sẽ nở tung trong khoảng vài giây.

Bón phân

Hồng tú cầu ưa thích phân hữu cơ. Phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục nên được trộn vào đất trước khi trồng cây và bổ sung định kì để cây có đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra các loại phân tổng hợp NKP hoặc các loại bón qua lá cũng có thể được sử dụng để kích thích sự phát triển của cây.

Xem thêm  Trồng địa lan bằng gì? Bạn đã biết chưa?

Khi nhận thấy hồng tú cầu phát triển quá mạnh bạn có thể giảm lượng đạm và giảm tưới cây để cây phát triển hoa. Cây quá tốt có thể không phát triển hoa hoặc ra hoa không đúng thời điểm. Do đó bạn nên cắt tỉa bớt lá và bón một chút kali để kích thích sự phát triển hoa.

Các lưu ý về sâu bệnh khi trồng hoa hồng tú cầu

Mặc dù hồng tú cầu là một loại cây khỏe nhưng chúng vẫn có thể gặp một số bệnh như thối thân rễ, sâu đục thân, hoặc ốc sên.

Tối củ hay thân chủ yếu do nấm gây ra hoặc có thể đơn giản là do bị ứng nước. Khi cây thối củ thì lá sẽ vàng dần và chết.

Bạn cần loại bỏ những cây này để tránh lây bệnh sang cây lành khác. Để phòng tránh nó bạn cần đảm thoát nước tốt cho cây hoặc dùng một số thuốc diệt nấm.

Ngoài ra, hồng tú cầu có thể gặp các loại sâu ăn lá, ốc sên ăn lá, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Bạn rất dễ quan sát thấy các tổn thương do sâu hoặc ốc sên ăn trên lá. Để diệt các loài này chúng bạn chỉ cần quan sát chúng vào buổi tối là có thể dễ dàng loại bỏ nó.

Ý nghĩa hồng tú cầu

Không chỉ mang vẻ đẹp lạ bởi những bông hoa hình cầu mà hồng tú cầu còn mang lại nhiều ý nghĩa may mắn. Một chậu hồng tú cầu trên bàn, ngoài ban công được xem là mang lại may cho gia chủ.

Hơn nữa một chậu hồng tú cầu còn đem lại vẻ đẹp tươi sáng, tràn đầy sức sống cho căn nhà. Chúng chỉ nở một lần trong năm vào thời điểm mùa xuân – mùa đẹp nhất trong năm.

Nó tượng trưng hay chính là nhắc nhở con người ta nên cố gắng hết mình và biết nắm bắt thời cơ tốt đẹp nhất.

Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng hồng tú cầu là một loài nhập từ nước ngoài không nên trồng trong nhà. Họ cho rằng hồng tú cầu mang âm khí dễ làm trẻ con khuấy khóc.

Chậu hoa hồng tú cầu

Chú ý

Một số loài hồng tú cầu có độc tính khá mạnh. Chúng chứa chất độc alkaloid có thể gây chết động vật khi ăn phải nó. Ở một số khu vực châu Phi người ta còn sử dụng hồng tú cầu như một phần của chất độc trong mũi tên hoặc chất độc đánh cá.

Cách trồng hồng tú cầu vô cùng đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của nuoitrong.vn bạn sẽ có cho mình những chậu hồng tú cầu tuyệt đẹp. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận